Giới tính và lứa tuổi

Một phần của tài liệu Thái độ bàng quan của người dân với các hiện tượng xã hội (Trang 42)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.3.2.5. Giới tính và lứa tuổi

Giới tính và lứa tuổi của người cần trợ giúp

Giới tính của người bị nạn cũng ảnh hưởng đến hành vi bàng quan của người qua đường. Eagly và Crowley (1986) đã tổng hợp 35 công trình nghiên cứu về hành vi giúp đỡ người lạ. Họ nhận thấy nạn nhân là nữ sẽ dễ nhận được sự giúp đỡ nhiều hơn nạn nhân là nam. Bởi trong xã hội tồn tại các chuẩn mực về vai trò của người đàn ông và phụ nữ. Phụ nữ là người yếu đuối cần sự bảo vệ che chở của đàn ông. Đàn ông được mặc định phải là người mạnh mẽ dũng cảm vì thế họ ít có nhu cầu trợ giúp so với phụ nữ.

Những ngầm định của xã hội về vai trò của người phụ nữ và nam giới cũng là nguyên nhân khiến người đàn ông thể hiện sự “sĩ diện” ít đưa ra đề nghị giúp đỡ. Họ gán mác cho những người đàn ông khác tố chất của người đàn ông trong xã hội. Phụ nữ được nhìn nhận là yếu đuối nên họ cần che chở bảo vệ. Do đó họ cũng không ngại ngần gì khi đưa ra các đề nghị về giúp đỡ.

Một điều khác khiến phụ nữ nhận được sự giúp đỡ nhiều hơn đó là sự hấp dẫn. Cá nhân giúp đỡ một cô gái có thể mong muốn có những cơ hội quen biết về sau. Đặc biệt không thể không nhắc đến đó là nhu cầu an toàn của người giúp đỡ. Giúp đỡ một người phụ nữ thì sự rủi ro ít hơn khi giúp đỡ một người đàn ông, tương tự như vậy khi giúp đỡ một đứa trẻ. Trợ giúp trẻ em làm cho người giúp đỡ cảm thấy ít nguy hiểm, dễ động lòng trắc ẩn.

43

Giới tính của người giúp đỡ

Trong một tổng hợp của Becker & Eagly (2004) từ năm 1904-đến nay ở nước Mĩ có 8.706 người được nhận huy chương của tổ chức Carnegie Hero Fund, dành cho những người đã quên mình để cứu đồng loại, trong đó chỉ có 9% là phụ nữ. Nghiên cứu khác của George, Carroll, Kersnick, & Calderon (1998) lại thấy rằng phụ nữ vượt trội hơn trong các hành động tận tâm và chăm sóc người khác. Dường như sức mạnh của quá trình xã hội hóa đã khuyến khích nam giới và nữ giới có xu hướng giúp đỡ khác nhau [Dẫn theo Lê Văn Hảo, 2, tr.337]. Diener nhận xét phụ nữ nhạy cảm hơn so với đàn ông trước cảm xúc tích cực hay tiêu cực [3, tr.97]. Đàn ông thường tham gia vào những hoạt động trợ giúp mang tính khẩn cấp, nguy hiểm và phụ nữ lại thiên về các hoạt động chăm sóc, nâng đỡ.

1.3.2.6. Ngoại hình của ngƣời bị nạn

Theo lý thuyết liên hệ xã hội chúng ta dễ có cảm tình với người tương đồng với chúng ta về ngoại hình, quan điểm, sở thích hay tính cách. Khi người khác có đặc điểm giống mình dẫn đến một sự quy gán, giúp họ cũng là giúp mình. Các nghiên cứu của tác giả Latane & Nida (1981), chỉ ra chúng ta có xu hướng giúp đỡ những người có cùng nhóm dân tộc với mình. Những người đi đường thường có xu hướng giúp đỡ những ai giống họ (Dovido, 1984), [Dẫn theo Lê Văn Hảo 2, tr.47]. Cách ăn mặc cũng ảnh hưởng đến hành vi giúp đỡ. Chúng ta thường giúp đỡ những người có cách ăn mặc như chúng ta. Nghiên cứu của tác giả Emswiller (1971) cho thấy hành vi xin tiền đối với những người có cách ăn mặc tương đồng dễ được giúp đỡ hơn.

1.3.2.7. Mối quan hệ với ngƣời bị nạn

Thuyết tiến hóa lý giải hành vi xã hội được chọn lựa trong suốt quá trình phát triển bởi vì nó làm tăng sự sống còn của thế hệ chúng ta (Kenrick, Li & Butner, 2003) [23, pg.483]. Ví dụ, việc cứu con gái có thể nâng cao khả năng duy trì nòi giống, dù người cha có sống sót hay không. Thuyết này giải thích tại sao con người sẵn sàng hi sinh bản thân để cứu giúp con cái và những họ hàng thân thiết. Nghiên cứu của Eugene Burnstein, Christain Crandall và Shinobu Kitayama (1994), các ông yêu cầu

44

sinh viên cao đẳng lựa chọn xem họ sẽ giúp đỡ ai trong một vài ngày, ở tình trạng sống chết. Sinh viên cho biết họ thà giúp đỡ anh trai ruột hơn là anh họ. Tương tự Gregory Webster (2003) nhận ra sinh viên sẽ đóng góp tiền nhiều hơn từ việc thắng xổ số cho họ hàng gần hơn là những họ hàng xa (tương tự Neyer & Lang, 2003) [23, pg.483].

Người ngoài cuộc ít có khả năng bỏ qua một người nào đó có nhu cầu trợ giúp nếu họ dự đoán khả năng tương tác với anh ta trong tương lai. Việc không quen biết với người bị nạn là một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bàng quan. Người quen biết chúng ta có ý thức về sự tồn tại của họ trong cuộc sống của mình, do đó dễ thấu cảm và chia sẻ với họ. Theo lý thuyết trao đổi xã hội, mọi người hiểu giúp người nào đó mình cũng sẽ nhận lại được sự giúp đỡ hoặc sẽ được trả công xứng đáng.

Giúp đỡ người quen một phần làm tăng hình ảnh tốt đẹp, giá trị của bản thân, giảm cảm giác lo âu đánh giá của những người xung quanh. Brewer & Brown (1998) chỉ ra tồn tại sự ảnh hưởng bởi lựa chọn họ hàng ở tất cả các nền văn hóa. Con người thường giúp đỡ các thành viên nhóm nội hơn là nhóm ngoại [Dẫn theo Lê Văn Hảo, 2, tr.339].

1.3.2.8. Phản ứng của nạn nhân

Nếu nạn nhân thể hiện sự đau khổ của mình bằng cách khóc lóc thảm thiết và trực tiếp đề nghị một người cụ thể trong số những người chứng kiến giúp đỡ thì khả năng họ được giúp đỡ sẽ nhiều hơn (nghiên cứu của Schroeder, Penner, Dovido & Pilliavin, 1995) [Dẫn theo Lê Văn Hảo 3, tr.345]. Khi nạn nhân thể hiện nhu cầu giúp đỡ và chỉ đích danh một ai đó, nó phá tính khuyết danh và tăng tính trách nhiệm của người giúp đỡ. Những gì làm giảm tính vô danh tăng tính trách nhiệm sẽ khiến cá nhân giúp đỡ nhiều hơn. Điều quan trọng người bị nạn chỉ cần nhờ một người. Một hành động quyết đoán cũng đủ để những người khác làm theo.

Một phần người giúp đỡ ý thức được sự trao đổi. Điều gì sẽ xảy ra khi họ được đề nghị giúp đỡ? Nếu có nguy hiểm gì cho người bị nạn, người giúp đỡ sẽ cảm thấy đó là ám ảnh và phải đối mặt với tòa án lương tâm của chính mình, thậm chí là những đánh giá không tốt của người xung quanh.

45

Trong nghiên cứu của Piliavin, Piliavin và Broll (1976), những người đứng xem thấy một nghiệm viên từ từ ngất đi rồi tỉnh lại. Trong tình huống hai ít rõ ràng hơn người đứng ngoài chỉ thấy những gì đang diễn ra sau một tai nạn và nghiệm viên đã tỉnh lại. Kết quả cho thấy khi nghiệm thể được quan sát nghiệm viên từ từ ngất đi rồi tỉnh lại thì nhận được sự trợ giúp nhiều hơn 89%, trong trường hợp thứ 2 có 13%. [Dẫn theo Lê Văn Hảo 2, tr.345]. Vì thế điều quan trọng đối với người bị nạn đó là tạo ra nhu cầu và lên tiếng nhờ sự trợ giúp để giảm hiện tượng bàng quan của xã hội.

1.3.2.9 Nguyên nhân của tình huống cần giúp đỡ do khách quan hay chủ quan quan

Nghiên cứu của Lantane và Darley (1969), chỉ ra sự giúp đỡ được dành cho những người thực sự cần nó. Một nghiên cứu khác của Greg Schmidt và Bernard Weiner yêu cầu sinh viên cao đẳng chỉ ra độ sẵn sàng của họ khi các sinh viên khác mượn bài vở từ các sinh viên khoa trước. Những người cần sách vở vì lý do mắt họ có vấn đề rất khó nhìn nhận được sự giúp đỡ nhiều hơn so với lý do họ tới bãi biển thay vì đến lớp. Thuyết thế giới công bằng của Melvin Lerner [23, pg.488] giả định con người tin tưởng rằng thế giới là công bằng, là nơi của chính nghĩa, nơi mà mọi cá nhân nhận được những gì mình mong muốn. Người tốt thường được khen thưởng, còn người xấu sẽ bị tẩy chay. Khi người quan sát nhìn thấy cá nhân đang phải chịu đau khổ mà bản thân họ không có lỗi thì lòng tin của họ về thế giới công bằng bị lay động. Họ sẽ giúp đỡ các nạn nhân để tạo ra sự công bằng. Nhưng lòng tin về thế giới công bằng thỉnh thoảng tạo ra hành vi không giúp đỡ. Khi các nạn nhân không dễ dàng được giúp đỡ, đặc biệt là khi mà nỗi đau của họ vẫn còn. Trong hoàn cảnh này, mọi người bảo vệ lòng tin bằng cách thuyết phục bản thân họ rằng nạn nhân đã tự gây ra sự đau khổ hoặc nạn nhân là người xấu. Người xấu thì xứng đáng nhận được sự trừng phạt. Bằng việc đổ lỗi hoàn cảnh khó khăn cho các nạn nhân hoặc làm giảm giá trị của họ, mọi người có thể duy trì lòng tin về thế giới công bằng và hợp lý hóa việc trì trệ của bản thân [23, pg.488].

Quay trở lại thực nghiệm của tác giả Pilliavin, Rodin (1969) đã nói ở trên, một người ít nhận được sự trợ giúp khi hành vi của họ không được xã hội chấp nhận

46

như: say rượu, hay do gây gổ với người khác... với lý lẽ “như vậy cho đáng đời". Hơn nữa khi giúp đỡ một người bị ốm đau bệnh tật thì giá trị của người giúp đỡ được nhìn nhận khác so với giúp đỡ một người có hành vi bị xã hội lên án. Bàng quan với người có hành vi không được xã hội chấp nhận là một cách trừng phạt mà mỗi cá nhân nghĩ là xứng đáng. Nghiên cứu của tác giả Miller, Kozu & Davis (2001) cũng cho kết quả tương tự [Dẫn theo Lê Văn Hảo, 2, tr.332].

1.3.2.10 Văn hóa và giúp đỡ

Sự khác biệt văn hóa trong việc đưa ra thái độ giúp đỡ

Whiting, & Longabaugh (1975) đã tiến hành một cuộc nghiên cứu để tìm hiểu ảnh hưởng của nền văn hóa đến sự phát triển của hành vi giúp đỡ. Nghiên cứu thực hiện ở trường học và gia đình của trẻ em sống ở 6 vùng nông thôn trong các nền văn hóa khác nhau như Nyansongo, Kenya; Juxtlahuaca, Mexico; Tkrong, Philippines; TMra, Japan; Khalapur, India; Orchard Tbwn; United States. Kết quả cho thấy trẻ em trong các nền văn hóa được xã hội hóa để chịu trách nhiệm cho cuộc sống gia đình đạt mức cao nhất về hành vi giúp đỡ. Ở Hoa Kỳ, nơi trẻ em có nhiều khả năng để cạnh tranh trong trường học và được giao rất ít những công việc gia đình, ghi điểm thấp nhất trong các hành vi giúp đỡ.

Joan Miller, David Bersoff, và Robin Harwood (1990) so sánh quan điểm

của trẻ em và người lớn sống tại Hoa Kỳ với những người sống ở Ấn Độ về trách nhiệm giúp đỡ người khác. Những người tham gia được hỏi “có cần một nghĩa vụ đạo đức để giúp mọi người trong các tình huống khác nhau hoặc giúp đỡ là sự lựa chọn duy nhất”. Ở cả hai nước Hoa Kỳ và Ấn Độ, mọi người người xem việc giúp đỡ con cái của họ như là một trách nhiệm đạo đức và thường giúp đỡ những người khác trong tình huống đe dọa tính mạng.Tuy nhiên, khi nói đến các tình huống ít nghiêm trọng, giúp đỡ bạn bè hay người lạ, người Mỹ coi việc giúp đỡ là vấn đề của sự lựa chọn cá nhân, không phải nghĩa vụ đạo đức. Người Ấn Độ với nền văn hóa Hindu nhấn mạnh nhiều hơn sự phụ thuộc lẫn nhau, trách nhiệm xã hội, họ cho rằng giúp đỡ như là một trách nhiệm đạo đức ngay cả trong trường hợp ít nghiêm trọng.

47

Văn hóa và sự chấp nhận thái độ giúp đỡ

Bạn đã bao giờ từ chối một lời đề nghị giúp đỡ? Bạn đang mang rất nhiều đồ nặng và một người lạ hỏi bạn có cần một sự giúp đỡ... Bạn trả lời “không cảm ơn, tôi có thể làm được”. Tại sao thỉnh thoảng chúng ta không tìm kiếm sự giúp đỡ, thậm chí từ chối lời đề nghị giúp đỡ? Đôi khi nhận được sự giúp đỡ làm chúng ta cảm thấy tồi tệ chứ không phải là tốt hơn? Theo nghiên cứu của Fisher, Nadler, S' Whitcher-Alagna, (1982); Nadler & Fisher, (1986) thì chấp nhận sự trợ giúp khiến bạn cảm thấy mang nợ người khác. Người ta thường không muốn mắc nợ xã hội, có thể phải miễn cưỡng yêu cầu hoặc chấp nhận sự giúp đỡ nếu họ không chắc về khả năng đền đáp lại của mình.

Martin Greenberg và Solomon Shapiro (1971) đã đưa ra một nghiên cứu với

sinh viên tại trường Đại học Pittsburgh. Kết quả khi các sinh viên nhận thức được sau này họ sẽ có một cơ hội để đền đáp lại sự giúp đỡ, có 71% yêu cầu trợ giúp để hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên. Nhưng khi học sinh nhận thức rằng không có cơ hội như vậy thì chỉ có 37% yêu cầu giúp đỡ. Con người lúc này hay lúc khác đều cần đến sự giúp đỡ. Nhu cầu được giúp đỡ không có nghĩa là bạn không thông minh hay kém cỏi hơn những người khác. Nhưng theo một chiều hướng khác, việc tìm kiếm sự giúp đỡ cũng cho thấy rằng bạn không phải là người giỏi giang, đặc biệt trong trường hợp bạn phát hiện ra có vẻ chẳng có ai cần đến sự giúp đỡ như bạn. Điều đó ảnh hưởng đến lòng tự trọng của bạn. Do đó cá nhân bỏ qua không đưa ra sự giúp đỡ để giảm cảm giác làm mất tự trọng ở cá nhân khác.

Sự khác biệt về thái độ bàng quan trong cộng đồng nông thôn và thành thị

Steblay (1987) nghiên cứu về hành vi giúp đỡ cho rằng trong các cộng đồng nhỏ và ở nông thôn người ta thường giúp đỡ người lạ nhiều hơn so với các cộng đồng khác [Dẫn theo Lê Văn Hảo, 2, tr.340]. Bởi cá nhân sống ở nông thôn luôn bị chi phối bởi dư luận xã hội.

Sự thiếu vắng các hành vi giúp đỡ người khác ở đô thị là do sự quá tải của các tác nhân gây kích thích Milgram (1970) [Dẫn theo Lê Văn Hảo, 2, tr.340]. Khi sống trong thành phố con người thu nhỏ sự tập trung của mình và chỉ chú ý đến các tình

48

huống liên quan nhất. Cuộc sống ở thành phố có thể khiến cá nhân cảm thấy căng thẳng bởi mật độ dân số cao, không gian riêng tư bị xâm phạm và khi cảm thấy khó chịu người ta sẽ ít giúp đỡ hơn. Một số người dân thành thị học cách kiểm soát sự băn khoăn ái ngại khi nhìn thấy ai đó trong hoàn cảnh bi đát bằng cách lờ đi, hướng sự chú ý đến những điều khác [4, tr.94].

1.3.2.11. Khác biệt tôn giáo

Tôn giáo là một cơ chế điều chỉnh hành vi ứng xử của con người. Hầu hết các tôn giáo đều hướng con người đến làm việc thiện, điều tốt. Tác giả Batson, Schoenrade & Pych (1985) chỉ ra rằng trong những tình huống giúp đỡ thông thường và giúp đỡ trong các trường hợp khẩn cấp thì không có sự khác nhau trong việc hỗ trợ người khác giữa người có niềm tin tôn giáo và không có niềm tin tôn giáo [Dẫn theo Lê Văn Hảo, 2, tr.338]. Tuy nhiên với những hành động mang tính kế hoạch lâu dài thì lại có sự khác biệt đáng kể, những người có niềm tin tôn giáo thường giúp đỡ nhiều hơn.

1.4 Gợi ý giảm thái độ bàng quan xã hội

Để tiêu diệt tận gốc “căn bệnh vô cảm” thì có lẽ trước tiên từng cá nhân, cộng đồng đều phải nhận thức rõ đó là "việc không chỉ của riêng ai” và cùng chung tay hành động. Sự thức tỉnh phải diễn ra trong tất cả chúng ta. Cũng có ý kiến lại cho rằng “vô cảm” là một “căn bệnh tâm lý”. Do đó, để chữa trị căn bệnh này thì cách tốt nhất là cách “đánh vào lòng người”. Toàn Nguyễn (2011)“Chúng ta phải làm sao để mọi người đều biết và phải hiểu rõ… nếu họ làm điều xấu, họ sẽ bị cô lập, bị lên án thì họ sẽ không dám làm nữa.

Theo chúng tôi khi tìm hiểu đề tài này chúng tôi thấy rằng muốn giảm thái độ bàng quan của cá nhân chúng ta cần có những hướng dẫn cụ thể.

1. Nếu còn đủ tỉnh táo bạn hãy tạo ra âm thanh và tiếng ồn gây sự chú ý tới người khác.

2. Hãy làm cho những người ngoài cuộc biết những gì họ nhìn thấy là một trường hợp khẩn cấp thực sự? Nói cho họ biết rằng đang khó khăn và cần sự giúp

49

đỡ của họ. Bởi nếu người ngoài cuộc không chắc chắn những gì đang xảy ra là một trường hợp khẩn cấp cần sự can thiệp của mình, họ sẽ không giúp đỡ.

Một phần của tài liệu Thái độ bàng quan của người dân với các hiện tượng xã hội (Trang 42)