Mô tả chân dung nhân vật

Một phần của tài liệu Thái độ bàng quan của người dân với các hiện tượng xã hội (Trang 94)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2 Mô tả chân dung nhân vật

3.2.1 Nhân vật Đào Thị L.

Năm sinh: 1949

Quê quán: Xã Phúc Thành, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương Nghề nghiệp: Y tá nghỉ hưu

Địa điểm sống: Ngã tư Phúc Thành, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương trên quốc lộ 5, đây là nút giao thông thường xảy ra tai nạn.

Qua quá trình phỏng vấn bà L. chúng tôi thấy tồn tại những tố chất rõ ràng khiến bà thường xuyên tham gia vào các hoạt động cấp cứu tại khu vực mình sinh sống, thậm chí nhà bà L còn trở thành một chốt cấp cứu tai nạn trên quốc lộ 5. Bà là một người phụ nữ trung tuổi đã trải qua thời kỳ đất nước khó khăn bom đạn, khi mà

95

con người luôn dành cho nhau sự đùm bọc yêu thương. Hơn nữa với nghề nghiệp là y tá giúp bà tự tin khi giúp đỡ người nào đó.

Từ khi nghỉ hưu, bà thường xuyên chứng kiến cảnh người bị nạn ngay trước cửa nhà mà không ai giúp đỡ. Bà quyết định bớt lương hưu mua bông băng để sơ cấp cứu. Thời gian đầu, bà luôn nhận được những câu hỏi nghi ngờ, những lời bàn luận... khiến bà lung lay. Nhưng lương tâm, sự thấu cảm, lòng trắc ẩn đã giúp bà vượt qua những khó khăn và là vị thánh của bao người gặp nạn. Chính sự hi sinh âm thầm, tấm lòng nhân ái của bà dần dần được nhiều người hiểu, cảm phục và sẵn sàng giúp đỡ bà khi hỗ trợ người khó khăn.

Trao đổi với bà, lý do khiến những người xung quanh không giúp một người gặp nạn? Chúng tôi nhận được câu trả lời rằng: “Ngay tại nơi bà đang sinh sống, mọi người đã quen dần với việc sơ cấp cứu, sẵn sàng giúp đỡ bà cấp cứu nạn nhân, nhưng nếu như không có bà ở nhà thì họ cũng bỏ mặc. Lý do chính là họ sợ: sợ chứng kiến tai nạn; sợ bị nghi lấy đồ của người bị nạn; sợ không biết giúp gì mà còn khiến người ta chết oan”.

Trong câu chuyện với bà chúng tôi cảm thấy sự sẵn sàng và bao dung của bà, bất kể người gặp khó khăn là ai. Bà nói: “Nhiều chuyện cũng hài hước lắm, có những lúc mình còn bị nó chửi, nó đánh, nó nghĩ mình là người gây tai nạn cho nó… những điều này như là chuyện thường tình rồi. Hàng xóm còn bảo, cho chết đi, kệ nó đi… bà ấy đã giúp lại còn đánh bà ấy. Nhưng mà họ say họ có biết gì đâu, chẳng chấp làm gì”.

Tôi có kể cho bà nghe câu chuyện về em bé Duyệt Duyệt tại Trung Quốc. Khi nghe xong bà rớm nước mắt và nói: “Độc ác tàn nhẫn quá. Dù mình có vội gì đi chăng nữa, có bận thế nào thì cũng phải giúp người gặp hoạn nạn. Con người là vốn quý, sống với nhau phải có tình thương. Nhiều khi nghe đài những câu chuyện về người gặp nạn bị bỏ mặc trong thành phố Hồ Chí Minh tôi thấy xót xa cho họ”. Bà chia sẻ câu chuyện bà đã phải bỏ cuộc gặp mặt quan trọng ngay khi chuẩn bị đi để sơ cứu cho một người tai nạn. Mặc dù bà là người có thời gian (nghỉ hưu), tuy nhiên bà vẫn sẵn sàng giúp đỡ dù có lúc có việc gấp. Do đó, một lần nữa chúng tôi

96

khẳng định được rằng: sự giúp đỡ là động cơ nội tại, nó có thể vượt qua được các yếu tố hoàn cảnh nếu như cá nhân ấy thực sự có thấu cảm, trách nhiệm xã hội và sẵn sàng “cho những gì mình có”. Các yếu tố ngoại cảnh sẽ cản trở thậm chí làm dừng quá trình đi đến một hành vi giúp đỡ nếu cá nhân không có sẵn hành động giúp đỡ.

Ảnh 3.9 Bà Đào Thị L. (Bên trái). Ông Nguyễn Ngọc T. (Bên phải)

3.2.2 Nhân vật Nguyễn Ngọc T.

Năm sinh: 1953

Quê Quán: Tuấn Hưng- Kim Thành- Hải Dương

Nơi sống: Ngã ba, ga Phạm Xá, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương Nghề nghiệp: Bán hàng tạp hóa tại nhà.

Giống với bà L, ông T cũng là một người dân sống ở mặt đường của quốc lộ 5. Lý do chứng kiến nhiều những tai nạn thương tâm mà không có sự cứu giúp khiến ông đến với việc hỗ trợ người bị tai nạn một cách thường xuyên. Nhưng ông T không có được nghề y như bà L vì thế phải mất 3 năm sau (1984-1987) khi chuyển ra sinh sống tại quốc lộ 5 ông mới đến với công việc thường xuyên hỗ trợ sơ cấp cứu. Những yếu kém về kiến thức và chuyên môn khiến ông do dự. Tuy nhiên lương tâm trách nhiệm đã buộc ông phải làm điều gì đó để giúp người khác, bởi ông cho rằng ai cũng có lúc hoạn nạn.

97

Ông đã phải tự học thêm kiến thức sơ cấp cứu thông qua một anh y tá cùng làng, đọc thêm trong sách báo để có thể giúp người khác một cách hữu ích nhất. Thời gian đầu ông luôn luôn cảm thấy lo lắng. Lo lắng về chuyên môn và những rủi ro bệnh tật có thể xảy ra. Năm 1989, ông được tham gia các khóa tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu do Hội chữ thập đỏ tổ chức. Điều này khiến ông tự tin hơn, biết cách làm gì, làm như thế nào với từng trường hợp khác nhau. Từ đây ông thường xuyên giúp đỡ người khác và còn giúp những người xung quanh ý thức được trách nhiệm xã hội. Ông đã vận động và tổ chức được một đội những người làm nghề xe ôm ở đó tham gia giúp đỡ người bị nạn.

Trong quá trình trò chuyện với hai nhân vật chúng tôi nhận thấy tấm lòng nhân ái, trách nhiệm xã hội của họ vẫn có lúc bị lung lay bởi dư luận xã hội. Ông T chia sẻ “trước đây dư luận bàn tán tai nạn nào cũng thấy mặt tôi. Chắc tôi làm việc này vì mục đích gì đó, họ nó tôi “thả con săn sắt, bắt con cá rô”. Tôi thấy buồn vì họ không hiểu mình. Nhưng rồi được sự động viên của vợ con tôi vững tâm hơn. Mình làm việc này theo lương tâm của mình là chính, tôi cũng không mong gì họ trả ơn tôi”.

Hiện tại ông T cũng là chủ một cơ sở dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật địa phương.

Trên đây là chân dung hai cá nhân tham gia hỗ trợ người khác mang tính có kế hoạch. Thời gian làm việc giúp đỡ người bị tai nạn kéo dài 29 năm với ông T, hơn 30 năm với bà L. Họ không theo một tôn giáo nào. Động cơ giúp đỡ của hai nhân vật này là do chứng kiến nhiều cảnh tai nạn mà không nhận được sự trợ giúp. Do thấu cảm với nỗi đau, sự khó khăn của người bị nạn nên họ đã hỗ trợ người gặp khó khăn một cách vô tư, không ngại nắng mưa, không sợ vất vả, không sợ tốn kém thời gian tiền bạc, không sợ tiếng ác của dự luận.

Một số phẩm chất nổi bật khiến cá nhân tham gia giúp đỡ người khác: năng lực; kỹ năng xử lý tình huống (can đảm bình tĩnh đối mặt với khó khăn, rắc rối), cái nhìn bao dung và nhân ái. Bất kể người cần giúp là ai, kẻ say rượu hay người đi

98

đứng không cẩn thận trên đường đều được trợ giúp. Cái mà hai nhân vật hướng tới là niềm vui khi giúp đỡ được người khác.

Theo gợi ý của hai nhân vật này để có nhiều hơn sự tương trợ lẫn nhau chúng ta cần: giáo dục hiện tượng thờ ơ của người xung quanh, nêu những tấm gương người tốt việc tốt, làm cho giúp đỡ trở thành phong trào của toàn dân. Hơn nữa cần có nhiều hơn các lớp tập huấn trang bị các kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản cho người dân để họ có thể tự tin giúp đỡ.

Cảm ơn chia sẻ của hai cá nhân trong số rất nhiều cá nhân có lòng tốt hỗ trợ người khác. Chia sẻ này giúp chúng ta nhìn nhận hiện tượng bàng quan xã hội rõ ràng hơn. Chúng tôi hi vọng sẽ có nhiều hơn sự hợp tác của mọi người với người gặp khó khăn.

Quay trở lại giả thuyết nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng chính sự cân nhắc đắn đo của cá nhân là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc một người không tham gia giúp đỡ người gặp khó khăn. Sự cân nhắc của cá nhân còn che giấu đằng sau những lý do chính đáng và không chính đáng. Tuy nhiên các yếu tố như tâm trạng, thời gian, cảm giác thiếu an toàn, thiếu năng lực chỉ ảnh hưởng một phần đến việc cá nhân không tham gia hỗ trợ người gặp khó khăn.

Tự đánh giá của cá nhân về quá trình nghiên cứu

Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đã cố gắng để có cái nhìn chân thực nhất về thái độ bàng quan xã hội. Tuy nhiên chúng tôi cũng nhận thấy những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu như sau:

Vì chưa có kỹ năng và điều kiện nên chúng tôi không thể phỏng vấn được tất cả các cá nhân tham gia một cách ngẫu nhiên vào thực nghiệm. Mặt khác chúng tôi chưa thể ghi lại được diễn biến tâm lý của những người xung quanh (nét mặt, cử chỉ, lời nói), mà mới dừng ở việc phỏng vấn cá nhân những gì họ thừa nhận và hành vi nổi bật của họ mà chúng tôi quan sát được.

Một điểm yếu nữa của luận văn là những người tham gia trả lời trong bảng hỏi không hoàn toàn là những cá nhân tham gia thực nghiệm một cách ngẫu nhiên. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng hỏi những cá nhân tham gia thực nghiệm và chọn nơi diễn

99

ra thực nghiệm để làm bảng hỏi, do đó kết quả thu được có thể không hoàn toàn thuyết phục người đọc. Tuy nhiên với số lượng người tham gia trả lời bảng hỏi là 500 người, chúng tôi có thể đã đạt được một con số mang tính gợi mở cho vấn đề nghiên cứu.

Vì bảng hỏi được thiết kế cho những người ở nơi công cộng, do vậy chúng tôi cố gắng đưa ra bảng hỏi ngắn để có sự hợp tác của người xung quanh. Thế nên có nhược điểm là mỗi ý hỏi chỉ khai thác được một góc cạnh cho một vấn đề.

Thực nghiệm của chúng tôi mới chỉ ra được sự tồn tại của hiện tượng bàng quan xã hội chứ chưa tiến hành thực nghiệm để chỉ ra vai trò của các yếu tố ảnh hưởng thực sự như thế nào. Các yếu tố ảnh hưởng mà chúng tôi có được trong kết quả nghiên cứu mới dừng lại là ở việc khảo sát sự thừa nhận hay không thừa nhận của các cá nhân tham gia nghiên cứu, nên có thể chúng tôi chưa loại bỏ được các cơ chế phòng vệ hay yếu tố vô thức của người trả lời.

Nhận thấy những thiếu sót này, chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện trong các nghiên cứu tiếp theo.

100

KẾT LUẬN

Thái độ bàng quan xã hội là phản ứng đánh giá tiêu cực của cá nhân (không liên quan, không có trách nhiệm, không giúp đỡ) một người đang gặp khó khăn, được thể hiện qua nhận thức bàng quan, cảm xúc bàng quan và hành vi bàng quan. Thái độ bàng quan góp phần định hướng hành vi không giúp đỡ của cá nhân.

Nghiên cứu chỉ ra sự thay đổi của xã hội đã làm ảnh hưởng đến cách cá nhân cư xử với nhau. Tuy nhiên những nhận định con người ngày nay vô cảm dường như là những nhận định chủ quan. Chúng tôi sau khi nghiên cứu thấy rằng, không giúp đỡ không phải chúng ta vô cảm.

Lý do các cá nhân không tham gia trợ giúp người gặp khó khăn là do sự đắn đo cân nhắc, đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định cá nhân không can thiệp. Cân nhắc đắn đo là cách lựa chọn an toàn nhất cho mỗi cá nhân khi quyết định làm điều gì đó. Sự cân nhắc cũng là phản ứng tự vệ của mỗi cá nhân trong môi trường xã hội hiện nay. Đồng thời cân nhắc cũng bao hàm sự tính toán vị kỷ, thiếu hành động vi tha trong sáng, thiếu sự hi sinh vì những người xung quanh một cách vô tư.

Bên cạnh yếu tố cân nhắc thì các yếu tố mang tính chất tình huống: Số người chứng kiến, áp lực thời gian, tâm trạng người giúp, ngoại hình, giới tính, độ tuổi người gặp nạn... cũng ảnh hưởng đến việc các nhân có hợp tác trong tình huống cần giúp đỡ. Các yếu tố tình huống có thể cá nhân ý thức được hoặc không ý thức được sự tồn tại của nó trong các tình huống khác nhau. Chúng tôi cũng tìm thấy rằng những yếu tố được nghiên cứu ở nước ngoài như đám đông, tâm trạng, giới tính của người giúp đỡ ảnh hưởng quan trọng đến việc cá nhân có tham gia giúp đỡ người khác. Nhưng nghiên cứu của chúng tôi mới chỉ đo được mức độ nhận thức của cá nhân trong những tình huống khẩn cấp chứ chưa chỉ ra thực chất hành vi của cá nhân trong những tình huống liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng mà chúng tôi chỉ ra.

Có những yếu tố được cá nhân đánh giá là đúng một phần khiến cá nhân không giúp đỡ như áp lực thời gian, giới tính lứa tuổi, khả năng của người chứng kiến ảnh hưởng đến việc cá nhân không giúp đỡ. Chúng tôi đánh giá những yếu tố

101

tình huống chúng tôi đưa ra đều liên quan đến việc cá nhân không giúp đỡ, riêng những yếu tố được cá nhân thừa nhận có thể có tầm quan trọng lớn hơn thúc đẩy việc cá nhân bàng quan.

Nghiên cứu thực nghiệm và so sánh với tình huống giả định chúng tôi đi đến một kết luận: Về cơ bản chúng ta luôn luôn có xu hướng trở thành người tốt, làm việc tốt và mong muốn giúp đỡ mọi người. Tuy nhiên khi đặt vào tình huống thực tế phản ứng của chúng ta thường khác nhau và bi chi phối bởi một loạt các yếu tố mang tính chất tình huống, những động cơ cá nhân khác.

Chúng tôi nhận thấy rằng có sự khác biệt trong tình huống giúp đỡ hàng ngày và giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp. Những tình huống giúp đỡ hàng ngày thường ít nhận được sự hỗ trợ hơn. Mặc dù chi phí để giúp đỡ trong tình huống này không có giá trị với cá nhân, nhưng dường như ý thức về trách nhiệm xã hội của mỗi cá nhân chưa được cao, không được rèn luyện để giúp đỡ trở thành thói quen từ những việc đơn giản và nhỏ nhặt nhất.

Với những tình huống liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người mức độ đột ngột, nghiêm trọng của tình huống là yếu tố quan trọng để cá nhân tham gia giúp đỡ. Hơn thế nữa, trong đông khuếch tán trách nhiệm dễ xảy ra, vì thế người cần giúp nên đưa ra yêu cầu rõ ràng, cụ thể, và chỉ đích danh một người nào đó. Có như vậy cá nhân mới ý thức được trách nhiệm giúp đỡ người khác của bản thân.

Khuyến nghị

Thay đổi thái độ của người xung quanh với người cần hỗ trợ là một quá trình lâu dài và khó khăn, do đó cần có chiến lược kế hoạch cụ thể.

Biện pháp trƣớc mắt:

Cá nhân cần trợ giúp cần phải lên tiếng thể hiện nhu cầu của mình một cách rõ ràng, đó là cách thức để tăng tính trách nhiệm và giảm tính mơ hồ về tình huống cho người xung quanh.

Chúng ta không thể tồn tại nếu không có sự hỗ trợ của người khác ở lúc này hay lúc khác. Vì thế hãy “cho những gì bạn có” và “làm những gì bạn có thể”, hãy cư xử với người khác theo cách mình muốn người khác cư xử với mình.

102

Giáo dục hiện tượng người đứng nhìn là một vấn đề cần làm ngay trong gia đình và nhà trường. Trong gia đình cha mẹ nên giáo dục và là tấm gương cho con cái biết yêu thương nâng đỡ người khác. Trong trường học có thể dạy cho trẻ có khả năng đồng cảm với người gặp khó khăn và dạy trẻ kỹ năng xử lý các tình huống khó khăn trong các tiết học ngoại khóa hay xem vào chương trình giáo dục công dân.

Tấm gương người tốt việc tốt, tương thân tương ái giúp đỡ người khác cần được biểu dương khen thưởng, đồng thời cũng có bài học kinh nghiệm để mọi người rút ra từ hành động thiếu tương trợ người gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu Thái độ bàng quan của người dân với các hiện tượng xã hội (Trang 94)