7. Phương pháp nghiên cứu
1.4 Gợi ý giảm thái độ bàng quan xã hội
Để tiêu diệt tận gốc “căn bệnh vô cảm” thì có lẽ trước tiên từng cá nhân, cộng đồng đều phải nhận thức rõ đó là "việc không chỉ của riêng ai” và cùng chung tay hành động. Sự thức tỉnh phải diễn ra trong tất cả chúng ta. Cũng có ý kiến lại cho rằng “vô cảm” là một “căn bệnh tâm lý”. Do đó, để chữa trị căn bệnh này thì cách tốt nhất là cách “đánh vào lòng người”. Toàn Nguyễn (2011)“Chúng ta phải làm sao để mọi người đều biết và phải hiểu rõ… nếu họ làm điều xấu, họ sẽ bị cô lập, bị lên án thì họ sẽ không dám làm nữa.
Theo chúng tôi khi tìm hiểu đề tài này chúng tôi thấy rằng muốn giảm thái độ bàng quan của cá nhân chúng ta cần có những hướng dẫn cụ thể.
1. Nếu còn đủ tỉnh táo bạn hãy tạo ra âm thanh và tiếng ồn gây sự chú ý tới người khác.
2. Hãy làm cho những người ngoài cuộc biết những gì họ nhìn thấy là một trường hợp khẩn cấp thực sự? Nói cho họ biết rằng đang khó khăn và cần sự giúp
49
đỡ của họ. Bởi nếu người ngoài cuộc không chắc chắn những gì đang xảy ra là một trường hợp khẩn cấp cần sự can thiệp của mình, họ sẽ không giúp đỡ.
3. Nói cho anh ta/cô ta rằng họ là người duy nhất giúp bạn. Chỉ đích danh người nào đó, hãy gọi họ bằng màu áo họ mặc, nó là một phương pháp tốt để loại bỏ người bàng quan. Trách nhiệm đặt lên vai cá nhân được chỉ định, nó phá vỡ sự khuếch tán, người ngoài cuộc này sẽ kêu gọi những cá nhân khác hành động. Việc chỉ đích danh người nào đó sẽ làm cho người không sẵn sàng giúp đỡ cũng khó bước đi, hoặc khi bước đi họ phải đưa ra một loạt lý do cho hành động của mình.
4. Một số người không giúp vì họ không biết làm thế nào để giúp “tôi có thể làm gì?”. Họ lo ngại mình có thể làm cho tình hình tồi tệ hơn. “Tôi nên can thiệp không?” Trong xã hội hiện nay, mọi người chưa được dạy cách để tham gia hợp tác trong một sự cố, vì vậy phần lớn nhiều người còn lúng túng, hoặc chờ đợi sự can thiệp của cơ quan chức năng. Do đó cá nhân cần đưa ra yêu cầu rõ ràng. Ví dụ: Gọi giúp tôi xe cấp cứu, nhặt hộ tôi cái áo… Xét về lâu dài chúng ta rất cần các khóa đào tạo cho cá nhân những kỹ năng cơ bản khi ứng phó với sự cố.
5. Người chứng kiến phải cân nhắc chi phí hoặc nguy hiểm sẽ xảy ra khi can thiệp. Tôi sẽ bị tổn hại? Tôi sẽ bị kiện? họ thường quan tâm về việc gặp rắc rối nếu có điều gì sai trong quá trình giúp đỡ do đó hãy nói để họ cảm thấy an tâm. Đồng thời có thể nói cho họ biết nếu không giúp bạn họ có thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
6. Lâu dài, giáo dục hiện tượng người ngoài cuộc là biện pháp mang tính bền vững và chiến lược có thể làm giảm thái độ bàng quan xã hội.
1.5. Tiểu kết chƣơng 1.
Những phân tích dưới góc độ tâm lý trên đây cho chúng ta nhìn nhận khách quan về thái độ bàng quan của người dân đối với tình huống cần trợ giúp. Một số yếu tố liên quan ảnh hưởng đến quyết định giúp đỡ của cá nhân như: áp lực thời gian, số lượng người chứng kiến, tâm trạng người chứng kiến, giới tính của nạn nhân và giới tính của người giúp, ngoại hình người bị nạn, mối quan hệ với người bị nạn, sự thấu cảm, trách nhiệm xã hội....
50
Nếu như giúp đỡ là một chuỗi các quyết định dựa trên các yếu tố nhận thức, cảm xúc, hành vi thì bàng quan lại là một sự lưỡng lự ở bất kỳ một giai đoạn nào trong quá trình ra quyết định giúp đỡ. Thậm chí bàng quan còn bị ảnh hưởng bởi sự lớn mạnh của bất kỳ nhân tố mang tính chủ quan và khách quan khác.
Trong nghiên cứu chúng tôi không thể phân tích được toàn bộ các yếu tố được coi là căn nguyên của thái độ bàng quan của người dân. Một vài yếu tố trong khuôn khổ luận văn về thời gian và khả năng chúng tôi chưa thể đo đếm được như: các ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, xã hội hóa, yếu tố tôn giáo, văn hóa và sự chấp nhận giúp đỡ. Nghiên cứu tập trung chỉ ra thực trạng thái độ bàng quan xã hội, các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ bàng quan xã hội mang tính chất gợi mở vấn đề.
51
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nghiên cứu lý luận
2.1.1. Mục đích nghiên cứu lý luận:
Hệ thống hóa các nghiên cứu về hiện tượng một người không nhận được sự trợ giúp của những người xung quanh ở trên thế giới.
Xây dựng cơ sở lý luận thái độ bàng quan của người xung quanh với người cần trợ giúp. Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ bàng quan của người dân trong các tình huống khác nhau.
2.1.2 Nội dung nghiên cứu lý luận:
Phân tích, tổng hợp và đánh giá các nghiên cứu trong và ngoài nước về hiện tượng một người không nhận được sự trợ giúp của người xung quanh trong tình huống cần sự hợp tác, tìm ra khoảng trống để tiến hành nghiên cứu.
Nghiên cứu chỉ ra được các khái niệm công cụ như: Bàng quan, thái độ bàng quan của người dân.
Xác định các vấn đề cốt lõi của nghiên cứu như các yếu tố ảnh hưởng, các mặt biểu hiện, cơ chế hình thành, cách tiếp cận, các yếu tố ảnh hưởng đến việc cá nhân bàng quan, biện pháp tăng cường hành vi giúp đỡ trong xã hội.
2.1.3. Phƣơng pháp của nghiên cứu lý luận:
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp nghiên cứu tài liệu thông qua các hoạt động phân tích tổng hợp, khái quát hoát và suy luận để hình thành một hệ thống khái niệm phù hợp theo quan điểm của người nghiên cứu.
2.2. Nghiên cứu thực tiễn
2.2.1. Mục đích của nghiên cứu thực tiễn
Chỉ ra thực trạng thái độ của mọi người với người cần trợ giúp. Đánh giá vai trò của từng yếu tố ảnh hưởng đến thái độ bàng quan của cá nhân.
52
2.2.2. Nội dung của nghiên cứu thực tiễn:
Điều tra thực trạng hiện tượng bàng quan xã hội tại Hà Nội
Tổ chức thực nghiệm kiểm tra thực trạng thái độ bàng quan xã hội. Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ bàng quan xã hội của cá nhân.
2.2.3 Mẫu nghiên cứu
2.2.3.1 Vài nét về mẫu nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích chỉ ra các yếu tố có liên quan đến việc mọi người không làm gì khi chứng kiến cá nhân rơi vào tình huống khó khăn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên người dân có mặt ngẫu nhiên ở địa điểm nghiên cứu như bến xe khách Gia Lâm , Mỹ Đình, Bờ hồ Hoàn Kiếm, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân Văn, ký túc xá trường Đại học Nông Nghiệp, ký túc xá Mễ Trì- Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Nghiên cứu tiến hành tại các địa điểm khác nhau nhằm mục đích tìm kiếm sự khác biệt hành động của cá nhân trong việc giúp đỡ người khác khi ở trong các môi trường khác nhau.
Tại bến xe cá nhân sẽ có cảm giác mất mình nhiều hơn, họ vội vã vì những mục tiêu cá nhân. Hơn nữa, bến xe cũng là nơi mà có thể xảy ra nhiều điều bất chắc rủi ro vì sự xuất hiện của đa dạng tầng lớp người. Cảm giác của cá nhân thiếu an toàn hơn khi ở bến xe bởi những lừa bịp có thể xảy ra.
Bờ hồ Hoàn Kiếm, đây là một địa điểm vui chơi thanh lịch. Những cá nhân ra đây họ thường khá thảng thơi có nhiều thời gian, điều đó đồng nghĩa với việc cá nhân sẽ nghĩ tới những hành động vị tha cao thượng.
Khuôn viên trường Đại học, nơi đây cá nhân được dán mác là những người có học và tri thức, lúc này cá nhân không bị thúc ép về thời gian, không sợ lừa bịp gian dối.
53
2.2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn A. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi
Thiết kế câu hỏi, nội dung hỏi
Bảng hỏi được thiết kế với 4 loại câu hỏi.
Loại 1: Câu hỏi liên quan đến nhận thức, cảm xúc và hành vi của người xung quanh khi gặp một tình huống, sự cố cần sự trợ giúp. Đây là những câu hỏi chung chung và không đưa ra một tình huống cụ thể nhằm mục đích tìm hiểu hành động của cá nhân vô tư hay vị kỷ.
Loại 2: Các nhận định, người được hỏi sẽ chọn một trong 3 mức: đúng, đúng một phần, không đúng; hỏi các yếu tố ảnh hưởng có thể dẫn đến sự thúc đẩy hoặc làm suy giảm hành vi bàng quan trong xã hội.
Loạt câu hỏi này sẽ được tính điểm trung bình (để tìm ra ý hỏi nào được người trả lời cho rằng đúng nhất (đúng 3 điểm, đúng một phần 2 điểm, không đúng 1 điểm). Mức cao nhất có số điểm tối đa là 3 tối thiểu là 1 điểm.
Điểm trung bình (1 điểm ≤ X ≤ 3 điểm), sẽ được xếp vào từng khoảng. Khoảng 1: không đúng 1-1.67 điểm
Khoảng 2: đúng một phần 1.68- 2.34 điểm Khoảng 3: đúng 2.35-3 điểm
Loại 3: Ứng xử của cá nhân trong các tình huống giả định. Trong câu hỏi loạt 3, các cá nhân cần phải giải thích cho hành động của mình khi lựa chọn 1 phương án cho trước trong các tình huống từ đơn giản đến phức tạp.
Loại 4. Câu hỏi mở, cá nhân tự do đưa ra các quan điểm nguyên nhân thái độ bàng quan của người dân với người cần trợ giúp.
Chọn mẫu điều tra:
Vì đối tượng nghiên cứu là người dân và tiến hành thực nghiệm tự nhiên nên khách thể điều tra được lựa chọn là người dân có mặt ở khu vực điều tra tại Hà Nội, không giới hạn về giới tính, lứa tuổi và trình độ.
54
Số lượng: Điều tra bảng hỏi 500 người, phỏng vấn sâu 2 chân dung nhân vật giúp đỡ thường xuyên.
Các giai đoạn tổ chức điều tra Giai đoạn điều tra thử
Thời gian: 8/2012- 9/2012 Số lượng khách thể: 50 người
Địa điểm: Bến xe, văn phòng, bờ hồ Hoàn Kiếm, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn.
Để có cái nhìn cơ bản về hiện tượng nghiên cứu chúng tôi có điều tra thử người dân xuất hiện tai những địa điểm dự định tiến hành nhằm mục đích đo lường số lượng câu hỏi cho phù hợp với khoảng thời gian khách thể nghiên cứu có thể trả lời. Hơn nữa, để cho các ý hỏi được hiểu đúng theo mục đích của nghiên cứu chúng tôi đã phải chỉnh sửa ngôn ngữ của các item một cách dễ hiểu cho phần đông người trả lời.
Giai đoạn điều tra chính thức Thời gian: 10/2012- 12/2012
Số lượng: 500 người tham gia trưng cầu ý kiến.
Địa điểm nghiên cứu: Bến xe buýt, bến xe khách Gia Lâm, Giáp Bát, Mỹ Đình. Người làm việc có nối mạng internet, trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Để tiến hành nghiên cứu 500 khách thể chúng tôi khá vất vả khi tìm đến các địa điểm diễn ra thực nghiệm và xin phép được nhờ họ làm giúp bảng hỏi. Đồng thời với quá trình đó chúng tôi có tiến hành nghiên cứu đối với những khách thể làm việc kết nối internet. Chúng tôi có cân đối tỷ lệ 250 người trả lời bảng hỏi và 250 người điều tra mạng thông qua công cụ googledoc.
55
B. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Nội dung phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu cá nhân giúp đỡ nhằm tìm hiểu động cơ, hoàn cảnh giúp đỡ, các phẩm chất cá nhân, cách lý giải của cá nhân giúp đỡ về những người không giúp đỡ.
Khách thể phỏng vấn sâu: 2 nhân vật (1 nam, 1 nữ) được nêu gương trên báo chí về hành vi giúp đỡ người gặp tai nạn giao thông. Đây là hai nhân vật không phải giúp đỡ tình cờ, mà họ làm công việc giúp đỡ mang tính chất tự nguyện và thường xuyên trong khoảng thời gian dài.
C. Phƣơng pháp thực nghiệm
Mục đích của phương pháp
Kiểm tra thực tế những cá nhân hành động như thế nào trong các tình huống được thiết kế. Các tình huống thiết kế được chia theo mức độ, từ những tình huống trợ giúp không mang tính khẩn cấp đến tình huống mang tính khẩn cấp, từ ý thức cá nhân đến nhận trách nhiệm giúp đỡ, từ mức độ phân vân suy nghĩ đến phải quyết định nhanh chóng giúp đỡ.
Giả thuyết thực nghiệm:
Cá nhân chứng kiến sẽ tham gia vào việc giúp đỡ người gặp khó khăn trong sự cố bất thường mà không bị ảnh hưởng bởi yếu tố giới tính (nam, nữ), môi trường (bến xe, trường đại học, bờ hồ), tình huống mang tính khẩn cấp hay không (nhặt áo hay giúp đỡ một người bị tấn công).
Tổ chức thực nghiệm
Thực nghiệm chia ra thành các loại
Loạt 1: Thực nghiệm về thái độ bàng quan của người dân trong tình huống khẩn cấp.
Mục tiêu thực nghiệm: Ghi lại cách ứng xử của người xung quanh khi gặp người có tình trạng xấu về sức khỏe.
56
Cách tiến hành:
Thực nghiệm được tiến hành như sau: Một nghiệm viên đột nhiên đau bụng dữ dội trước mặt nhiều người, cô ấy ôm bụng, khụy chân xuống khi đang đi, biểu hiện rõ rệt dần dần. Cô ấy bắt đầu ho và khóc, tiếng khóc to dần. Cô ta/ anh ta khụy xuống ôm bụng.
Thực nghiệm được tiến hành tại 3 nơi: Bến xe Mỹ Đình- Gia Lâm, trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn và Bờ Hồ Hoàn Kiếm. Người thực nghiệm là một cô gái hoặc một nam thanh niên.
Loạt 1. Bờ hồ Hoàn Kiếm: Trong các ngày 15, 25 tháng 4 năm 2012, chúng tôi có tiến hành thực nghiệm tại bờ hồ Hoàn Kiếm trong hai trường hợp. Trường hợp 1 nghiệm viên là nữ, trường hợp 2 nghiệm viên là nam.
Hai nhân vật này đều có biểu hiện đau đớn giữa nơi đông người.
Trường hợp nghiện viên là nam chúng tôi quan sát thấy 17 giây sau khi anh ta có biểu hiện trầm trọng về sức khỏe thì người giúp đỡ đầu tiên mới xuất hiện. Tuy nhiên trước đó có một cô gái đã phát hiện ra tình huống, nhưng cô ấy đã đẩy một nhân vật nam ra trước để xem xem nghiệm viên của chúng tôi như thế nào. Sau khi phỏng vấn, chúng tôi thu được rằng, cô gái này cho rằng nghiệm viên là nam còn mình là nữ vì thế cô cảm giác không tiện khi giúp đỡ anh ấy (mặc dù được đào tạo nghề y). Có tổng số 15 người chứng kiến tình huống chỉ có 5 người tham gia giúp đỡ anh ấy chiếm 33%.
Trường hợp 2 diễn ra vào ngày 15 tháng 4 tại bờ hồ Hoàn Kiếm. Khác với trường hợp nam giới, cô gái này đau đớn nhưng không khụy xuống trên đường đi, mà từ từ ngả xuống ghế đá, khuôn mặt mệt mỏi uể oải. Sau đó cô ấy bắt đầu ôm bụng, tiếng kêu khóc bắt đầu xuất hiện. Lúc này những người chứng kiến đã xúm lại và tìm cách giúp đỡ cô gái. Một bạn nam ngồi ở ghế đá bên cạnh đã xung phong cõng cô gái đi bệnh viện dù chưa biết bệnh viện ở đâu. Những người xung quanh đã đưa ra những cách thức khác nhau để giúp đỡ cô.
Kết quả cho thấy, khi cô ấy có biểu hiện không rõ ràng thì những người chứng kiến đang suy đoán xem điều gì đang diễn ra, mọi người dường như chờ đợi nhau
57
hoặc không quan tâm đến biểu hiện của cô gái. Chỉ đến khi cô ấy phát ra những âm thanh thể hiện sự đau đớn mới nhận được sự hỗ trợ (27 giây). Có 40 người chứng kiến chỉ có 8 người giúp đỡ chiếm 20%.
Loạt 1. Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn ngày 20 tháng 4 năm 2012
Trường hợp nam thanh niên tỏ ra đau đớn trong khuôn viên trường Đại học, kết quả là biểu hiện bất thường của anh ta đã nhanh chóng nhận được sự chú ý của