7. Phương pháp nghiên cứu
1.2.7.3 Hành vi của cá nhân bàng quan
ơ của cá nhân với người cần trợ giúp. Hành vi bàng quan có hai dạng là: hành vi ngầm ẩn và hành vi công khai. Tuy nhiên trong nghiên cứu này chúng tôi không có tham vọng đo những hành vi ngầm ẩn mà tập trung vào những hành vi công khai, được bộc lộ ra bên ngoài và có thể quan sát. Hành vi đặc trưng chủ yếu là:
Hiếu kì quan sát nhưng không có hành động giúp đỡ.
Tránh xa sự kiện cần sự giúp đỡ và coi như nó không liên quan dính líu đến mình
Lợi dụng tình huống nhằm mang lại lợi ích cho cá nhân (lấy đồ, hôi của).
Đối tƣợng của thái độ bàng quan là những tình huống cần trợ giúp, hợp tác của người khác để giảm hậu quả của sự kiện.
Nhìn chung ba thành tố này thường nhất quán với nhau, khi có thái độ bàng quan thì cá nhân sẽ có những cảm xúc và nhận thức bàng quan để duy trì quan điểm và xu hướng ứng xử của mình. Tuy nhiên không có mối quan hệ trực tiếp một- một giữa các thành tố.
Chúng ta có thể có những niềm tin và nhận thức phức tạp về một đối tượng nào đó, nhưng đánh giá tổng quát về đối tượng thường khá đơn giản, thích hay không thích, đồng tình hay phản đối. Cá nhân có thể dễ dàng thay đổi về mặt nhận thức nhưng vẫn tiếp tục duy trì đánh giá chung của mình. Đánh giá chung lại khó thay đổi. Trong tâm lý con người thái độ đóng vai trò hàng đầu trong việc đưa ra
30
các quyết định một cách nhanh chóng thông qua các phản ứng tự động và máy móc [Dẫn theo Lê Văn Hảo, 3, tr.138].
Tuy nhiên trong đời sống tâm lý hàng ngày thường thấy hiện tượng thiếu nhất quán giữa lời nói, hành động và suy nghĩ trong thái độ của một người, thậm chí mâu thuẫn giữa thái độ và hành vi. Bởi vì hành vi là kết quả của rất nhiều yếu tố cạnh tranh, trong đó áp lực tình huống là một nhân tố không thể không nhắc tới. Mô hình tổng quan “cây quyết định” do Bibb Latane và John Darley (1970), nghiên cứu khả năng can thiệp vào các tình huống khẩn cấp của những người thờ ơ dưới đây cho chúng ta cái nhìn đầy đủ về mối quan hệ phức tạp trong các thành phần của thái độ, đồng thời những yếu tố có liên quan tới quyết định hành vi của một cá nhân.
Nghiên cứu chỉ rõ một loạt các quyết định phải được đưa ra trước khi một người can thiệp vào tình huống khẩn cấp. Nếu bất kỳ bước nào không xuất hiện thì người quan sát sẽ không giúp đỡ. Bất kỳ yếu tố ngoại cảnh nào có độ lớn vừa đủ cũng có thể dẫn đến việc không trợ giúp của cá nhân.
Nhận thấy một cái gì đó đang xảy ra Cho rằng đó là một sự cố cần giúp đỡ Xem việc giúp đỡ là trách nhiệm của mình Quyết định hình thức hỗ trợ phù hợp Thực hiện hành động giúp đỡ Có Không Không Không Không Có Có Có Không giúp đỡ Không giúp đỡ Không giúp đỡ Không giúp đỡ Cácyếu tố ảnh hưởng Thời gian Thời tiết Đám đông Giới tính Ngoại hình Mối quan hệ …..
31
Phân tích mô hình thái độ bàng quan xã hội Nhận thấy một cái gì đó đang xảy ra
Thái độ bàng quan hay giúp đỡ đầu tiên phải bắt đầu từ việc chú ý đến sự kiện. Do đó yếu tố nền tảng đầu tiên là đảm bảo chức năng hoạt động của các giác quan. Một trong cách thức cá nhân từ chối sự giúp đỡ là mô hình ba không: không nghe, không nhìn, không ngửi. Mặt khác bản thân sự cố phải gây ra sự chú ý cho cá nhân. Bởi thế giới đầy hấp dẫn và phức tạp có thể gây trở ngại đến sự chú ý trong các tình huống khẩn cấp. Cơ sở sinh lí của chú ý là phản xạ định hướng. Phản xạ định hướng xuất hiện khi có kích thích mới lạ, nếu kích thích lặp lại nhiều lần thì phản xạ sẽ bị mất. Do đó tiếp xúc với các phương tiện truyền thông đa dạng hoặc chứng kiến nhiều khó khăn của người khác, sự cố trở nên quen thuộc không đáng lưu tâm. Cảm xúc tiêu cực cũng dễ được xóa bỏ. Cá nhân dường như không có ý thức về thái độ tiêu cực của mình nữa, điềm nhiên như không có chuyện gì xảy ra [3, tr.141].
Hơn nữa con người có khả năng tập trung và phân phối chú ý. Tác giả John Darley và Daniel Batson (1968) cho rằng áp lực thời gian ảnh hưởng đến khả năng chú ý của cá nhân. Khi thảnh thơi, không bị thúc ép cá nhân có thể chú ý và nhạy cảm hơn đến sự vật hiện tượng xung quanh. Tuy nhiên khi phải thực hiện một mục đích gì đó, lợi ích của bản thân được đặt lên hàng đầu, cá nhân sẽ huy động toàn bộ hoạt động tâm trí nhằm đạt mục đích đề ra. Khả năng chú ý lúc này hướng vào một đối tượng hạn hẹp, các đối tượng xung quanh dường như không tồn tại, họ không còn năng lực để cảm nhận lời kêu gọi của người khác. Để ý thấy có chuyện gì đó đang xảy ra như là một chức năng đánh giá tình huống, là nền tảng cho các quá trình đằng sau diễn ra. Không có chú ý không thể có thấu cảm.
Giải thích các sự kiện, nhận ra đó là một sự cố cần giúp đỡ
Chúng ta thường trông chờ người khác diễn dịch xem chuyện gì đang xảy ra. Nhưng nếu ai cũng chờ đợi thì mọi người sẽ cho rằng chẳng có gì khẩn cấp cả. Hàng loạt câu hỏi diễn ra trong giai đoạn này. Sự cố đó là một trường hợp khẩn cấp? Có một người thực sự cần giúp đỡ? Hoặc những gì nhìn thấy là một cái gì đó vô hại? Hầu hết các tình huống có sự mơ hồ ở một mức độ cao. Người ta thường
32
không chắc chắn những gì họ đang nhìn thấy, cho dù đó là một trường hợp khẩn cấp cần sự giúp đỡ. Khi chắc chắn một tình huống cần cấp cứu thì mọi người sẽ có hành động cứu giúp. Nhưng nếu tình huống mơ hồ, không rõ ràng thì chỉ có 30% giúp đỡ (Clark & Wood, 1972) [Dẫn theo Lê Văn Hảo, 2, tr.343]. Thông tin rõ ràng sẽ giúp cá nhân đưa ra quyết định có giúp hay không như: tính bất ngờ của tình huống; sự đe dọa rõ ràng đối với nạn nhân; khả năng bị hại lớn hơn nếu như không có ai can thiệp; nạn nhân có thể tự bảo vệ?
Trường hợp cá nhân không phải là người chứng kiến diễn biến sự cố mà chỉ được nghe lý giải chắp ghép của người xung quanh rất dễ hành động theo đám đông. Tồn tại những trường hợp cá nhân không giúp do đánh giá tình huống chưa chính xác. Hơn nữa trong những tình huống khẩn cấp thực sự, thường rất nguy hiểm cho những người ngoài cuộc nếu can thiệp. Không hành động đôi khi là một việc làm lý trí trong ý thức rằng họ có thể bị thương.
Xem việc giúp đỡ là trách nhiệm của mình
Quá trình đi tìm cá nhân giúp đỡ loại bỏ dần những người vì lý do này hay lý do khác không đưa ra sự hỗ trợ trong sự cố. Giai đoạn 3 được nâng lên mức độ cao hơn, những cá nhân giúp đỡ phải ý thức được trách nhiệm xã hội của mình. Cá nhân giúp đỡ bước sang giai đoạn này là người ý thức được trách nhiệm của bản thân với người khác và xã hội. Thông thường đó là những cá nhân không ngần ngại với những rắc rối như thủ tục của cơ quan chức năng, những hiểu lầm… họ không có thời gian để suy nghĩ toan tính mà cảm thấy bản thân mình phải có trách nhiệm với sự cố.
Người ta dễ nhận trách nhiệm giúp đỡ hơn nếu thấy mình có năng lực, hoặc khi họ đóng vai là người nâng đỡ người khác trong xã hội.
Quyết định hình thức hỗ trợ phù hợp
Sự cố là những tình huống bất ngờ buộc phải đưa ra quyết định nhanh chóng. Khi cá nhân không có đủ phương tiện cần thiết để giúp đỡ, họ có thể do dự, họ suy nghĩ về những phương án khác nhau để lựa chọn ra hình thức phù hợp. Nếu giai đoạn trước cá nhân cần xác nhận các yếu tố về lương tâm và trách nhiệm với sự cố,
33
thì giai đoạn này đòi hỏi cá nhân phải suy nghĩ phương án hành động. Cá nhân không giúp đỡ có thể có một loạt giải pháp được đưa ra, họ tự đánh giá không có khả năng giúp đỡ. Điều này đẩy cá nhân đến việc không can thiệp trong sự cố, "tôi biết rằng tôi phải có trách nhiệm với tình huống nhưng tôi không thể làm gì giúp họ". Hoặc cá nhân đang phân vân giữa các phương án lựa chọn. Điều nên làm trong hầu như tất cả các tình huống là tìm kiếm sự giúp đỡ bằng cách gọi 113 hoặc tìm kiếm những người khác giúp đỡ. Những cá nhân giúp đỡ trong giai đoạn này càng chứng tỏ đó là một người có đủ sự tự tin vào bản thân, thông minh trong xử lý tình huống, có kinh nghiệm, vốn hiểu biết xã hội nhất định để đưa ra các phương án phù hợp với sự cố và họ quyết định hành động.
Thực hiện quyết định hành động
Dù đánh giá tình huống cần sự can thiệp, đưa ra phương án hỗ trợ hợp lý, trong giai đoạn này cá nhân phải trải qua một sự phân vân khác. Cá nhân không chắc chắn nếu thực hiện phương án đưa ra sẽ tốt hay làm tình huống trở nên trầm trọng hơn? Việc đó liệu có nguy hiểm đến sự an toàn của bản thân? Sự giúp đỡ thay đổi từ hình thức can thiệp gián tiếp như báo cảnh sát, đến hình thức trực tiếp như cấp cứu hay đưa nạn nhân đến bệnh viện. Sự thống nhất của quá trình nhận thức và hành động thực tiễn một cách có đạo đức của mỗi cá nhân là một quá trình rèn luyện phấn đấu để chủ thể vượt qua được những cám dỗ vật chất nhỏ nhen, ích kỷ. Điều này lý giải nhiều cá nhân bước đến giai đoạn này vẫn trở thành người không giúp đỡ. Họ ngập ngừng lo sợ, hay toan tính về cái được và cái mất cho hành động. Hình thức thực hiện sự giúp đỡ ít tốn kém sẽ có khả năng áp dụng nhiều nhất. Mặt khác các yếu tố ngoại cảnh cũng có tác động đến quyết định thực hiện của cá nhân.
Mô hình cây quyết định về thái độ của cá nhân với người gặp khó khăn cho chúng ta cái nhìn tổng quát về thái độ thờ ơ của con người. Mô hình vừa mang tính tổng quát, vừa mang tính thứ bậc quá trình một người không tham gia vào giúp đỡ. Trong mô hình chúng ta nhận thấy mối quan hệ đan xen giữa các yếu tố nhận thức, cảm xúc, hành vi trong từng bậc thang quyết định của cá nhân.
34
1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến thái độ bàng quan xã hội 1.3.1. Các yếu tố ảnh hƣởng mang tính chủ quan
1.3.1.1 Vai xã hội của cá nhân
Con người từ khi sinh ra đã có một vị trí nhất định trong xã hội. Vị trí này ứng với địa vị của người đó trong xã hội, ứng với một địa vị sẽ có một vai trò tương ứng. Theo I.Robersons: mỗi cá nhân đóng nhiều vai xã hội khác nhau, có bao nhiêu mối quan hệ thì có bấy nhiêu vai trò [19, tr.24]. Vai trò xã hội của cá nhân là mong đợi của xã hội đối với cá nhân chiếm giữ một vị thế xã hội. Vai trò được học tập thông qua kinh nghiệm, sự bắt chước, chuẩn mực xã hội. Tuỳ theo vai trò của mình mà cá nhân sẽ có cách ứng xử, hành vi, tác phong, hành động tương ứng. Khi cá nhân đóng vai trò là người trợ giúp như: bác sĩ, nhân viên công tác xã hội, công an… họ sẽ giúp đỡ nhiều hơn.
Đôi khi vì đảm nhiệm vai xã hội khiến chủ thể nảy sinh những trạng thái cảm xúc xung đột với vai. Ví dụ anh ta là một bác sĩ phải cấp cứu một kẻ giết người đang trong tình trạng xấu về sức khỏe. Trong thâm tâm anh ta cho rằng những kẻ này đáng chết, nhưng vai trò mà anh ta đang đóng không cho phép anh ta cư xử như vậy với kẻ giết người. Điều đó gây cho anh ta cảm giác khó chịu khi giúp đỡ. Do đó một số cá nhân giúp đỡ không hẳn là yêu quý người nhận sự giúp đỡ, thậm chí họ có thể cảm thấy mình đang “ban phát” lợi ích cho người nhận sự giúp đỡ.
1.3.1.2. Thiếu tự tin
Nghiên cứu của Latane, B., & Darley (1969) chỉ ra rằng những người can thiệp trong các sự cố thường là người tự tin hoặc rất dũng cảm [61, pg.244-268]. Nghiên cứu của hai tác giả Philip Pearce và Paul Amato (1980) cho thấy một trong ba phạm vi cơ bản khiến cá nhân thường giúp đỡ là khi họ có thể “cho những gì mà họ có” và “làm những gì họ có thể”. Ủng hộ tiền cho các quỹ từ thiện hoặc chia sẻ thức ăn cho bạn bè, có nghĩa là đang đưa ra sự giúp đỡ “cho những gì mà bạn có”. Ngăn chặn một vụ đánh nhau, trả lại ví cho người bị mất là bạn đưa ra sự trợ giúp “làm những gì bạn có thể” [23, pg.481]. Một cá nhân bàng quan là cá nhân “không cho
35
những gì họ có” và “không làm những gì họ có thể”. Điều này có thể do bản tính ích kỷ của cá nhân hoặc là sự thiếu tự tin vào khả năng của bản thân mình.
Thiếu tự tin liên quan đến thiếu năng lực. Năng lực là khả năng một cá nhân có thể làm được gì. Một cá nhân bàng quan, thờ ơ trước khó khăn của người khác liên quan một phần đến năng lực trợ giúp của họ. Trong trường hợp khẩn cấp nhiều cá nhân không biết nên làm gì, bởi đó là tình huống hoàn toàn mới. Họ không được dạy để trợ giúp, hoặc cá nhân không thể giúp đỡ vì lý do kiến thức, sức khỏe, kỹ năng, kinh nghiệm. Nhiều người không chắc chắn sự giúp đỡ của mình là thực sự cần thiết bởi có thể vô tình dẫn đến nguy hiểm cho bản thân và người được giúp. Những cá nhân thành thạo (có hiểu biết rộng) ở một sự cố nào đó thường tham gia vào việc hợp tác trợ giúp người khác nhiều hơn. Bởi họ biết nên làm gì và sẽ làm được gì. Do đó năng lực là điều rất quan trọng cần được đào tạo và nâng cao.
Sự cố cần sự trợ giúp có lúc đòi hỏi cá nhân phải được đào tạo kỹ năng trong các trường hợp khẩn cấp như trong đám cháy, tai nạn trên đường, đau ốm… có khi chỉ cần một hành động có ý thức như nhặt chiếc phong bì rơi cạnh hòm thư, treo áo lên móc phơi hay nhường ghế cho người đau yếu… Năng lực một phần bị chi phối bởi tính cách. Người hướng nội thường rụt rè thiếu tự tin, quá hạ thấp mình. Họ luôn cho rằng mình không làm được việc, không tin vào khả năng của mình vì thế họ không bao giờ là người khởi xướng một hành động giúp đỡ. Họ bỏ qua hoặc chỉ bối rối đứng nhìn. Họ sẵn sàng giúp đỡ nếu có ai đó chỉ đích danh và có những hành động ám chỉ rằng họ làm được việc.
1.3.1.3.Tâm trạng của ngƣời giúp đỡ
Tâm trạng có vai trò đặc biệt trong thái độ hợp tác hay bất hợp tác của cá nhân. Những người hạnh phúc có xu hướng giúp đỡ người khác bất kể nguồn gốc suy nghĩ hạnh phúc bắt đầu từ đâu. Thậm chí nghiên cứu của Fried & Berkowitz (1979) hay nghiên cứu của Batson (1998) cho rằng âm nhạc êm dịu và mùi thơm dễ chịu của bánh nướng cũng làm tăng cảm giác tích cực của ta đối với người khác.
Con người luôn sống trong sự tương tác với những người xung quanh, lúc hạnh phúc hay đau khổ chúng ta dễ để tâm trạng này lây lan sang những người xung
36
quanh (Isen & Simmonds, 1987) [Dẫn theo Lê Văn Hảo, 2, tr.338]. Khi hạnh phúc, cá nhân thấy mình dồi dào năng lượng và có thể làm bất cứ điều gì để người khác hạnh phúc. Theo Salovey, Mayer & Rosenhan (1991) và Carlson, Charlin, & Miller