So với tài liệu chữ viết, tài liệu nghe nhìn ra đời muộn hơn, nhưng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tài liệu nghe nhìn ngày càng khẳng định vai trò
của mình trong xã hội cũng như trong các hoạt động văn hoá, khoa học, giáo dục và lịch sử và trở thành một nguồn sử liệu quan trọng.
Các chương trình truyền hình với nội dung đa dạng phong phú, với hình thức thể hiện ấn tượng, thu hút đã làm phong phú thêm đời sống tinh thần của xã hội.
1. Trong công tác tuyên truyền giáo dục, tài liệu nghe nhìn có ưu thế hơn hẳn tài liệu trên giấy, bởi loại tài liệu này có tác động trực tiếp và nhanh chóng đến thế giới quan của người xem, mang lại cho họ cảm giác được thưởng thức hơn là buộc phải tiếp thu.
2. Trong lịch sử đấu tranh chính trị, ngoại giao, chúng ta đã chứng kiến sự đóng góp to lớn của những bằng chứng lịch sử từ tài liệu nghe nhìn. Qua các bộ phim tài liệu về đề tài chiến tranh như " Tội ác tột cùng, trừng phạt thích đáng" năm 1966, " Những ngày đêm không thể nào quên" , qua những bức ảnh tư liệu quý giá về hai cuộc kháng chiến, về những sự kiện chính trị ... tài liệu nghe nhìn đã đóng góp những bằng chứng lịch sử vô cùng quí giá cho lịch sử đấu tranh chính trị và ngoại giao của của đất nước. Không có loại hình tài liệu nào có sức thuyết phục cao như tài liệu nghe nhìn, chỉ có phim, ảnh mới có thể trực tiếp đưa lại cho người xem những chứng kiến về các sự kiện lịch sử như về cuộc chiến tranh phi nghĩa mà đế quốc Mỹ đã gây ra ở Việt Nam, qua đó tranh thủ được sự đồng tình của các dân tộc yêu chuộng hoà bình trên thế giới đối với dân tộc Việt Nam, ủng hộ cuộc đấu tranh vì chính nghĩa của chúng ta trong thời điểm đó.
3. Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, bên cạnh các công trình hiện đại mới xây dựng, các công trình lịch sử, văn hoá cũng được trùng tu cải tạo lại. Tài liệu nghe nhìn có thể được phát huy tác dụng của mình trong việc cung cấp những hình ảnh chân thực, đúng nguyên mẫu, kiến trúc của công trình, giúp cho việc trùng tu được nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và tiền của.
4. Tài liệu nghe nhìn hình thành ở các Đài Truyền hình là loại hình tài liệu có thể đáp ứng về thẩm mỹ, trí tưởng tượng của tất cả các đối tượng xem truyền hình. Sở dĩ có được ưu thế này nhờ kỹ thuật dụng hình và khả năng to lớn của sóng truyền hình.
5. Tài liệu nghe nhìn truyền hình còn có khả năng giúp cho con người nhìn xa hơn, rút ngắn khoảng cách không gian. Tuy sống ở Việt Nam, nhưng qua truyền hình chúng ta có thể biết cùng thời gian đó ở một địa điểm nào đó trên thế giới đang diễn ta những hoạt động gì? và ngược lại. Khả năng này của tài liệu nghe nhìn giúp cho từng cá nhân, từng quốc gia gắn bó hơn trong
cộng đồng quốc tế, làm cho nhận thức chính trị, văn hoá xã hội của con người ngày càng được nâng cao hơn.
Hiện nay, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thông qua tài liệu nghe nhìn truyền hình người ta có thể trao đổi, thảo luận về những vấn đề khoa học mà nhiều nước quan tâm, nhưng không nhất thiết phải trực tiếp có mặt tại nơi diễn ra hội nghị, hội thảo.
6. Ngoài chức năng thông tin, các chương trình truyền hình bằng hình ảnh, âm thanh còn đem đến cho chúng ta những hiểu biết về thẩm mỹ nhất định, giúp ta nâng cao được giá trị chân, thiện, mỹ trong mỗi người.
Với những đặc điểm trên, bên cạnh tài liệu chữ viết, tài liệu nghe nhìn không chỉ mang tính bổ trợ, minh hoạ, mà thực sự còn là nguồn sử liệu độc lập, độc đáo về mặt hình thức, nhiều khi không thể có ở các loại tài liệu khác.
Do việc thể hiện các hiện tượng bằng hình tượng, âm thanh, hình ảnh sống động, chân thực và cụ thể nên loại hình tài liệu này có tác dụng to lớn đối với xã hội: cả trong đời sống kinh tế lẫn đời sống tinh thần, tình cảm của con người. Nó đặc biệt có tác dụng trong công tác tuyên truyền giáo dục về khoa học, về chính trị, tư tưởng cũng như việc bồi dưỡng tình cảm yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ. Chính vì vậy, mà các quốc gia trên thế giới đều rất chú
trọng đến loại hình tài liệu này và xem chúng là nguồn tài liệu rất quan trọng trong các phông lưu trữ quốc gia.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
1. Bên cạnh tài liệu chữ viết, tài liệu nghe nhìn không chỉ mang tính bổ trợ, minh hoạ cho tài liệu chữ viết, mà còn là nguồn sử liệu độc lập, độc đáo về mặt hình thức, nhiều khi không thể có ở các loại tài liệu khác. Từ khi tài liệu nghe nhìn xuất hiện, đã làm cho các nguồn sử liệu ngày càng trở nên phong phú hơn. Những bức ảnh, những đoạn phim với hình ảnh, âm thanh rõ ràng, đã có sức thuyết phục cao. Tài liệu nghe nhìn thực sự đã trở thành thành phần quan trọng trong Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam.
2. Khác với tài liệu chữ viết, mỗi loại hình tài liệu nghe nhìn đều có những quy trình hình thành riêng, được chế tác trên những chất liệu và kỹ thuật hoàn toàn khác nhau và đòi hỏi điều kiện bảo quản cũng khác nhau.
3. Tài liệu nghe nhìn có nhiều đặc điểm ưu việt so với tài liệu giấy (6 đặc điểm đã nêu ở trang 25 và 26 ). Nhưng yêu cầu về bảo quản loại hình tài liệu này phức tạp hơn tài liệu giấy và đặc biệt là phải có các phương tiện máy móc tương thích đi kèm mới có thể sử dụng được.
5. Mỗi một loại hình tài liệu nghe nhìn đều có những đặc điểm khác nhau, mà cần căn cứ vào đó để đưa ra những biện pháp thích hợp cho từng khâu nghiệp vụ lưu trữ từ thu thập, xác định giá trị, phân loại, biên mục, bảo quản và tổ chức sử dụng đối với từng loại hình tài liệu.
6. Với 6 ý nghĩa đã được phân tích ở trang 36, tài liệu nghe nhìn ngày càng khẳng định vai trò của mình trong xã hội cũng như trong các họat động văn hoá, khoa học, giáo dục và lịch sử và trở thành một nguồn sử liệu quan trọng.
Đài Truyền hình Việt Nam và các Đài Phát thanh - Truyền hình địa phương với chức năng vừa là báo hình vừa là báo nói của Quốc gia và của địa phương. Hàng ngày các Đài chứng kiến, ghi nhận và chuyển tải lên làn sóng phát thanh, truyền hình của Quốc gia và địa phương những tin tức, sự kiện về mọi mặt hoạt động của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ, chính quyền địa phương của thế giới và nhân dân cả nước.
Nguồn tư liệu, tài liệu lưu trữ bằng âm thanh, hình ảnh do tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên và cộng tác viên thu thập, sáng tác để chuyển tải lên là sóng phát thanh truyền hình của các Đài rất phong phú, sinh động và quí giá. Để có thể quản lý và khai thác một cách hiệu quả khối tài liệu này vào phục vụ các chương trình phát thanh truyền hình của Đài trong hiện tại và tương lai, công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình cần phải được củng cố và tăng cường. Để làm được việc đó, trước hết cần phải tìm hiểu về chức năng nhiệm vụ và thực trạng công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LƢU TRỮ TÀI LIỆU NGHE NHÌN Ở CÁC ĐÀI TRUYỀN HÌNH
Trong nghiệp vụ lưu trữ, muốn nghiên cứu, tổ chức một khối tài liệu nào đó, điều đầu tiên cần phải tiến hành là tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ thức của cơ quan sản sinh ra khối tài liệu đó. Qua việc tìm hiểu này, sẽ giúp chúng ta nắm được nội dung, thành phần tài liệu của cơ quan đó. Từ đó người cán bộ lưu trữ mới lựa chọn được phương án tối ưu cho việc tổ chức khoa học khối tài liệu đó.