Từ môi trường ngành

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect (Trang 62)

b. Nguyên nhân chủ quan

3.1.1.2. Từ môi trường ngành

Thực trạng hiện nay cho thấy số lượng các công ty niêm yết nhiều nhưng lại không có nhiều công ty có chất lượng cao cho việc lựa chọn đầu tư lâu dài. Vì vậy, việc kỳ vọng Nhà nước sẽ ban hành các chính sách trong việc nâng cao hơn nữa

chất lượng hàng hóa của thị trường như tăng các tiêu chuẩn niêm yết để thị trường phát triển tốt hơn trong dài hạn sẽ phần nào giúp thị trường của chúng ta phát triển bền vững hơn.

Xét về góc độ thuận lợi, giá cổ phiếu niêm yết của TTCK Việt Nam hiện nay tương đối rẻ so với các thị trường khác trong khu vực. Với đà tăng trưởng kinh tế mạnh và sự hồi phục của nền kinh tế thế giới, thị trường Việt Nam vẫn được xem là một điểm đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Giá cổ phiếu của nhiều công ty khá hấp dẫn khi đánh giá và định giá các doanh nghiệp. Đây có thể thời điểm tốt cho các nhà đầu tư dài hạn túc tắc mua vào.

Trong năm 2010, thị trường được dẫn dắt bởi các cổ phiếu "làm giá"; các cổ phiếu blue-chip có trị giá vốn hóa lớn, hoạt động kinh doanh ổn định lại phần lớn trong xu thế giảm điểm. Trong thời gian trước năm 2010, khi dòng tiền đổ vào TTCK chưa được kiểm soát chặt chẽ, các nhà đầu tư - đầu cơ luôn sử dụng đòn bẩy để tạo cơ hội "làm giá" gây sóng gió cho thị trường. Năm 2011, với chính sách tiền tệ được thắt chặt, các nhà đầu tư - đầu cơ sẽ không còn nhiều cơ hội để "làm giá". Đây là thời điểm tốt đối với các nhà đầu tư dài hạn với tiềm lực kinh tế thực sự. Tại thời điểm hiện tại, giá các loại cổ phiếu tốt đã gần với giá trị thực và khá hợp lý, các nhà đầu tư dài hạn có nhiều thời gian và cơ hội để thu gom các loại cổ phiếu có thực lực tốt với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, việc huy động vốn mới cho đầu tư chứng khoán sẽ không còn dễ dàng như những năm trước, các nhà đầu tư sẽ phải trông chờ vào nguồn vốn tự có của mình.

Ngoài ra, các điều chỉnh và thay đổi về Luật Chứng khoán được Quốc hội thông qua, một số thay đổi trong qui định về giờ giao dịch, khả năng mở nhiều hơn một tài khoản, mua bán thanh toán chứng khoán theo T+2... có thể sẽ giúp làm tăng mức độ tham gia của các nhà đầu tư vào thị trường.

Về thời gian, trong nửa đầu năm 2011, thị trường sẽ tiếp tục trong giai đoạn lưỡng lự, chỉ số VN-Index và HNX-Index sẽ chủ yếu là đi ngang và tăng nhẹ, thanh khoản sẽ tiếp tục duy trì như cuối năm 2011 và sẽ cải thiện dần. Sang giai đoạn nửa cuối của năm 2011, dự báo thị trường sẽ có giai đoạn bứt phá, Chính phủ sẽ dần cải

thiện được sự ổn định, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng và lạm phát sẽ dần trong tầm kiểm soát. Chỉ số VN-Index, HNX-Index và thanh khoản sẽ dần được cải thiện.

3.1.2. Khó khăn

Mặc dù phát triển khá ổn định nhưng trong năm 2010, Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều điểm yếu đã ảnh hưởng đến sự ổn định: chỉ số lạm phát vượt kế hoạch ở mức hai con số, lãi suất cao và không có biện pháp hiệu quả để hạ thấp, nhập siêu cao, chưa có xu hướng giảm, dự trữ ngoại hối gặp khó khăn do cán cân thanh toán không được cải thiện. Giá vàng, USD biến động thất thường cũng là gánh nặng cho dự trữ quốc gia và ngân sách Nhà nước. Trong năm 2010, Việt Nam bị các tổ chức đánh giá thế giới hạ mức tín nhiệm xuống một bậc do những lo ngại về tình hình tài chính trong nước mà điển hình là việc Vinashin có khả năng không trả được nợ trái phiếu phát hành quốc tế. Đây là một thông tin không tốt cho TTCK Việt Nam, vì phần nào đó sẽ làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài và dòng vốn trực tiếp và gián tiếp đổ vào Việt Nam.

Trong năm 2011, TTCK Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các

yếu tố vĩ mô như tỷ giá USD, lãi suất, mục tiêu tăng trưởng, lạm phát của năm 2011 và mức độ hấp dẫn của các kênh đầu tư khác như bất động sản, vàng, ngoại tệ… Khi tỷ giá USD thay đổi, dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam sẽ có thay đổi. Việc trông đợi vào nguồn tiền này để nâng đỡ TTCK trong dài hạn là một việc không có nhiều hy vọng khi có quá nhiều các yếu tố bất ổn ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư.

Theo kế hoạch đề ra, tăng trưởng tín dụng năm 2011 sẽ là 23%, giảm hơn so

với mức 27,65% của năm 2010 và 37,73% của năm 2009. Như vậy, tín hiệu do Ngân hàng nhà nước đưa ra là sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, điều này đồng nghĩa với dòng vốn ngoài thị trường sẽ tiếp tục sụt giảm. Ngân hàng Nhà nước sẽ ưu tiên phát triển tín dụng cho sản xuất kinh doanh và hạn chế phát triển tín dụng cho tín dụng phi sản xuất (đầu tư, chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng). Điều này cho thấy dòng tiền đổ vào TTCK sẽ tiếp tục bị kiểm soát và có nguy cơ sụt giảm.

Ngoài ra, một khó khăn nữa cho hoạt động môi giới của VNDS là áp lực cạnh tranh từ các CTCK khác. Số lượng CTCK trên TTCK Việt Nam được đánh giá là quá đông và quả tải nếu so với quy mô của thị trường hiện tại. Việt Nam hiện có 105 CTCK đang hoạt động. Số lượng CTCK lớn cũng đồng nghĩa với áp lực cạnh tranh tăng lên, nhất là với các CTCK có quy mô nhỏ và trung bình. Các CTCK sẽ liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi cũng như các sản phẩm tài chính mới để tồn tại. Do đó, bản thân VNDS cũng sẽ phải rất nỗ lực để duy trì vị thế trong tốp dẫn đầu của mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w