. Chống hành vi phản cạnh tranh trong hợp đồng chuyển giao quyền SHTT
1.2.3. So sánh các quy định của Hiệp định TRIPS với các quy định tương ứng của Wipo về quyền SHTT
của Wipo về quyền SHTT
WTO – Tổ chức thương mại thế giới là tổ chức quốc tế chỉ hoạt động chuyên về các vấn đề liên quan đến các quy tắc của thương mại toàn cầu liên quốc gia. Căn nguyên của WTO là hệ thống các Hiệp định đa biên do chính các quốc gia đàm phán và ký kết. Hiệp định TRIPS là một trong những hiệp định trụ cột của WTO.
WIPO là một trong 16 tổ chức chuyên môn của hệ thống các tổ chức quốc tế của Liên Hợp quốc (LHQ). WIPO chịu trách nhiệm đối với việc xúc tiến bảo hộ
quyền SHTT trên toàn cầu thông qua các hoạt động hợp tác giữa các quốc gia, và là tổ chức quốc tế chịu trách nhiệm quản lý các điều ước quốc tế đa biên khác nhau liên quan đến các khía cạnh pháp lý và hành chính của SHTT.
Việc bảo hộ quyền SHTT được xác định theo hướng bảo đảm áp dụng các tiêu chuẩn tiêu biểu về bảo hộ quyền SHTT đang áp dụng ở các nước và điều chỉnh pháp luật các nước liên quan cho phù hợp với các điều ước quốc tế của WIPO, mà đặc biệt là Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp và Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật. Tuy vậy trong thực tế, một số lĩnh vực thuộc SHTT đã không được các điều ước quốc tế của WIPO điều chỉnh. Trong một số trường hợp khác, các tiêu chuẩn bảo hộ được mô tả trong các điều ước quốc tế đó không còn phù hợp với điều kiện thương mại quốc tế ngày nay.
Do vậy, Hiệp định TRIPS/WTO đã bổ sung một số lượng đáng kể các tiêu chuẩn bảo hộ mới hoặc cao hơn các điều ước quốc tế của WIPO. Cụ thể:
Các quy định chung và các nguyên tắc cơ bản:
- Ở phần I của Hiệp định TRIPS (gồm 8 điều) quy định các quy phạm chung và các nguyên tắc cơ bản về SHTT, đó cũng là tiêu chuẩn tương tự đã được ghi nhận trong Công ước Paris, Công ước Berne và Công ước Rome.
Các điều ước quốc tế nói trên đã định nghĩa thuật ngữ “SHTT’ giống nhau, đó là “tất cả các loại SHTT thuộc đối tượng từ mục 1 đến mục 7 phần II của TRIPS”. Các lĩnh vực khác của SHTT (chẳng hạn như giải pháp hữu ích) không thuộc phạm vi điều chỉnh của TRIPS
- TRIPS đặt ra yêu cầu sử dụng NT và MFN. Công ước Paris và Công ước Berne coi NT là nguyên tắc cơ bản của SHTT. TRIPS tiếp nhận NT theo đúng tinh thần của 2 công ước trên. Ngoài ra TRIPS còn bổ sung nguyên tắc MFN với tư cách là nguyên tắc cơ bản của TRIPS. Tuy vậy TRIPS cũng đặt ra ngoại lệ đối với nguyên tắc MFN, theo đó các quyền liên quan không đề cập trong TRIPS trong những điều kiện nhất định được bảo hộ theo những thỏa thuận quốc tế khác sẽ lập tức được các nước thành viên TRIPS khác thụ hưởng nếu nó đưa lại lợi ích cho nước này.
- TRIPS còn quy định các nguyên tắc NT, MFN sẽ không áp dụng đối với các thủ tục do các điều ước quốc tế đa biên được ký kết theo tinh thần của WIPO liên quan đến việc thủ đắc hoặc duy trì quyền SHTT. Đến nay các điều ước quốc tế đó là Hiệp định hợp tác văn bằng bảo hộ (PCT), Thỏa thuận Madrid liên quan đến đăng ký quốc tế các nhãn hiệu và Nghị định thư của các thỏa thuận đó, Hiệp định La Haye về lưu chiểu quốc tế các thiết kế công nghiệp và các quy định liên quan của Hiệp định Lisbon về bảo hộ tên gọi xuất xứ và đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ đó.
- TRIPS đặt ra yêu cầu các quốc gia thành viên thông qua các biện pháp nhằm bảo hộ sức khỏe cộng đồng và nguồn dinh dưỡng, khuyến khích phát triển quyền SHTT vì lợi ích công cộng cũng như ngăn ngừa sự lạm dụng quyền SHTT và vận dụng thực tiễn nhằm hạn chế vô lý thương mại hoặc hiệu quả thiết thực của việc chuyển giao công nghệ quốc tế. Cả Công ước Paris và Công ước Berne đều chứa đựng những tuyên bố tương tự nhưng không có văn bản nào khẳng định các quốc gia kết ước có thể áp dụng các biện pháp phù hợp với yêu cầu của Công ước Paris hoặc Berne như được ghi nhận trong TRIPS để ngăn ngừa việc lạm dụng quyền SHTT.
Quan hệ với Công ước Berne 1971 về quyền tác giả:
- Cần chú ý rằng Phần I của TRIPS được áp dụng cho cả các quyền tác giả và quyền liên quan. Các quy định này được quy định trong 6 điều (từ Điều 9 đến Điều 14). Ở đây có thể thấy sự khác biệt trong dùng từ để chỉ cùng một khái niệm. TRIPS dùng từ “related rights” (quyền liên quan) để chỉ khái niệm “neibouring rights” (quyền kề cận) vẫn thường được WIPO sử dụng trong các tài liệu của mình, đó là quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất chương trình và quyền của các tổ chức phát sóng.
- Điều 9 của Hiệp định TRIPS có quy định “các thành viên phải tuân thủ các điều từ 1 đến 21 của Công ước Berne 1971 và phụ lục đính kèm Công ước đó. Tuy vậy các thành viên không có quyền hoặc nghĩa vụ theo hiệp định này đối với các quyền được quy định tại hoặc phát sinh từ điều 6bis của Công ước đó”.
- Điều 20 của Công ước Berne đặt ra quy định quan hệ với TRIPS như sau: “Chính phủ các nước liên quan (Berne) được bảo lưu quyền ký kết những thỏa
thuận chuyên biệt giữa họ với nhau nhằm nhờ những thỏa thuận đó mà các tác giả bản quyền có được những quyền ưu đãi hơn những quyền có được theo Công ước Berne, hoặc có chứa đựng những quy định không trái với Công ước này ”
Quy định này đặc biệt quan trọng khi các thành viên Công ước Berne đồng thời là thành viên của WTO (và bị ràng buộc theo TRIPS). Trong trường hợp như vậy TRIPS sẽ là “luật riêng” của Công ước Berne theo nghĩa của Điều 20 của Công ước Berne đã nêu trên.
Các quy định sau của Công ước Berne không dứt khoát phải tuân theo.
Trước tiên: đó là điều quy định thuộc về cái gọi là “quyền tinh thần” theo điều 6bis Công ước Berne. Quyền này thường được phân ra làm 2 loại: quyền kiện của tác giả, tác phẩm (khoản 1 điều 6bis) và quyền kiện đối với mọi sự xuyên tạc, cắt xén hoặc sửa đổi hoặc tiến hành các hoạt động khác làm phương hại đến danh tiếng của tác giả, tác phẩm. Tiếp theo: TRIPS cũng không xác định quyền gì phát sinh từ điều 6bis của Công ước Berne mà thành viên của TRIPS sẽ không có. Người ta giả định có thể đó là quyền được ghi ở điều 10 khoản 3 về việc phải ghi rõ nguồn gốc tác phẩm và tên tác giả (nếu tác phẩm đó có tên tác giả) khi trích dẫn hay sử dụng tác phẩm theo quy định tại điều 10 khoản 1,2 của Công ước Berne. Do vậy, người ta cũng lập luận để kết luận TRIPS đã loại bỏ quy định áp dụng điều 10 khoản 3 Công ước Berne và như vậy theo TRIPS thì việc trích dẫn như vậy không cần thiết phải chỉ ra tên của tác giả và nguồn gốc tác phẩm. TRIPS chỉ điều chỉnh các quyền kinh tế của Berne.
Một tình hình tương tự như vậy đối với việc áp dụng điều IV khoản 3 của Phụ lục đính kèm Công ước Berne về việc phải chỉ ra tên tác giả khi tái bản hoặc chuyển ngữ và các bản sao hoặc bản dịch này phải tiến hành theo quy tắc của Công ước. TRIPS đã loại bỏ quy tắc này đối với việc áp dụng điều 11b khoản 2 của Công ước. Cuối cùng: đó là theo quy định của Điều 2 khoản 2 TRIPS “không 1 quy định nào từ phần I đến phần IV của TRIPS làm giảm đi các nghĩa vụ giữa các thành viên theo quy định của Công ước Berne”. Tuy vậy cũng phải chú ý đến điều 9 của TRIPS quy định thành viên TRIPS không có nghĩa vụ đối với các quyền tinh thần theo điều 6bis của Công ước Berne.
Tóm lại: Có thể thấy thành viên của WTO chưa tham gia Công ước Berne sẽ không áp dụng các quy định về quyền và nghĩa vụ tinh thần theo Công ước Berne, trong khi đó thành viên WTO đồng thời là bên tham gia Công ước Berne sẽ phải áp dụng mọi quy định không những đối với nước thành viên WTO đã tham gia Công ước Berne mà còn đối với cả nước thành viên WTO chưa tham gia Công ước đó (theo nguyên tắc MFN và NT được ghi trong điều 3 và 4 của TRIPS). Tuy vậy các tranh chấp liên quan đến bảo hộ quyền tinh thần có thể không được thụ lý giải quyết theo thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO, bởi các thủ tục như vậy (ở trong lĩnh vực SHTT) là thủ tục chỉ có giá trị đối với tranh chấp theo TRIPS.
Điều 10 TRIPS đặt ra vấn đề bảo hộ chương trình máy tính và các sưu tập dữ liệu. Theo đó các chương trình máy tính phải được bảo hộ như tác phẩm văn học đã được Công ước Berne bảo hộ. Công ước Berne không nhắc rõ tên chương trình máy tính, mà chỉ nói chung là mọi sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật không kể chúng tồn tại dưới dạng hoặc hình thức thể hiện như thế nào. Như vậy, nếu chỉ tham gia Công ước Berne thì người ta phải suy diễn từ đoạn này của Công ước để bảo hộ chương trình máy tính, nhưng nếu tham gia TRIPS thì chương trình máy tính đã được xác định rõ là được bảo hộ như tác phẩm thuộc lĩnh vực văn học.
Đối với các sưu tập dữ liệu, Điều 10 khoản 2 TRIPS có ghi nhận được bảo hộ như vậy. Nhưng điểm lưu ý ở đây là TRIPS không nói rõ bảo hộ như chương trình máy tính hoặc như các tác phẩm văn học nghệ thuật theo Công ước Berne. Nhưng dù sao TRIPS đã đặt ra việc bảo hộ các sưu tập dữ liệu theo quy định của quyền tác giả chứ không phải theo quyền kề cận.
Mặc dù TRIPS có làm rõ hơn vấn đề, đưa vào việc bảo hộ chương trình máy tính và các sưu tập dữ liệu, nhưng ở đây không có sự khác biệt thực chất nào cả giữa các quy định của TRIPS và các quy định của Công ước Berne.
- Điều 11 của TRIPS nói đến quyền cho thuê, quyền này không có trong Công ước Berne. TRIPS đã đưa ra một quy tắc và hai ngoại lệ của quy tắc thuê. Quy tắc đó là: “ít nhất là đối với chương trình máy tính và các tác phẩm điện ảnh, một thành viên phải dành cho tác giả và người thừa kế hợp pháp quyền cho phép
hoặc cấm việc cho công chúng thuê nhằm mục đích thương mại bản gốc hoặc bản sao các tác phẩm thuộc bản quyền của họ ”.
Bên cạnh quy tắc này ta có 2 ngoại lệ. Ngoại lệ đầu tiên: liên quan đến tác phẩm điện ảnh. Thành viên TRIPS được miễn trừ nghĩa vụ đó đối với các tác phẩm điện ảnh, trừ khi hoạt động cho thuê đã dẫn đến tình trạng sao chép rộng rãi các tác phẩm làm suy giảm độc quyền sao chép dành cho tác giả và người thừa kế hợp pháp ở nước thành viên. Ngoại lệ tiếp theo: liên quan đến chương trình máy tính. Nghĩa vụ cho thuê nói trên sẽ không được áp dụng nếu bản thân chương trình đó không phải là đối tượng chủ yếu của việc cho thuê.
- Điều 12 TRIPS quy định về thời hạn bảo hộ, theo đó “nếu thời hạn bảo hộ tác phẩm không phải là tác phẩm nhiếp ảnh và tác phẩm nghệ thuật ứng dụng không được tính theo đời người thì thời hạn đó không được dưới 50 năm kể từ khi kết thúc năm dương lịch mà tác phẩm được công bố hợp pháp hoặc trong trường hợp tác phẩm không được công bố hợp pháp trong 50 năm kể từ ngày tạo ra tác phẩm thì thời hạn là 50 năm kể từ ngày kết thúc năm dương lịch mà tác phẩm được tạo ra”.
Theo Công ước Berne, thời hạn tối thiểu của việc bảo hộ là 50 năm và có thể tính từ ngày tác giả chết. Các quy tắc của Công ước Berne không tác động lên TRIPS bởi lẽ các tác phẩm nhiếp ảnh và các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng nói ở Điều 12 TRIPS không thuộc phạm vi áp dụng thời hạn bảo hộ theo quy tắc nói trên. Tuy vậy, các quy tắc của Công ước Berne tác động lên TRIPS trong quan hệ đối với tác phẩm điện ảnh khi mà có một quốc gia thành viên nào đó của Công ước Berne sử dụng thời hạn ngày chết của tác giả hoặc ngày chiếu phim cho công chúng hoặc ngày làm xong phim đó để tính thời hạn bảo hộ cho tác phẩm điện ảnh này. Theo TRIPS, khi mà thời hạn bảo hộ được tính trên cơ sở một quy tắc khác với quy tắc đời người tác giả, thì thời hạn tối thiểu đó là 50 năm kêt từ khi kết thúc năm dương lịch mà tác phẩm được công bố hợp pháp hoặc 50 năm kể từ ngày tác phẩm được tạo ra. Như vậy, trong một số trường hợp thời hạn bảo hộ tối thiểu theo TRIPS sẽ dài hơn thời hạn bảo hộ tối thiểu theo Công ước Berne (nhất là khi sử dụng quy định về công bố bản sao hợp pháp tác phẩm cho công chúng); và cũng có trường
hợp thời hạn bảo hộ tối thiểu theo Công ước Berne có thể dài hơn thời hạn bảo hộ tối thiểu theo TRIPS (nhất là khi trình diễn tác phẩm cho công chúng).
Quan hệ với Công ước Rome 1961 về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng
Điều 14 khoản 1 TRIPS quy định khả năng của người biểu diễn ngăn cấm các hành vi ghi âm buổi biểu diễn trực tiếp chưa được ghi âm, trong khi đó Điều 7.1 điểm b của Công ước Rome lại bảo hộ bất cứ chương trình biểu diễn nào. Đối với việc sao chép bản ghi âm, tuy ngôn từ dùng ở hai văn bản TRIPS và Công ước Rome có khác nhau nhưng hiệu quả pháp lý và nội dung của chúng như nhau. Đối với việc phát sóng truyền thông buổi biểu diễn đến công chúng thì quy định của TRIPS đặt ra một phạm vi quyền bảo hộ rộng hơn quy định của Công ước Rome.
- Đối với quy định về quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, quy định của Điều 14 khoản 2 TRIPS cơ bản không có gì khác quy định của Điều 10 Công ước Rome. Liên quan đến quyền của người biểu diễn và nhà sản xuất chương trình phát sóng hoặc truyền thông đến công chúng chương trình biểu diễn, có thể nhận thấy TRIPS không xử lý vấn đề này và không có điều khoản nào về nó. Trong khi đó Điều 12, 16 Công ước Rome quy định khá chi tiết về vấn đề nêu trên.
- Điều 14 khoản 3 TRIPS quy định “các tổ chức phát sóng phải có quyền cấm các hành vi sau đây khi thực hiện nó mà không được họ cho phép tiến hành: ghi lại, sao chép bản ghi và phát sóng lại bằng phương tiện vô tuyến cũng như truyền thông tới công chúng bằng phương tiện truyền hình. Trong trường hợp thành viên không cho các tổ chức phát sóng được hưởng quyền như vậy thì các tổ chức này phải yêu cầu chủ sở hữu bản quyền cho họ khả năng cảnh báo các hành vi được nêu tạo Công ước Rome”. Như vậy, nếu so sánh với các quy định của TRIPS và các quy định tương ứng của Rome ta thấy TRIPS cho phép các tổ chức phát sóng quyền rộng rãi hơn so với Công ước Rome
- Điều 14 khoản 4 TRIPS quy định quyền cho thuê bản ghi âm, theo đó “các quy định tại Điều 11 đối với chương trình máy tính phải được áp dụng với những sửa đổi thích hợp cho nhà xuất bản và ghi âm và cho bất kỳ người nào có quyền đối với bản ghi âm được xác định theo pháp luật của quốc gia thành viên”
Quy định này không được đề cập đến trong Công ước Rome, do vậy, nghĩa vụ phát sinh từ quy định này của TRIPS là nghĩa vụ mới đối với những nước tham gia Công ước Rome.
- Điều 14 khoản 5 TRIPS quy định thời hạn bảo hộ nhìn chung dài hơn thời