Nhân vật Nguyễn Ngọc T

Một phần của tài liệu Thái độ bàng quan của người dân với các hiện tượng xã hội (Trang 96)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2.2 Nhân vật Nguyễn Ngọc T

Năm sinh: 1953

Quê Quán: Tuấn Hưng- Kim Thành- Hải Dương

Nơi sống: Ngã ba, ga Phạm Xá, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương Nghề nghiệp: Bán hàng tạp hóa tại nhà.

Giống với bà L, ông T cũng là một người dân sống ở mặt đường của quốc lộ 5. Lý do chứng kiến nhiều những tai nạn thương tâm mà không có sự cứu giúp khiến ông đến với việc hỗ trợ người bị tai nạn một cách thường xuyên. Nhưng ông T không có được nghề y như bà L vì thế phải mất 3 năm sau (1984-1987) khi chuyển ra sinh sống tại quốc lộ 5 ông mới đến với công việc thường xuyên hỗ trợ sơ cấp cứu. Những yếu kém về kiến thức và chuyên môn khiến ông do dự. Tuy nhiên lương tâm trách nhiệm đã buộc ông phải làm điều gì đó để giúp người khác, bởi ông cho rằng ai cũng có lúc hoạn nạn.

97

Ông đã phải tự học thêm kiến thức sơ cấp cứu thông qua một anh y tá cùng làng, đọc thêm trong sách báo để có thể giúp người khác một cách hữu ích nhất. Thời gian đầu ông luôn luôn cảm thấy lo lắng. Lo lắng về chuyên môn và những rủi ro bệnh tật có thể xảy ra. Năm 1989, ông được tham gia các khóa tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu do Hội chữ thập đỏ tổ chức. Điều này khiến ông tự tin hơn, biết cách làm gì, làm như thế nào với từng trường hợp khác nhau. Từ đây ông thường xuyên giúp đỡ người khác và còn giúp những người xung quanh ý thức được trách nhiệm xã hội. Ông đã vận động và tổ chức được một đội những người làm nghề xe ôm ở đó tham gia giúp đỡ người bị nạn.

Trong quá trình trò chuyện với hai nhân vật chúng tôi nhận thấy tấm lòng nhân ái, trách nhiệm xã hội của họ vẫn có lúc bị lung lay bởi dư luận xã hội. Ông T chia sẻ “trước đây dư luận bàn tán tai nạn nào cũng thấy mặt tôi. Chắc tôi làm việc này vì mục đích gì đó, họ nó tôi “thả con săn sắt, bắt con cá rô”. Tôi thấy buồn vì họ không hiểu mình. Nhưng rồi được sự động viên của vợ con tôi vững tâm hơn. Mình làm việc này theo lương tâm của mình là chính, tôi cũng không mong gì họ trả ơn tôi”.

Hiện tại ông T cũng là chủ một cơ sở dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật địa phương.

Trên đây là chân dung hai cá nhân tham gia hỗ trợ người khác mang tính có kế hoạch. Thời gian làm việc giúp đỡ người bị tai nạn kéo dài 29 năm với ông T, hơn 30 năm với bà L. Họ không theo một tôn giáo nào. Động cơ giúp đỡ của hai nhân vật này là do chứng kiến nhiều cảnh tai nạn mà không nhận được sự trợ giúp. Do thấu cảm với nỗi đau, sự khó khăn của người bị nạn nên họ đã hỗ trợ người gặp khó khăn một cách vô tư, không ngại nắng mưa, không sợ vất vả, không sợ tốn kém thời gian tiền bạc, không sợ tiếng ác của dự luận.

Một số phẩm chất nổi bật khiến cá nhân tham gia giúp đỡ người khác: năng lực; kỹ năng xử lý tình huống (can đảm bình tĩnh đối mặt với khó khăn, rắc rối), cái nhìn bao dung và nhân ái. Bất kể người cần giúp là ai, kẻ say rượu hay người đi

98

đứng không cẩn thận trên đường đều được trợ giúp. Cái mà hai nhân vật hướng tới là niềm vui khi giúp đỡ được người khác.

Theo gợi ý của hai nhân vật này để có nhiều hơn sự tương trợ lẫn nhau chúng ta cần: giáo dục hiện tượng thờ ơ của người xung quanh, nêu những tấm gương người tốt việc tốt, làm cho giúp đỡ trở thành phong trào của toàn dân. Hơn nữa cần có nhiều hơn các lớp tập huấn trang bị các kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản cho người dân để họ có thể tự tin giúp đỡ.

Cảm ơn chia sẻ của hai cá nhân trong số rất nhiều cá nhân có lòng tốt hỗ trợ người khác. Chia sẻ này giúp chúng ta nhìn nhận hiện tượng bàng quan xã hội rõ ràng hơn. Chúng tôi hi vọng sẽ có nhiều hơn sự hợp tác của mọi người với người gặp khó khăn.

Quay trở lại giả thuyết nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng chính sự cân nhắc đắn đo của cá nhân là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc một người không tham gia giúp đỡ người gặp khó khăn. Sự cân nhắc của cá nhân còn che giấu đằng sau những lý do chính đáng và không chính đáng. Tuy nhiên các yếu tố như tâm trạng, thời gian, cảm giác thiếu an toàn, thiếu năng lực chỉ ảnh hưởng một phần đến việc cá nhân không tham gia hỗ trợ người gặp khó khăn.

Tự đánh giá của cá nhân về quá trình nghiên cứu

Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đã cố gắng để có cái nhìn chân thực nhất về thái độ bàng quan xã hội. Tuy nhiên chúng tôi cũng nhận thấy những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu như sau:

Vì chưa có kỹ năng và điều kiện nên chúng tôi không thể phỏng vấn được tất cả các cá nhân tham gia một cách ngẫu nhiên vào thực nghiệm. Mặt khác chúng tôi chưa thể ghi lại được diễn biến tâm lý của những người xung quanh (nét mặt, cử chỉ, lời nói), mà mới dừng ở việc phỏng vấn cá nhân những gì họ thừa nhận và hành vi nổi bật của họ mà chúng tôi quan sát được.

Một điểm yếu nữa của luận văn là những người tham gia trả lời trong bảng hỏi không hoàn toàn là những cá nhân tham gia thực nghiệm một cách ngẫu nhiên. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng hỏi những cá nhân tham gia thực nghiệm và chọn nơi diễn

99

ra thực nghiệm để làm bảng hỏi, do đó kết quả thu được có thể không hoàn toàn thuyết phục người đọc. Tuy nhiên với số lượng người tham gia trả lời bảng hỏi là 500 người, chúng tôi có thể đã đạt được một con số mang tính gợi mở cho vấn đề nghiên cứu.

Vì bảng hỏi được thiết kế cho những người ở nơi công cộng, do vậy chúng tôi cố gắng đưa ra bảng hỏi ngắn để có sự hợp tác của người xung quanh. Thế nên có nhược điểm là mỗi ý hỏi chỉ khai thác được một góc cạnh cho một vấn đề.

Thực nghiệm của chúng tôi mới chỉ ra được sự tồn tại của hiện tượng bàng quan xã hội chứ chưa tiến hành thực nghiệm để chỉ ra vai trò của các yếu tố ảnh hưởng thực sự như thế nào. Các yếu tố ảnh hưởng mà chúng tôi có được trong kết quả nghiên cứu mới dừng lại là ở việc khảo sát sự thừa nhận hay không thừa nhận của các cá nhân tham gia nghiên cứu, nên có thể chúng tôi chưa loại bỏ được các cơ chế phòng vệ hay yếu tố vô thức của người trả lời.

Nhận thấy những thiếu sót này, chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện trong các nghiên cứu tiếp theo.

100

KẾT LUẬN

Thái độ bàng quan xã hội là phản ứng đánh giá tiêu cực của cá nhân (không liên quan, không có trách nhiệm, không giúp đỡ) một người đang gặp khó khăn, được thể hiện qua nhận thức bàng quan, cảm xúc bàng quan và hành vi bàng quan. Thái độ bàng quan góp phần định hướng hành vi không giúp đỡ của cá nhân.

Nghiên cứu chỉ ra sự thay đổi của xã hội đã làm ảnh hưởng đến cách cá nhân cư xử với nhau. Tuy nhiên những nhận định con người ngày nay vô cảm dường như là những nhận định chủ quan. Chúng tôi sau khi nghiên cứu thấy rằng, không giúp đỡ không phải chúng ta vô cảm.

Lý do các cá nhân không tham gia trợ giúp người gặp khó khăn là do sự đắn đo cân nhắc, đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định cá nhân không can thiệp. Cân nhắc đắn đo là cách lựa chọn an toàn nhất cho mỗi cá nhân khi quyết định làm điều gì đó. Sự cân nhắc cũng là phản ứng tự vệ của mỗi cá nhân trong môi trường xã hội hiện nay. Đồng thời cân nhắc cũng bao hàm sự tính toán vị kỷ, thiếu hành động vi tha trong sáng, thiếu sự hi sinh vì những người xung quanh một cách vô tư.

Bên cạnh yếu tố cân nhắc thì các yếu tố mang tính chất tình huống: Số người chứng kiến, áp lực thời gian, tâm trạng người giúp, ngoại hình, giới tính, độ tuổi người gặp nạn... cũng ảnh hưởng đến việc các nhân có hợp tác trong tình huống cần giúp đỡ. Các yếu tố tình huống có thể cá nhân ý thức được hoặc không ý thức được sự tồn tại của nó trong các tình huống khác nhau. Chúng tôi cũng tìm thấy rằng những yếu tố được nghiên cứu ở nước ngoài như đám đông, tâm trạng, giới tính của người giúp đỡ ảnh hưởng quan trọng đến việc cá nhân có tham gia giúp đỡ người khác. Nhưng nghiên cứu của chúng tôi mới chỉ đo được mức độ nhận thức của cá nhân trong những tình huống khẩn cấp chứ chưa chỉ ra thực chất hành vi của cá nhân trong những tình huống liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng mà chúng tôi chỉ ra.

Có những yếu tố được cá nhân đánh giá là đúng một phần khiến cá nhân không giúp đỡ như áp lực thời gian, giới tính lứa tuổi, khả năng của người chứng kiến ảnh hưởng đến việc cá nhân không giúp đỡ. Chúng tôi đánh giá những yếu tố

101

tình huống chúng tôi đưa ra đều liên quan đến việc cá nhân không giúp đỡ, riêng những yếu tố được cá nhân thừa nhận có thể có tầm quan trọng lớn hơn thúc đẩy việc cá nhân bàng quan.

Nghiên cứu thực nghiệm và so sánh với tình huống giả định chúng tôi đi đến một kết luận: Về cơ bản chúng ta luôn luôn có xu hướng trở thành người tốt, làm việc tốt và mong muốn giúp đỡ mọi người. Tuy nhiên khi đặt vào tình huống thực tế phản ứng của chúng ta thường khác nhau và bi chi phối bởi một loạt các yếu tố mang tính chất tình huống, những động cơ cá nhân khác.

Chúng tôi nhận thấy rằng có sự khác biệt trong tình huống giúp đỡ hàng ngày và giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp. Những tình huống giúp đỡ hàng ngày thường ít nhận được sự hỗ trợ hơn. Mặc dù chi phí để giúp đỡ trong tình huống này không có giá trị với cá nhân, nhưng dường như ý thức về trách nhiệm xã hội của mỗi cá nhân chưa được cao, không được rèn luyện để giúp đỡ trở thành thói quen từ những việc đơn giản và nhỏ nhặt nhất.

Với những tình huống liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người mức độ đột ngột, nghiêm trọng của tình huống là yếu tố quan trọng để cá nhân tham gia giúp đỡ. Hơn thế nữa, trong đông khuếch tán trách nhiệm dễ xảy ra, vì thế người cần giúp nên đưa ra yêu cầu rõ ràng, cụ thể, và chỉ đích danh một người nào đó. Có như vậy cá nhân mới ý thức được trách nhiệm giúp đỡ người khác của bản thân.

Khuyến nghị

Thay đổi thái độ của người xung quanh với người cần hỗ trợ là một quá trình lâu dài và khó khăn, do đó cần có chiến lược kế hoạch cụ thể.

Biện pháp trƣớc mắt:

Cá nhân cần trợ giúp cần phải lên tiếng thể hiện nhu cầu của mình một cách rõ ràng, đó là cách thức để tăng tính trách nhiệm và giảm tính mơ hồ về tình huống cho người xung quanh.

Chúng ta không thể tồn tại nếu không có sự hỗ trợ của người khác ở lúc này hay lúc khác. Vì thế hãy “cho những gì bạn có” và “làm những gì bạn có thể”, hãy cư xử với người khác theo cách mình muốn người khác cư xử với mình.

102

Giáo dục hiện tượng người đứng nhìn là một vấn đề cần làm ngay trong gia đình và nhà trường. Trong gia đình cha mẹ nên giáo dục và là tấm gương cho con cái biết yêu thương nâng đỡ người khác. Trong trường học có thể dạy cho trẻ có khả năng đồng cảm với người gặp khó khăn và dạy trẻ kỹ năng xử lý các tình huống khó khăn trong các tiết học ngoại khóa hay xem vào chương trình giáo dục công dân.

Tấm gương người tốt việc tốt, tương thân tương ái giúp đỡ người khác cần được biểu dương khen thưởng, đồng thời cũng có bài học kinh nghiệm để mọi người rút ra từ hành động thiếu tương trợ người gặp khó khăn.

Biện pháp lâu dài:

Những quy định về trợ giúp đã có trong luật, tuy nhiên cần quy định rõ ràng, cần được truyền thông để nâng cao ý thức trách nhiệm của người xung quanh.

Giảm bớt thủ tục hành chính cho việc hỗ trợ người bị nạn, cần đơn giản không gây phiền phức cho người giúp.

Cần đưa vào trường học thành môn học bắt buộc về giáo dục hành vi giúp đỡ người xung quanh và kỹ năng hỗ trợ trong các tình huống khẩn cấp

103

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Trần Thị Minh Đức (2008), Các thực nghiệm trong tâm lý học xã hội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Knuds. Lasen & Lê Văn Hảo (2010), Tâm lý học xã hội, NXB Từ điển Bách Khoa

3. Daniel Goleman (2007), Trí tuệ xúc cảm, Nguyễn Kiên Giang dịch, Nhà xuất bản Lao động xã hội

4. Daniel Goleman (2008), Trí tuệ xã hội, Nguyễn Trang, Hồng Việt dịch, Nhà xuất bản Lao động xã hội

5. Vũ Dũng (2000), Tâm lý học xã hội, Nhà xuất bản khoa học xã hội

6. Fishcher, Những khái niệm cơ bản của tâm lý học xã hội. Huyền Giang dịch. Nhà xuất bản thế giới

7. Trần Hiệp (1996), Tâm lý học xã hội Những vấn đề lý luận, Nhà xuất bản khoa học xã hội

8. Ngô Công Hoàn (2009), Đề cương bài giảng Tâm lý học những khác biệt cá nhân,

9. Trương Phúc Hưng (2005), Các trường phái lý thuyết trong tâm lý học xã hội: Đề tài nghiên cứu khoa học CB.04.31, Trung tâm nghiên cứu phụ nữ 10. Lê Khanh (2007), Tập bài giảng tâm lý học nhân cách

11. Theo Malcolm Gladwell (2007), The tipping point - Điểm bùng phát, bản dịch tiếng Việt, NXB Lao Động

12. Phạm Thành Nghị (2006), Thái độ của người dân đối với toàn cầu hóa, viện nghiên cứu con người, Tạp chí tâm lý học số 7 (88) 7- 2006

13. Hoàng Phê, Từ điển tiếng việt, NXB Đà Nẵng

14. Robert S.Feldman, Những điều trọng yếu trong tâm lý học, NXB thống kê 15. Bùi Đức Trọng (2010), Thái độ tham gia giao thông của học sinh THPT trên

địa bàn thành phố Hà Nội- Luận văn thạc sỹ 2010

16. Phạm Hồng Tung (2007), Nghiên cứu về lối sống: Một số vấn đề về khái niệm và cách tiếp cận, Tạp chí khoa học, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Đại học khoa học xã hội và nhân văn 271-278, số 23

17. Trần Thị Tuyết (2009), Trách nhiệm xã hội của cá nhân và yêu cầu nâng cao trách nhiệm này trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam- Tạp chí triết học, số 4 (tr215)

18. Nguyễn Quang Uẩn- Tâm lý học đại cương- NXB Đại học quốc gia Hà Nội 19. Vương Hoàng Yến (2012), Vai trò của giáo dục gia đình và văn hóa ứng xử

cho trẻ em vị thành niên ở Hà Nội hiện nay, Luận văn thạc sỹ xã hội học 20. Sigmund Freud, Tâm lý học đám đông và phân tích cái tôi, Phạm Minh Ngọc

dịch

21. Nguyễn Văn Thương, Tạp chí TAND, số 5 (3-2004) Dấu hiệu thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng cấu thành tội phạm quy định tại điều 102 Bộ luật hình sự

104

SÁCH TIẾNG ANH

22. Michael A.Hogg, Graham M. Vaughan, Social Psycgology

23. Philip Banyard and Andrew Grayson, Introducing Psychology research. Second edition: Revised and expanded

24. Steven J.Breckler, James Olson, Elizabeth Wiqqins, Social psychology alive

25. Carolyn, An explanation of the bystander effect

www.familyhomesecurity.com/an-explanation-of-the-bystander-effect 26. John M. Darley and Bill Latane, When will people help in a crisis. Chapter

13. Social Psychology, Pg 1-5

27. Dennis T. Kahn, Bystander intervention and norm shifting: A social psychological research overview

28. Eilliot Aronson, Timothy D.Wilson, Robin M.Akert, Social Psycgology: 29. Garcia SM, Weaver K, Moskowitz GB, Darley JM. Crowded minds: The

Một phần của tài liệu Thái độ bàng quan của người dân với các hiện tượng xã hội (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)