Nội dung nghiên cứu lý luận:

Một phần của tài liệu Thái độ bàng quan của người dân với các hiện tượng xã hội (Trang 51)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.1.2 Nội dung nghiên cứu lý luận:

Phân tích, tổng hợp và đánh giá các nghiên cứu trong và ngoài nước về hiện tượng một người không nhận được sự trợ giúp của người xung quanh trong tình huống cần sự hợp tác, tìm ra khoảng trống để tiến hành nghiên cứu.

Nghiên cứu chỉ ra được các khái niệm công cụ như: Bàng quan, thái độ bàng quan của người dân.

Xác định các vấn đề cốt lõi của nghiên cứu như các yếu tố ảnh hưởng, các mặt biểu hiện, cơ chế hình thành, cách tiếp cận, các yếu tố ảnh hưởng đến việc cá nhân bàng quan, biện pháp tăng cường hành vi giúp đỡ trong xã hội.

2.1.3. Phƣơng pháp của nghiên cứu lý luận:

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp nghiên cứu tài liệu thông qua các hoạt động phân tích tổng hợp, khái quát hoát và suy luận để hình thành một hệ thống khái niệm phù hợp theo quan điểm của người nghiên cứu.

2.2. Nghiên cứu thực tiễn

2.2.1. Mục đích của nghiên cứu thực tiễn

Chỉ ra thực trạng thái độ của mọi người với người cần trợ giúp. Đánh giá vai trò của từng yếu tố ảnh hưởng đến thái độ bàng quan của cá nhân.

52

2.2.2. Nội dung của nghiên cứu thực tiễn:

Điều tra thực trạng hiện tượng bàng quan xã hội tại Hà Nội

Tổ chức thực nghiệm kiểm tra thực trạng thái độ bàng quan xã hội. Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ bàng quan xã hội của cá nhân.

2.2.3 Mẫu nghiên cứu

2.2.3.1 Vài nét về mẫu nghiên cứu

Xuất phát từ mục đích chỉ ra các yếu tố có liên quan đến việc mọi người không làm gì khi chứng kiến cá nhân rơi vào tình huống khó khăn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên người dân có mặt ngẫu nhiên ở địa điểm nghiên cứu như bến xe khách Gia Lâm , Mỹ Đình, Bờ hồ Hoàn Kiếm, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân Văn, ký túc xá trường Đại học Nông Nghiệp, ký túc xá Mễ Trì- Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Nghiên cứu tiến hành tại các địa điểm khác nhau nhằm mục đích tìm kiếm sự khác biệt hành động của cá nhân trong việc giúp đỡ người khác khi ở trong các môi trường khác nhau.

Tại bến xe cá nhân sẽ có cảm giác mất mình nhiều hơn, họ vội vã vì những mục tiêu cá nhân. Hơn nữa, bến xe cũng là nơi mà có thể xảy ra nhiều điều bất chắc rủi ro vì sự xuất hiện của đa dạng tầng lớp người. Cảm giác của cá nhân thiếu an toàn hơn khi ở bến xe bởi những lừa bịp có thể xảy ra.

Bờ hồ Hoàn Kiếm, đây là một địa điểm vui chơi thanh lịch. Những cá nhân ra đây họ thường khá thảng thơi có nhiều thời gian, điều đó đồng nghĩa với việc cá nhân sẽ nghĩ tới những hành động vị tha cao thượng.

Khuôn viên trường Đại học, nơi đây cá nhân được dán mác là những người có học và tri thức, lúc này cá nhân không bị thúc ép về thời gian, không sợ lừa bịp gian dối.

53

2.2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn A. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi

Thiết kế câu hỏi, nội dung hỏi

Bảng hỏi được thiết kế với 4 loại câu hỏi.

Loại 1: Câu hỏi liên quan đến nhận thức, cảm xúc và hành vi của người xung quanh khi gặp một tình huống, sự cố cần sự trợ giúp. Đây là những câu hỏi chung chung và không đưa ra một tình huống cụ thể nhằm mục đích tìm hiểu hành động của cá nhân vô tư hay vị kỷ.

Loại 2: Các nhận định, người được hỏi sẽ chọn một trong 3 mức: đúng, đúng một phần, không đúng; hỏi các yếu tố ảnh hưởng có thể dẫn đến sự thúc đẩy hoặc làm suy giảm hành vi bàng quan trong xã hội.

Loạt câu hỏi này sẽ được tính điểm trung bình (để tìm ra ý hỏi nào được người trả lời cho rằng đúng nhất (đúng 3 điểm, đúng một phần 2 điểm, không đúng 1 điểm). Mức cao nhất có số điểm tối đa là 3 tối thiểu là 1 điểm.

Điểm trung bình (1 điểm ≤ X ≤ 3 điểm), sẽ được xếp vào từng khoảng. Khoảng 1: không đúng 1-1.67 điểm

Khoảng 2: đúng một phần 1.68- 2.34 điểm Khoảng 3: đúng 2.35-3 điểm

Loại 3: Ứng xử của cá nhân trong các tình huống giả định. Trong câu hỏi loạt 3, các cá nhân cần phải giải thích cho hành động của mình khi lựa chọn 1 phương án cho trước trong các tình huống từ đơn giản đến phức tạp.

Loại 4. Câu hỏi mở, cá nhân tự do đưa ra các quan điểm nguyên nhân thái độ bàng quan của người dân với người cần trợ giúp.

Chọn mẫu điều tra:

Vì đối tượng nghiên cứu là người dân và tiến hành thực nghiệm tự nhiên nên khách thể điều tra được lựa chọn là người dân có mặt ở khu vực điều tra tại Hà Nội, không giới hạn về giới tính, lứa tuổi và trình độ.

54

Số lượng: Điều tra bảng hỏi 500 người, phỏng vấn sâu 2 chân dung nhân vật giúp đỡ thường xuyên.

Các giai đoạn tổ chức điều tra Giai đoạn điều tra thử

Thời gian: 8/2012- 9/2012 Số lượng khách thể: 50 người

Địa điểm: Bến xe, văn phòng, bờ hồ Hoàn Kiếm, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn.

Để có cái nhìn cơ bản về hiện tượng nghiên cứu chúng tôi có điều tra thử người dân xuất hiện tai những địa điểm dự định tiến hành nhằm mục đích đo lường số lượng câu hỏi cho phù hợp với khoảng thời gian khách thể nghiên cứu có thể trả lời. Hơn nữa, để cho các ý hỏi được hiểu đúng theo mục đích của nghiên cứu chúng tôi đã phải chỉnh sửa ngôn ngữ của các item một cách dễ hiểu cho phần đông người trả lời.

Giai đoạn điều tra chính thức Thời gian: 10/2012- 12/2012

Số lượng: 500 người tham gia trưng cầu ý kiến.

Địa điểm nghiên cứu: Bến xe buýt, bến xe khách Gia Lâm, Giáp Bát, Mỹ Đình. Người làm việc có nối mạng internet, trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Để tiến hành nghiên cứu 500 khách thể chúng tôi khá vất vả khi tìm đến các địa điểm diễn ra thực nghiệm và xin phép được nhờ họ làm giúp bảng hỏi. Đồng thời với quá trình đó chúng tôi có tiến hành nghiên cứu đối với những khách thể làm việc kết nối internet. Chúng tôi có cân đối tỷ lệ 250 người trả lời bảng hỏi và 250 người điều tra mạng thông qua công cụ googledoc.

55

B. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu

Nội dung phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu cá nhân giúp đỡ nhằm tìm hiểu động cơ, hoàn cảnh giúp đỡ, các phẩm chất cá nhân, cách lý giải của cá nhân giúp đỡ về những người không giúp đỡ.

Khách thể phỏng vấn sâu: 2 nhân vật (1 nam, 1 nữ) được nêu gương trên báo chí về hành vi giúp đỡ người gặp tai nạn giao thông. Đây là hai nhân vật không phải giúp đỡ tình cờ, mà họ làm công việc giúp đỡ mang tính chất tự nguyện và thường xuyên trong khoảng thời gian dài.

C. Phƣơng pháp thực nghiệm

Mục đích của phương pháp

Kiểm tra thực tế những cá nhân hành động như thế nào trong các tình huống được thiết kế. Các tình huống thiết kế được chia theo mức độ, từ những tình huống trợ giúp không mang tính khẩn cấp đến tình huống mang tính khẩn cấp, từ ý thức cá nhân đến nhận trách nhiệm giúp đỡ, từ mức độ phân vân suy nghĩ đến phải quyết định nhanh chóng giúp đỡ.

Giả thuyết thực nghiệm:

Cá nhân chứng kiến sẽ tham gia vào việc giúp đỡ người gặp khó khăn trong sự cố bất thường mà không bị ảnh hưởng bởi yếu tố giới tính (nam, nữ), môi trường (bến xe, trường đại học, bờ hồ), tình huống mang tính khẩn cấp hay không (nhặt áo hay giúp đỡ một người bị tấn công).

Tổ chức thực nghiệm

Thực nghiệm chia ra thành các loại

Loạt 1: Thực nghiệm về thái độ bàng quan của người dân trong tình huống khẩn cấp.

Mục tiêu thực nghiệm: Ghi lại cách ứng xử của người xung quanh khi gặp người có tình trạng xấu về sức khỏe.

56

Cách tiến hành:

Thực nghiệm được tiến hành như sau: Một nghiệm viên đột nhiên đau bụng dữ dội trước mặt nhiều người, cô ấy ôm bụng, khụy chân xuống khi đang đi, biểu hiện rõ rệt dần dần. Cô ấy bắt đầu ho và khóc, tiếng khóc to dần. Cô ta/ anh ta khụy xuống ôm bụng.

Thực nghiệm được tiến hành tại 3 nơi: Bến xe Mỹ Đình- Gia Lâm, trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn và Bờ Hồ Hoàn Kiếm. Người thực nghiệm là một cô gái hoặc một nam thanh niên.

Loạt 1. Bờ hồ Hoàn Kiếm: Trong các ngày 15, 25 tháng 4 năm 2012, chúng tôi có tiến hành thực nghiệm tại bờ hồ Hoàn Kiếm trong hai trường hợp. Trường hợp 1 nghiệm viên là nữ, trường hợp 2 nghiệm viên là nam.

Hai nhân vật này đều có biểu hiện đau đớn giữa nơi đông người.

Trường hợp nghiện viên là nam chúng tôi quan sát thấy 17 giây sau khi anh ta có biểu hiện trầm trọng về sức khỏe thì người giúp đỡ đầu tiên mới xuất hiện. Tuy nhiên trước đó có một cô gái đã phát hiện ra tình huống, nhưng cô ấy đã đẩy một nhân vật nam ra trước để xem xem nghiệm viên của chúng tôi như thế nào. Sau khi phỏng vấn, chúng tôi thu được rằng, cô gái này cho rằng nghiệm viên là nam còn mình là nữ vì thế cô cảm giác không tiện khi giúp đỡ anh ấy (mặc dù được đào tạo nghề y). Có tổng số 15 người chứng kiến tình huống chỉ có 5 người tham gia giúp đỡ anh ấy chiếm 33%.

Trường hợp 2 diễn ra vào ngày 15 tháng 4 tại bờ hồ Hoàn Kiếm. Khác với trường hợp nam giới, cô gái này đau đớn nhưng không khụy xuống trên đường đi, mà từ từ ngả xuống ghế đá, khuôn mặt mệt mỏi uể oải. Sau đó cô ấy bắt đầu ôm bụng, tiếng kêu khóc bắt đầu xuất hiện. Lúc này những người chứng kiến đã xúm lại và tìm cách giúp đỡ cô gái. Một bạn nam ngồi ở ghế đá bên cạnh đã xung phong cõng cô gái đi bệnh viện dù chưa biết bệnh viện ở đâu. Những người xung quanh đã đưa ra những cách thức khác nhau để giúp đỡ cô.

Kết quả cho thấy, khi cô ấy có biểu hiện không rõ ràng thì những người chứng kiến đang suy đoán xem điều gì đang diễn ra, mọi người dường như chờ đợi nhau

57

hoặc không quan tâm đến biểu hiện của cô gái. Chỉ đến khi cô ấy phát ra những âm thanh thể hiện sự đau đớn mới nhận được sự hỗ trợ (27 giây). Có 40 người chứng kiến chỉ có 8 người giúp đỡ chiếm 20%.

Loạt 1. Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn ngày 20 tháng 4 năm 2012

Trường hợp nam thanh niên tỏ ra đau đớn trong khuôn viên trường Đại học, kết quả là biểu hiện bất thường của anh ta đã nhanh chóng nhận được sự chú ý của những người xung quanh. Người giúp đỡ đầu tiên vẫn là một bạn gái. Sau đó những người chứng kiến đã đưa ra những phương pháp khác nhau để giúp đỡ anh ta trong tình huống đó.

Trường hợp nữ đau đớn, biểu hiện của cô ấy chậm và không mang tính đột ngột bất ngờ. Cô ấy uể oải bước đi và ngồi khụy xuống đường đi. Những người xung quanh không để tâm xem cô ấy làm sao mà tập trung vào việc của mình. Cô ấy ngồi xuống chờ đến giây thứ 23 thì một nam thanh niên trường ngoài đến hỏi thăm điều gì đang xảy ra với cô. Khi phỏng vấn những người chứng kiến không giúp đỡ cô gái, họ cho rằng, không biết cô ấy làm sao (trong khi cô gái ngồi xuống giữa đường nắng), hoặc cho rằng thấy anh kia giúp rồi nên không cần thiết mình phải giúp.

Loạt 1. Nam/ nữ đau đớn ở bến xe Mỹ Đình, Gia Lâm.

Trường hợp nam thanh niên đau đớn ở bến xe khách Gia Lâm ngày 15 tháng 4 năm 2013. Anh ta có biểu hiện từ từ, nhưng khá nghiêm trọng, kêu khóc, ho, mặt đỏ, nước mắt chảy. Với những biểu hiện đó nhanh chóng nhận được sự hỏi thăm của những người xung quanh. Tuy nhiên biểu hiện trầm trọng của anh ta lại khiến những người xung quanh bối rồi, họ tụ tập đám đông rất nhanh, mỗi người đưa ra một cách suy luận “chắc đau ruột thừa”, “chắc cảm”…và không ai có hành động hỗ trợ anh ta.

Trường hợp nữ đau đớn ở bến xe khách Mỹ Đình. Biểu hiện của cô ấy mệt mỏi, ngồi xuống đất, tay ôm mặt sau lưng khoác ba lô. Tuy nhiên biểu hiện của cô không trầm trọng khiến những người xung quanh thường bỏ qua, cho rằng cô ấy chỉ

58

hơi mệt, hoặc say xe. 4 phút sau khi nghiệm viên có biểu hiện cần giúp đỡ không nhận được sự hỏi thăm của người đi qua. Chúng tôi quyết định dừng thực nghiệm. Chúng tôi cho rằng, với biểu hiện không trầm trọng, không rõ ràng khiến người cần giúp đỡ ít nhận được sự hỗ trợ hơn.

Loạt 2: Thực nghiệm về thái độ bàng quan của người dân trong tình huống hàng ngày (không khấn cấp).

Mục tiêu thực nghiệm: Ghi lại phản ứng của người xung quanh khi gặp một tình huống cần hợp tác đời thường. Không đòi hỏi cá nhân bỏ ra quá nhiều chi phí về thời gian, công sức, không tốn tiền bạc, không nguy hiểm mà chỉ cần sự ý thức.

Cách tiến hành:

Trường hợp 4: Người nghiên cứu khéo léo để một chiếc phong bì, có dán tem rơi cạnh hòm thư xem ai là người sẽ nhặt chiếc phong bì lên và bỏ vào hòm thư. Thực nghiệm được tiến hành tại 2 khu vực: hòm thư trong trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và hòm thư trên đường đi bộ bờ hồ Hoàn Kiếm.

Trường hợp 5: Người nghiên cứu tạo ra tình huống một chiếc áo có móc rơi cạnh dây phơi. Thực nghiệm được tiến hành tại 3 khu: khu ký túc xá Mễ Trì; ký túc xá B2 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội; khu chung cư No6A khu đô thị Linh Đàm.

D. Phƣơng pháp xử lý số liệu

- Phương pháp nhập số liệu sử dụng phần mềm Epidata 3.5 - Phương pháp xử lý số liệu sử dụng phần mềm SPSS 11.5

59

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1.Thực trạng của thái độ bàng quan xã hội

3.1.1. Thái độ của ngƣời dân về các tình huống giúp đỡ

Nhận thức

Câu hỏi "Khi chứng kiến một tình huống hoặc sự cố bất ngờ xảy ra trên đường, ông/ bà nghĩ" cho chúng tôi kết quả như sau:

Các nhận định Tần suất Tỷ lệ %

Không phải việc của mình không nên can thiệp 30 6

Cân nhắc tùy vào tình hình thực tế 371 74.2

Ai cũng có lúc cần sự hỗ trợ của người khác 99 19.8 Tổng 500 100 Tỷ lệ % 19.8 74.2 6 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Ai cũng có lúc cần sự trợ giúp của người khác

Cân nhắc tùy vào tình hình thực tế

Không phải việc của mình không nên can thiêp

Biểu đồ 3.1 Nhận thức của người dân trong các tình huống giúp đỡ

Quan sát biểu đồ chúng ta thấy 74,2 % số người lựa chọn phương án “cân nhắc suy nghĩ tùy vào tình hình thực tế”. Với một câu hỏi chung mà chúng tôi thiết kế rất khó để những cá nhân đứng giữa ranh giới giữa giúp đỡ và không giúp đỡ quyết định một việc gì đó, vì vậy họ thường cân nhắc. Cân nhắc, đắn đo là chính xác và nên làm, tuy nhiên sự cân nhắc làm con người trở nên thận trọng rụt rè. Thậm chí quá trình cân nhắc khiến họ phản ứng chậm trong những tình huống khẩn cấp cần sự hỗ trợ ngay và có thể dẫn tới việc không hành động. Tại sao con người

60

lại rụt rè trước một việc làm tốt? Có thể là sự thay đổi của xã hội, sự phức tạp của môi trường sống, những hiểm họa, lừa bịp… đang trở nên phổ biến khiến cá nhân rụt rè trước một hành động nghĩa hiệp. Có 6% người trả lời rằng “không phải là việc của mình, không can thiệp”. Con số này không cao, điều đó chứng minh con người

Một phần của tài liệu Thái độ bàng quan của người dân với các hiện tượng xã hội (Trang 51)