Thiếu tự tin

Một phần của tài liệu Thái độ bàng quan của người dân với các hiện tượng xã hội (Trang 34)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.3.1.2. Thiếu tự tin

Nghiên cứu của Latane, B., & Darley (1969) chỉ ra rằng những người can thiệp trong các sự cố thường là người tự tin hoặc rất dũng cảm [61, pg.244-268]. Nghiên cứu của hai tác giả Philip Pearce và Paul Amato (1980) cho thấy một trong ba phạm vi cơ bản khiến cá nhân thường giúp đỡ là khi họ có thể “cho những gì mà họ ” và “làm những gì họ có thể”. Ủng hộ tiền cho các quỹ từ thiện hoặc chia sẻ thức ăn cho bạn bè, có nghĩa là đang đưa ra sự giúp đỡ “cho những gì mà bạn có”. Ngăn chặn một vụ đánh nhau, trả lại ví cho người bị mất là bạn đưa ra sự trợ giúp “làm những gì bạn có thể” [23, pg.481]. Một cá nhân bàng quan là cá nhân “không cho

35

những gì họ có” và “không làm những gì họ có thể”. Điều này có thể do bản tính ích kỷ của cá nhân hoặc là sự thiếu tự tin vào khả năng của bản thân mình.

Thiếu tự tin liên quan đến thiếu năng lực. Năng lực là khả năng một cá nhân có thể làm được gì. Một cá nhân bàng quan, thờ ơ trước khó khăn của người khác liên quan một phần đến năng lực trợ giúp của họ. Trong trường hợp khẩn cấp nhiều cá nhân không biết nên làm gì, bởi đó là tình huống hoàn toàn mới. Họ không được dạy để trợ giúp, hoặc cá nhân không thể giúp đỡ vì lý do kiến thức, sức khỏe, kỹ năng, kinh nghiệm. Nhiều người không chắc chắn sự giúp đỡ của mình là thực sự cần thiết bởi có thể vô tình dẫn đến nguy hiểm cho bản thân và người được giúp. Những cá nhân thành thạo (có hiểu biết rộng) ở một sự cố nào đó thường tham gia vào việc hợp tác trợ giúp người khác nhiều hơn. Bởi họ biết nên làm gì và sẽ làm được gì. Do đó năng lực là điều rất quan trọng cần được đào tạo và nâng cao.

Sự cố cần sự trợ giúp có lúc đòi hỏi cá nhân phải được đào tạo kỹ năng trong các trường hợp khẩn cấp như trong đám cháy, tai nạn trên đường, đau ốm… có khi chỉ cần một hành động có ý thức như nhặt chiếc phong bì rơi cạnh hòm thư, treo áo lên móc phơi hay nhường ghế cho người đau yếu… Năng lực một phần bị chi phối bởi tính cách. Người hướng nội thường rụt rè thiếu tự tin, quá hạ thấp mình. Họ luôn cho rằng mình không làm được việc, không tin vào khả năng của mình vì thế họ không bao giờ là người khởi xướng một hành động giúp đỡ. Họ bỏ qua hoặc chỉ bối rối đứng nhìn. Họ sẵn sàng giúp đỡ nếu có ai đó chỉ đích danh và có những hành động ám chỉ rằng họ làm được việc.

1.3.1.3.Tâm trạng của ngƣời giúp đỡ

Tâm trạng có vai trò đặc biệt trong thái độ hợp tác hay bất hợp tác của cá nhân. Những người hạnh phúc có xu hướng giúp đỡ người khác bất kể nguồn gốc suy nghĩ hạnh phúc bắt đầu từ đâu. Thậm chí nghiên cứu của Fried & Berkowitz (1979) hay nghiên cứu của Batson (1998) cho rằng âm nhạc êm dịu và mùi thơm dễ chịu của bánh nướng cũng làm tăng cảm giác tích cực của ta đối với người khác.

Con người luôn sống trong sự tương tác với những người xung quanh, lúc hạnh phúc hay đau khổ chúng ta dễ để tâm trạng này lây lan sang những người xung

36

quanh (Isen & Simmonds, 1987) [Dẫn theo Lê Văn Hảo, 2, tr.338]. Khi hạnh phúc, cá nhân thấy mình dồi dào năng lượng và có thể làm bất cứ điều gì để người khác hạnh phúc. Theo Salovey, Mayer & Rosenhan (1991) và Carlson, Charlin, & Miller (1998), giúp đỡ có hai mục đích là: mang lại niềm vui cho người khác và duy trì trạng thái cảm xúc tốt đang có của bản thân dù điều này chủ thể có ý thức được hay không [Dẫn theo Lê Văn Hảo, 2, tr.338]. Khi không vui, cá nhân nhìn thế giới xung quanh bằng màu sắc cảm xúc tiêu cực. Cảm xúc này làm giảm hiệu quả của hoạt động tâm trí. Cảm giác mất năng lượng, mệt mỏi khiến chúng ta từ chối hợp tác trong các tình huống cần giúp đỡ. Một nghiên cứu khác cho rằng giúp đỡ có thể cải thiện tâm trạng không tốt của con người và điều đó lại dẫn tới nhiều hành động giúp đỡ Berkowitz (1987) [Dẫn theo Lê Văn Hảo, 2, tr.338].

Những nghiên cứu ở trên chỉ ra rằng, tâm trạng có liên quan đến hành vi giúp đỡ. Nhưng tâm trạng thì không kéo dài, vì thế hành vi giúp đỡ hay bàng quan của chúng ta chỉ mang tính chất nhất thời (nghiên cứu của Isen, Clark, & Schwartz, 1976) [Dẫn theo Lê Văn Hảo 2, tr.338].

Một phần của tài liệu Thái độ bàng quan của người dân với các hiện tượng xã hội (Trang 34)