Quá trình xã hội hóa

Một phần của tài liệu Thái độ bàng quan của người dân với các hiện tượng xã hội (Trang 38)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.3.2.2. Quá trình xã hội hóa

Xã hội hóa là quá trình chúng ta tiếp nhận tri thức xã hội, học được cách suy nghĩ, ứng xử phù hợp . Trong những năm đầu của cuô ̣c đời , gia đình là yếu tố quan trọng nhất của quá trình xã hội hóa , đă ̣c biê ̣t là phong cách giáo dục của cha me ̣ . Ngay từ đầu, đứa trẻ chưa phân biệt được điều gì là có giá trị và được đánh giá. Nó hành động bằng cách quan sát người lớn và phản ứng của cha mẹ với thái độ của nó. Các tác giả Chassin , Presson, & Sherman (1984); Cunningham (2001); Jessop (1982); Rohan & Zanna (1996); Ruble & Goodnow (1998) cho rằng: bố mẹ gây ảnh hưởng lên đứa trẻ theo nhiều cách khác nhau . Bố me ̣ làm mẫu, bày tỏ quan điểm và giá trị sao cho trẻ em có thể tiếp thu , bắt chước. Bố me ̣ cung cấp cho trẻ rất nhiều thông tin từ thế giới xung quanh. Do đó trẻ sẽ tỏ những thái độ tương tự như cha mẹ của chúng [29]. Nếu có mâu thuẫn giữa lời nói và hành động của cha mẹ trong việc giáo dục con biết yêu thương, đùm bọc người khác thì sự giáo dục đó không có giá trị.

Samuel và Pearl Oliner đã tìm hiểu tại sao trong Đảng quốc xã Châu Âu, một số đàn ông và phụ nữ thời nguyên thủy lại sẵn sàng hy sinh mạng sống để cứu người Do

39

Thái. Họ thấy rằng hành động của những người cứu giúp được xuất phát từ phẩm chất cá nhân của họ, những giá trị học từ cha mẹ. Hai tác giả Paul Mussen và Nancy Eisenberg (1977), nghiên cứu và thấy rằng những đứa trẻ mà cha mẹ làm gương về hành vi giúp đỡ chúng sẽ giúp đỡ nhiều hơn là những đứa trẻ mà cha mẹ không làm gương về sự giúp đỡ.

Bản chất của đứa trẻ và sự hướng dẫn của người lớn

Tại trường học, đứa trẻ được học tập, vui chơi và dần dần trở thành một con người của xã hội. Đến trường, nó không chỉ học các kiến thức mà còn học cả những qui tắc của xã hội thông qua cách thức ứng xử của thầy cô, bạn bè xung quanh. Quá trình xã hội hóa làm mỗi cá nhân dần nhập tâm những giá trị, chuẩn mực xã hội và biến chúng thành những giá trị chuẩn mực của riêng mình. Hành vi của cá nhân mang tính phản chiếu, nhờ đó cá nhân hiểu được mình và phản ứng tương ứng với những đánh giá của người khác (dù chính xác hay không), bằng sự xấu hổ, giận dữ hay tự hào.

Đứa trẻ có bàng quan hay không phụ thuộc vào môi trường sống. Chính môi trường đang sống ảnh hưởng nhất đến hành vi của con người chứ không phải là môi trường đã sống. [Dẫn theo Lê Văn Hảo 2, tr.340]. Tuy nhiên ở một góc độ nhất định môi trường đã sống vẫn chi phối một phần quan trọng trong thái độ của con người. Một nhóm nghiên cứu theo chiều dọc trên 32 cá nhân cho kết quả về tầm quan trọng của môi trường đã sống. Các cá nhân lần đầu tiên được phỏng vấn khi họ mới 4, 5

40

tuổi, sau đó được phỏng vấn lại 11 lần trong vòng 20 năm. Giai đoạn đầu tiên, những đứa trẻ được quan sát trong khi chơi với những đứa trẻ khác. Thái độ của chúng được mã hóa cho tần số của hành động giúp đỡ như là chia sẻ đồ chơi hay đưa ra lời an ủi. Ở giai đoạn cuối cùng, họ thu được sự đa dạng về các tiêu chuẩn của sự đồng cảm và lòng vị tha. Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng điểm số của những người tham gia về tiêu chuẩn của lòng vị tha tương đối cân bằng trong suốt một thời gian. Các cá nhân đạt điểm cao về sự đồng cảm và lòng vị tha ở giai đoạn đầu thì thường tiếp tục đạt được những điểm cao ở giai đoạn sau. Nghĩa là hành vi chia sẻ ở độ tuổi non trẻ tiên đoán được đặc điểm của lòng vị tha ở tuổi trưởng thành [23, pg.489]. Do vậy nếu cá nhân được lớn lên trong môi trường gia đình có sự giáo dục vững chắc về việc tương trợ giúp đỡ người khác là một giá trị, thì dù ra môi trường thành thị có nhiều điều khiến người ta e sợ, thái độ bàng quan cũng không xảy ra.

Các tấm gương có vai trò quan trọng, bởi con người thường quan sát người khác để học cách ứng xử phù hợp. Vai trò của các thành viên lớn tuổi hơn trong xã hội có tác dụng xui khiến các thành viên trẻ hơn thực hiện những đáp ứng dẫn đến sự khen thưởng, tránh những đáp ứng không được thưởng. Hình mẫu mà đứa trẻ gặp trong đời sống sẽ khiến nó bắt chước nhiều hơn những hình mẫu chiếu trong phim hay trình bày trong sách, truyện tranh.

1.3.2.3. Áp lực thời gian của ngƣời giúp đỡ

Khi vội chúng ta có thể bỏ qua những tình huống khẩn cấp cần sự giúp đỡ. Lúc này chúng ta sẽ tập trung đến đối tượng cần thiết cho hoạt động của mình và giảm khả năng phân phối chú ý đến sự vật hiện tượng xung quanh. Đồng thời chúng ta mất năng lực cảm nhận lời kêu gọi của người khác và ý thức trách nhiệm của cá nhân [Dẫn theo Lê Văn Hảo 2, tr.346]. Trong hệ thống thứ bậc của động cơ, điều mà cá nhân ưu tiên thường dành cho chính bản thân mình trước khi nghĩ đến người khác đặc biệt là người lạ. Khi vội, mục tiêu cá nhân chi phối toàn bộ hoạt động tâm trí và cái tôi cá nhân trở nên có ý nghĩa, những người xung quanh sẽ kém quan trọng.

41

Ngược lại khi chúng ta không bị thúc ép về thời gian chúng ta phân phối chú ý tốt hơn. Chúng ta dành thời gian để suy nghĩ, đánh giá về tình huống, thậm chí gợi lại lòng trắc ẩn của bản thân, tính nhân bản được kích hoạt sẽ thúc đẩy hành động giúp đỡ người khác.

1.3.2.4 Số ngƣời chứng kiến tình huống cần giúp đỡ.

Chúng ta có khuynh hướng rơi vào trạng thái biệt lập hoàn toàn trên những con đường tấp nập người qua lại [4, tr.92]. Thử nghiệm khác do Bibb Latane và Judith Rodin (1969) nghiên cứu về sự ảnh hưởng nhận thức tình huống và ý thức trách nhiệm giúp đỡ của người tham gia, đối với sinh viên đại học Colombia. Các ông thấy rằng khi cá nhân ở một mình thì có 70% đưa sự trợ giúp nhưng khi họ xếp cặp với ai đó thì chỉ còn 40% đưa ra sự giúp đỡ với người gặp khó khăn.

Khi có một người hoặc 2 người chứng kiến sự cố, trách nhiệm đặt lên vai cá nhân chứ không phải ai khác, đặc biệt là khi có 1 người. Cá nhân không thể chờ đợi, dựa dẫm vào người khác cũng không thể né tránh, họ sẽ cảm thấy tội lỗi hơn nếu không giúp đỡ. Nghiên cứu về áp lực nhóm thấy rằng khi ở trong nhóm có 4- 5 thành viên cá nhân chịu tính khuôn phép cao nhất, họ sẽ có trách nhiệm phải làm điều gì đó theo chuẩn mực đã được tích lũy. Nếu có trên 5 người tính khuôn phép giảm xuống và ít chịu áp lực của nhóm. Họ tự do thể hiện bản năng sở thích của mình và không lo lắng đến chuẩn mực. Số lượng người trong nhóm tăng lên, họ cảm thấy bản thân mình ít dính dáng đến sự việc, ít tội lỗi hơn vì mọi người cũng hành động như vậy. Đây là một đặc trưng của tính a dua. Trong đám đông, tính khuyết danh cao và cá nhân tự do thả ra những bản năng mà khi đứng một mình họ buộc phải kìm chế cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, do vậy vô trách nhiệm xảy ra.

Hơn nữa, khi có nhiều người chứng kiến, những người đứng quan sát ít nhận ra đó là sự việc cần hỗ trợ, là trường hợp khẩn cấp cần can thiệp ngay. Chúng ta thường hành động theo số đông để tìm kiếm cho mình một phương án an toàn. Đám đông có khả năng chi phối hành vi, suy nghĩ của cá nhân.

42

Mỗi cá nhân luôn luôn tìm cách bảo vệ mình, vì thế chúng ta thường ngại là người khởi xướng, dẫn đầu. Khi làm thủ lĩnh sẽ có nguy cơ rủi ro cao, trách nhiệm nhiều. Điều này phổ biến trong nền văn hóa cộng đồng. Do vậy, người khởi xướng trong đám đông là rất quan trọng. Người thủ lĩnh này là người không bị số đông chi phối mà ngược lại có khả năng gây ảnh hưởng đến đám đông. Thủ lĩnh có khả năng dễ dàng thiết lập trật tự, thuyết phục quần chúng và hướng họ vào một hành động chung. Chỉ cần một người trong số 18 người ở câu chuyện của bé Duyệt Duyệt dừng lại và kêu gọi mọi người giúp đỡ thì em bé đã không có kết cục bi thảm đến vậy.

1.3.2.5. Giới tính và lứa tuổi

Giới tính và lứa tuổi của người cần trợ giúp

Giới tính của người bị nạn cũng ảnh hưởng đến hành vi bàng quan của người qua đường. Eagly và Crowley (1986) đã tổng hợp 35 công trình nghiên cứu về hành vi giúp đỡ người lạ. Họ nhận thấy nạn nhân là nữ sẽ dễ nhận được sự giúp đỡ nhiều hơn nạn nhân là nam. Bởi trong xã hội tồn tại các chuẩn mực về vai trò của người đàn ông và phụ nữ. Phụ nữ là người yếu đuối cần sự bảo vệ che chở của đàn ông. Đàn ông được mặc định phải là người mạnh mẽ dũng cảm vì thế họ ít có nhu cầu trợ giúp so với phụ nữ.

Những ngầm định của xã hội về vai trò của người phụ nữ và nam giới cũng là nguyên nhân khiến người đàn ông thể hiện sự “sĩ diện” ít đưa ra đề nghị giúp đỡ. Họ gán mác cho những người đàn ông khác tố chất của người đàn ông trong xã hội. Phụ nữ được nhìn nhận là yếu đuối nên họ cần che chở bảo vệ. Do đó họ cũng không ngại ngần gì khi đưa ra các đề nghị về giúp đỡ.

Một điều khác khiến phụ nữ nhận được sự giúp đỡ nhiều hơn đó là sự hấp dẫn. Cá nhân giúp đỡ một cô gái có thể mong muốn có những cơ hội quen biết về sau. Đặc biệt không thể không nhắc đến đó là nhu cầu an toàn của người giúp đỡ. Giúp đỡ một người phụ nữ thì sự rủi ro ít hơn khi giúp đỡ một người đàn ông, tương tự như vậy khi giúp đỡ một đứa trẻ. Trợ giúp trẻ em làm cho người giúp đỡ cảm thấy ít nguy hiểm, dễ động lòng trắc ẩn.

43

Giới tính của người giúp đỡ

Trong một tổng hợp của Becker & Eagly (2004) từ năm 1904-đến nay ở nước Mĩ có 8.706 người được nhận huy chương của tổ chức Carnegie Hero Fund, dành cho những người đã quên mình để cứu đồng loại, trong đó chỉ có 9% là phụ nữ. Nghiên cứu khác của George, Carroll, Kersnick, & Calderon (1998) lại thấy rằng phụ nữ vượt trội hơn trong các hành động tận tâm và chăm sóc người khác. Dường như sức mạnh của quá trình xã hội hóa đã khuyến khích nam giới và nữ giới có xu hướng giúp đỡ khác nhau [Dẫn theo Lê Văn Hảo, 2, tr.337]. Diener nhận xét phụ nữ nhạy cảm hơn so với đàn ông trước cảm xúc tích cực hay tiêu cực [3, tr.97]. Đàn ông thường tham gia vào những hoạt động trợ giúp mang tính khẩn cấp, nguy hiểm và phụ nữ lại thiên về các hoạt động chăm sóc, nâng đỡ.

1.3.2.6. Ngoại hình của ngƣời bị nạn

Theo lý thuyết liên hệ xã hội chúng ta dễ có cảm tình với người tương đồng với chúng ta về ngoại hình, quan điểm, sở thích hay tính cách. Khi người khác có đặc điểm giống mình dẫn đến một sự quy gán, giúp họ cũng là giúp mình. Các nghiên cứu của tác giả Latane & Nida (1981), chỉ ra chúng ta có xu hướng giúp đỡ những người có cùng nhóm dân tộc với mình. Những người đi đường thường có xu hướng giúp đỡ những ai giống họ (Dovido, 1984), [Dẫn theo Lê Văn Hảo 2, tr.47]. Cách ăn mặc cũng ảnh hưởng đến hành vi giúp đỡ. Chúng ta thường giúp đỡ những người có cách ăn mặc như chúng ta. Nghiên cứu của tác giả Emswiller (1971) cho thấy hành vi xin tiền đối với những người có cách ăn mặc tương đồng dễ được giúp đỡ hơn.

1.3.2.7. Mối quan hệ với ngƣời bị nạn

Thuyết tiến hóa lý giải hành vi xã hội được chọn lựa trong suốt quá trình phát triển bởi vì nó làm tăng sự sống còn của thế hệ chúng ta (Kenrick, Li & Butner, 2003) [23, pg.483]. Ví dụ, việc cứu con gái có thể nâng cao khả năng duy trì nòi giống, dù người cha có sống sót hay không. Thuyết này giải thích tại sao con người sẵn sàng hi sinh bản thân để cứu giúp con cái và những họ hàng thân thiết. Nghiên cứu của Eugene Burnstein, Christain Crandall và Shinobu Kitayama (1994), các ông yêu cầu

44

sinh viên cao đẳng lựa chọn xem họ sẽ giúp đỡ ai trong một vài ngày, ở tình trạng sống chết. Sinh viên cho biết họ thà giúp đỡ anh trai ruột hơn là anh họ. Tương tự Gregory Webster (2003) nhận ra sinh viên sẽ đóng góp tiền nhiều hơn từ việc thắng xổ số cho họ hàng gần hơn là những họ hàng xa (tương tự Neyer & Lang, 2003) [23, pg.483].

Người ngoài cuộc ít có khả năng bỏ qua một người nào đó có nhu cầu trợ giúp nếu họ dự đoán khả năng tương tác với anh ta trong tương lai. Việc không quen biết với người bị nạn là một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bàng quan. Người quen biết chúng ta có ý thức về sự tồn tại của họ trong cuộc sống của mình, do đó dễ thấu cảm và chia sẻ với họ. Theo lý thuyết trao đổi xã hội, mọi người hiểu giúp người nào đó mình cũng sẽ nhận lại được sự giúp đỡ hoặc sẽ được trả công xứng đáng.

Giúp đỡ người quen một phần làm tăng hình ảnh tốt đẹp, giá trị của bản thân, giảm cảm giác lo âu đánh giá của những người xung quanh. Brewer & Brown (1998) chỉ ra tồn tại sự ảnh hưởng bởi lựa chọn họ hàng ở tất cả các nền văn hóa. Con người thường giúp đỡ các thành viên nhóm nội hơn là nhóm ngoại [Dẫn theo Lê Văn Hảo, 2, tr.339].

1.3.2.8. Phản ứng của nạn nhân

Nếu nạn nhân thể hiện sự đau khổ của mình bằng cách khóc lóc thảm thiết và trực tiếp đề nghị một người cụ thể trong số những người chứng kiến giúp đỡ thì khả năng họ được giúp đỡ sẽ nhiều hơn (nghiên cứu của Schroeder, Penner, Dovido & Pilliavin, 1995) [Dẫn theo Lê Văn Hảo 3, tr.345]. Khi nạn nhân thể hiện nhu cầu giúp đỡ và chỉ đích danh một ai đó, nó phá tính khuyết danh và tăng tính trách nhiệm của người giúp đỡ. Những gì làm giảm tính vô danh tăng tính trách nhiệm sẽ khiến cá nhân giúp đỡ nhiều hơn. Điều quan trọng người bị nạn chỉ cần nhờ một người. Một hành động quyết đoán cũng đủ để những người khác làm theo.

Một phần người giúp đỡ ý thức được sự trao đổi. Điều gì sẽ xảy ra khi họ được đề nghị giúp đỡ? Nếu có nguy hiểm gì cho người bị nạn, người giúp đỡ sẽ cảm thấy đó là ám ảnh và phải đối mặt với tòa án lương tâm của chính mình, thậm chí là những đánh giá không tốt của người xung quanh.

45

Trong nghiên cứu của Piliavin, Piliavin và Broll (1976), những người đứng xem thấy một nghiệm viên từ từ ngất đi rồi tỉnh lại. Trong tình huống hai ít rõ ràng hơn người đứng ngoài chỉ thấy những gì đang diễn ra sau một tai nạn và nghiệm viên đã tỉnh lại. Kết quả cho thấy khi nghiệm thể được quan sát nghiệm viên từ từ ngất đi rồi tỉnh lại thì nhận được sự trợ giúp nhiều hơn 89%, trong trường hợp thứ 2 có 13%. [Dẫn theo Lê Văn Hảo 2, tr.345]. Vì thế điều quan trọng đối với người bị nạn đó là tạo ra nhu cầu và lên tiếng nhờ sự trợ giúp để giảm hiện tượng bàng quan của xã hội.

1.3.2.9 Nguyên nhân của tình huống cần giúp đỡ do khách quan hay chủ quan quan

Nghiên cứu của Lantane và Darley (1969), chỉ ra sự giúp đỡ được dành cho những người thực sự cần nó. Một nghiên cứu khác của Greg Schmidt và Bernard Weiner yêu cầu sinh viên cao đẳng chỉ ra độ sẵn sàng của họ khi các sinh viên khác mượn bài vở từ các sinh viên khoa trước. Những người cần sách vở vì lý do mắt họ có vấn đề rất khó nhìn nhận được sự giúp đỡ nhiều hơn so với lý do họ tới bãi biển

Một phần của tài liệu Thái độ bàng quan của người dân với các hiện tượng xã hội (Trang 38)