0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Thành phần tài liệunghe nhìn của các Đài Truyền hình

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC LƯU TRỮ TÀI LIỆU NGHE, NHÌN Ở CÁC ĐÀI TRUYỀN HÌNH - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 42 -42 )

Ở Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam là đài quốc gia, là cơ quan báo hình lớn nhất của cả nước, là công cụ tuyên truyền phổ biến kiến thức của Đảng và Nhà nước. Ngày 07 tháng 9 năm 1970 là ngày phát sóng đầu tiên của chương trình truyền hình Việt Nam. Từ đó đến nay, truyền hình Việt Nam đã trưởng thành nhanh chóng và có những tiến bộ vượt bậc. Từ phát hình đen trắng chuyển sang phát hình màu, phát thử nghiệm chương trình 4 giờ/ngày vào ban đêm, đến năm 1995 phát 10giờ/ngày. Đến nay Đài truyền hình Việt Nam phát sóng 45 giờ/ngày trên 4 kênh: VTV1, VTV2, VTV3, VTV4 và VTV5. Các chương trình thời sự chuyên đề; các chương trình khoa học và giáo dục, các chương trình văn hoá văn nghệ; các chương trình thể thao và giải trí bổ ích là các món ăn tinh thần không thể thiếu đối với đồng bào và chiến sĩ cả nước, đối với cộng đồng người Việt ở nước ngoài và giúp bạn bè quốc tế hiểu biết sâu sắc hơn về đất nước và con người Việt Nam.

Thời kỳ đầu 1970 – 1975: Đài phát sóng một kênh đen trắng với các chương trình: Thời sự, ca nhạc, phim tài liệu, phim truyện. Thời kỳ này việc phát sóng được dựa trên phim nhựa 16mm như phim điện ảnh.

Giai đoạn 1976 – 1994: Đài truyền hình Việt Nam - Đài quốc gia bắt đầu phát thử nghiệm màu ngày 03/9/1978 đến ngày 01/8/1986 chuyển hoàn toàn sang

phát màu; ngày 01/01/1990 phát song song hai chương trình VTV1, VTV2. Thời kỳ này việc phát sóng được dựa trên băng video và phim nhựa.

Giai đoạn 1995 đến nay: Đài Truyền hình Việt Nam phát song song 5 kênh: VTV1, VTV2, VTV3, VTV4 và VTV5, việc phát sóng được thực hiện bằng băng từ (video), băng VHS (Video Hom System) sau đó là băng Super-VHS và băng Umatic. Hiện nay các chương trình phát sóng được thực hiện bằng video chất lượng cao Betacam. Các loại hình băng từ và phim nhựa này đều được bảo quản ở Trung tâm Tư liệu của Đài [21, 20].

Ở địa phương, các Đài Phát thanh và Truyền hình có tiền thân là các đài truyền thanh, phát thanh của địa phương. Hà Nội là nơi đầu tiên được thành lập Đài phát thanh và Truyền hình. Ngày 01/01/1979 là ngày phát sóng đầu tiên của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội). Những năm sau đó lần lượt các các Đài Phát thanh - Truyền hình địa phương được ra đời.

Nếu như Đài Truyền hình Việt Nam là Đài quốc gia, là cơ quan báo hình lớn nhất của cả nước, là công cụ tuyên truyền phổ biến kiến thức của Đảng và Nhà nước, thì các Đài Phát thanh - Truyền hình địa phương là cơ quan báo hình, báo nói, là công cụ tuyên truyền phổ biến phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương. Do kiêm cả chức năng phát thanh, cho nên loại hình tài liệu ghi âm của các Đài địa phương tương đối phổ biến.

Khác với tài liệu trên giấy, chất liệu mang tin ở tài liệu nghe nhìn không chỉ là hình thức mà còn quyết định cả về nội dung thông tin mà chúng chứa đựng (hình thức phản ánh).

Nếu phân loại trên hình thức phản ánh, thì tài liệu nghe nhìn của các Đài Truyền hình được chia thành ba loại tài liệu hình ảnh động, tài liệu âm thanh và tài liệu ảnh .

Tài liệu hình ảnh động bao gồm: phim thời sự, phim tài liệu, phim khoa học, phóng sự, phim truyện... Đây là loại tài liệu tái hiện lại hoặc ghi lại những sự kiện hiện tượng xảy ra trước ống kính máy quay theo nguyên tắc 16 hoặc 24 hình/ giây bao gồm cả âm nhạc, tiếng động, lời nói... Vật mang tin ở đây là phim nhựa, băng hình Betacam, Umatic, băng video.

Đối với các Đài Phát thanh - Truyền hình địa phương, phần lớn chỉ có loại băng Video và một số ít băng VHS. Chỉ có Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mới có thêm các loại băng như Betacam, Umatic, VHS.

Ở các Đài Phát thanh - Truyền hình địa phương hầu như không có lưu trữ phim nhựa, mà chỉ có phim truyện truyền hình trên băng. Vì vậy, có thể nói tài liệu hình ảnh động của Đài địa phương chủ yếu là các loại băng hình.

Một điều cần lưu ý là đối với tài liệu hình ảnh động có 2 loại bản gốc: - Bản gốc do phóng viên trực tiếp đi ghi được trên phim, trên băng.

- Bản gốc thành phẩm : là trên cơ sở bản gốc do phóng viên ghi được, sau đó người biên tập dựng thành phim phóng sự, thời sự... theo kịch bản của mình.

Bản sao là bản được in từ bản gốc thành phẩm và bản gốc do phóng viên ghi được.

b. Tài liêụ ghi âm:

Loại tài liệu này cũng được hình thành ở Đài Truyền hình Việt Nam tuy không nhiều và số lượng thu về bảo quản ở Trung tâm Tư liệu của Đài thường không đầy đủ. Khác với Đài Truyền hình Việt Nam, lượng băng, đĩa ghi âm ở Đài địa phương tương đối lớn, vì các Đài địa phương còn có chức năng phát thanh. Vật măng tin ở đây thường là băng cối, băng cassette, đĩa, băng DAT, đĩa CD v.v. Tài liệu ghi âm được bảo quản trong bộ phận lưu trữ của các Đài địa phương phần lớn là các băng, đĩa ca nhạc, các lời phát biểu của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các vị lãnh đạo địa phương. Riêng băng ghi âm các chương trình phát thanh không lưu vì chỉ sau một tuần những băng này lại được xoá đi để ghi thông tin mới.

c. Tài liệu ảnh:

Đây là loại tài liệu hình thành trong hoạt động của các Đài Truyền hình. Hiện tại các Đài Truyền hình 2 loại ảnh là ảnh tự sản xuất và ảnh sưu tầm.

- Ảnh tự sản xuất: : Là ảnh được chụp do chức năng, nhiệm vụ của cơ quan phải thực hiện theo sự phân công của lãnh đạo đơn vị.

- Ảnh sưu tầm: Là những bức ảnh các Đài có được nhờ mua, đặt gia công, xin, nhận tặng biếu có nội dung liên quan đến nhiệm vụ của Đài.

Nội dung những tài liệu ảnh này phản ánh về các sự kiện lớn của đất nước và hoạt động của Đài. Chúng được sử dụng vào các cuộc trưng bày, triển lãm, kỷ niệm ngày truyền thống, cũng như các chương trình phát sóng của Đài.

Ở Đài Truyền hình Việt Nam, sau sự kiện 4 ngày, người chụp ảnh phải trao trực tiếp toàn bộ phim Negative cho Giám đốc Trung tâm Tư liệu để đưa ảnh vào lưu trữ.

Đối với các Đài Phát thanh – Truyền hình địa phương, trong các đơn vị chuyên môn của Đài, thì Ban Thời sự là đơn vị thường xuyên sử dụng tư liệu ảnh. Vì vậy, ở nhiều Đài địa phương tài liệu ảnh thường được bảo quản tại Ban Thời sự hoặc của phóng viên nào phóng viên đó quản lý, mà không đưa về Lưu trữ.

Cũng như Đài Truyền hình Việt Nam, tài liệu ảnh của Đài địa phương được thu thập từ hai nguồn: ảnh tự sản xuất và ảnh sưu tầm.

d. Tài liệu giấy đi kèm tài liệu nghe nhìn

Khi tìm hiểu về sự hình thành của một tác phẩm điện ảnh ở mục 1.1.2.2, chúng ta đều biết cùng với sự ra đời của một phóng sự, bộ phim, một chương trình truyền hình còn có những tài liệu kèm theo như kịch bản phân cảnh, lời thuyết minh, lời bình... Khi sản xuất song để phổ biến, phát sóng, lại có các bài báo đánh giá, phê bình, khen ngợi phim, áp phích, chương trình quảng cáo... Nếu được đem đi dự các liên hoan phim truyền hình còn có các bản nhãn ép, đánh giá của Ban giám khảo, bằng khen, giải thưởng. Cho nên muốn cho khối tài liệu nghe nhìn này

luôn phong phú, sinh động, xác thực thì ta phải lưu trữ được toàn bộ tư liệu, tài liệu bằng giấy có liên quan đến khối tài liệu này. Nói cách khác, các tài liệu giấy đi kèm luôn là bộ phận không thể thiếu được khi xem xét loại hình tài liệu nghe nhìn ở các Đài truyền hình. Ở Đài Truyền hình Việt Nam, những tài liệu đi kèm này được quản lý tại bộ phận lưu trữ tài liệu truyền hình, ảnh và hiện vật truyền thống thuộc Trung tâm Tư liệu của Đài. Còn ở các Đài Phát thanh và Truyền hình địa phương, những tài liệunày được lưu trữ tại bộ phận lưu trữ của Đài. Tuy nhiên cũng chỉ có một số Đài Phát thanh và Truyền hình các thành phố lớn bộ phận Lưu trữ mới quản lý được những tài liệu này.

Ngoài ra, do đặc thù trong hoạt động của các Đài Truyền hình, nên ngoài những tài liệu giấy, Đài Truyền hình Việt Nam còn sản sinh ra các tài liệu nội bộ như khung chương trình phát sóng từng thời kỳ; các bài phát biểu của đại diện truyền hình Việt Nam ở các hội nghị trong nước và quốc tế; các ấn phẩm của Đài Truyền hình (sách, tạp chí, thông tin, lịch, tài liệu ...) các tài liệu về các kỳ liên hoan phim truyền hình v.v... Những tài liệu này được quản lý và tổ chức theo nghiệp vụ lưu trữ tài liệu hành chính. Về mảng này, luận văn không đề cập đến vì nằm ngoài giới hạn đề tài.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC LƯU TRỮ TÀI LIỆU NGHE, NHÌN Ở CÁC ĐÀI TRUYỀN HÌNH - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 42 -42 )

×