Văn hóa và giúp đỡ

Một phần của tài liệu Thái độ bàng quan của người dân với các hiện tượng xã hội (Trang 46)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.3.2.10 Văn hóa và giúp đỡ

Sự khác biệt văn hóa trong việc đưa ra thái độ giúp đỡ

Whiting, & Longabaugh (1975) đã tiến hành một cuộc nghiên cứu để tìm hiểu ảnh hưởng của nền văn hóa đến sự phát triển của hành vi giúp đỡ. Nghiên cứu thực hiện ở trường học và gia đình của trẻ em sống ở 6 vùng nông thôn trong các nền văn hóa khác nhau như Nyansongo, Kenya; Juxtlahuaca, Mexico; Tkrong, Philippines; TMra, Japan; Khalapur, India; Orchard Tbwn; United States. Kết quả cho thấy trẻ em trong các nền văn hóa được xã hội hóa để chịu trách nhiệm cho cuộc sống gia đình đạt mức cao nhất về hành vi giúp đỡ. Ở Hoa Kỳ, nơi trẻ em có nhiều khả năng để cạnh tranh trong trường học và được giao rất ít những công việc gia đình, ghi điểm thấp nhất trong các hành vi giúp đỡ.

Joan Miller, David Bersoff, và Robin Harwood (1990) so sánh quan điểm

của trẻ em và người lớn sống tại Hoa Kỳ với những người sống ở Ấn Độ về trách nhiệm giúp đỡ người khác. Những người tham gia được hỏi “có cần một nghĩa vụ đạo đức để giúp mọi người trong các tình huống khác nhau hoặc giúp đỡ là sự lựa chọn duy nhất”. Ở cả hai nước Hoa Kỳ và Ấn Độ, mọi người người xem việc giúp đỡ con cái của họ như là một trách nhiệm đạo đức và thường giúp đỡ những người khác trong tình huống đe dọa tính mạng.Tuy nhiên, khi nói đến các tình huống ít nghiêm trọng, giúp đỡ bạn bè hay người lạ, người Mỹ coi việc giúp đỡ là vấn đề của sự lựa chọn cá nhân, không phải nghĩa vụ đạo đức. Người Ấn Độ với nền văn hóa Hindu nhấn mạnh nhiều hơn sự phụ thuộc lẫn nhau, trách nhiệm xã hội, họ cho rằng giúp đỡ như là một trách nhiệm đạo đức ngay cả trong trường hợp ít nghiêm trọng.

47

Văn hóa và sự chấp nhận thái độ giúp đỡ

Bạn đã bao giờ từ chối một lời đề nghị giúp đỡ? Bạn đang mang rất nhiều đồ nặng và một người lạ hỏi bạn có cần một sự giúp đỡ... Bạn trả lời “không cảm ơn, tôi có thể làm được”. Tại sao thỉnh thoảng chúng ta không tìm kiếm sự giúp đỡ, thậm chí từ chối lời đề nghị giúp đỡ? Đôi khi nhận được sự giúp đỡ làm chúng ta cảm thấy tồi tệ chứ không phải là tốt hơn? Theo nghiên cứu của Fisher, Nadler, S' Whitcher-Alagna, (1982); Nadler & Fisher, (1986) thì chấp nhận sự trợ giúp khiến bạn cảm thấy mang nợ người khác. Người ta thường không muốn mắc nợ xã hội, có thể phải miễn cưỡng yêu cầu hoặc chấp nhận sự giúp đỡ nếu họ không chắc về khả năng đền đáp lại của mình.

Martin Greenberg và Solomon Shapiro (1971) đã đưa ra một nghiên cứu với

sinh viên tại trường Đại học Pittsburgh. Kết quả khi các sinh viên nhận thức được sau này họ sẽ có một cơ hội để đền đáp lại sự giúp đỡ, có 71% yêu cầu trợ giúp để hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên. Nhưng khi học sinh nhận thức rằng không có cơ hội như vậy thì chỉ có 37% yêu cầu giúp đỡ. Con người lúc này hay lúc khác đều cần đến sự giúp đỡ. Nhu cầu được giúp đỡ không có nghĩa là bạn không thông minh hay kém cỏi hơn những người khác. Nhưng theo một chiều hướng khác, việc tìm kiếm sự giúp đỡ cũng cho thấy rằng bạn không phải là người giỏi giang, đặc biệt trong trường hợp bạn phát hiện ra có vẻ chẳng có ai cần đến sự giúp đỡ như bạn. Điều đó ảnh hưởng đến lòng tự trọng của bạn. Do đó cá nhân bỏ qua không đưa ra sự giúp đỡ để giảm cảm giác làm mất tự trọng ở cá nhân khác.

Sự khác biệt về thái độ bàng quan trong cộng đồng nông thôn và thành thị

Steblay (1987) nghiên cứu về hành vi giúp đỡ cho rằng trong các cộng đồng nhỏ và ở nông thôn người ta thường giúp đỡ người lạ nhiều hơn so với các cộng đồng khác [Dẫn theo Lê Văn Hảo, 2, tr.340]. Bởi cá nhân sống ở nông thôn luôn bị chi phối bởi dư luận xã hội.

Sự thiếu vắng các hành vi giúp đỡ người khác ở đô thị là do sự quá tải của các tác nhân gây kích thích Milgram (1970) [Dẫn theo Lê Văn Hảo, 2, tr.340]. Khi sống trong thành phố con người thu nhỏ sự tập trung của mình và chỉ chú ý đến các tình

48

huống liên quan nhất. Cuộc sống ở thành phố có thể khiến cá nhân cảm thấy căng thẳng bởi mật độ dân số cao, không gian riêng tư bị xâm phạm và khi cảm thấy khó chịu người ta sẽ ít giúp đỡ hơn. Một số người dân thành thị học cách kiểm soát sự băn khoăn ái ngại khi nhìn thấy ai đó trong hoàn cảnh bi đát bằng cách lờ đi, hướng sự chú ý đến những điều khác [4, tr.94].

Một phần của tài liệu Thái độ bàng quan của người dân với các hiện tượng xã hội (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)