- Về thực thi quyền SHTT
a) Yêu cầu về thủ tục và chế tài về dân sự, hành chính
2.2.2. Vị trí của cam kết về SHTT trong hệ thống các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam
Việt Nam
Khó có thể nói cam kết nào có vị trí lớn hơn và quan trọng hơn cam kết nào trong toàn bộ các cam kết gia nhập của Việt Nam. Bởi, mỗi một cam kết dù chỉ là một lĩnh vực nhỏ trong nhóm cam kết cũng là một điều kiện cần và đủ của tiến trình gia nhập. Sở dĩ như vậy là do tất cả chúng ta ý thức được một cách đầy đủ và đúng đắn nhất vai trò của SHTT trong sự phát triển bền vững của đất nước. Mặt khác, các nước phát triển luôn dựa vào yếu tố này để làm điều kiện thỏa thuận với ta trong các cuộc đàm phán, buộc chúng ta phải chấp nhận các yêu cầu của họ, vì hơn ai hết họ biết họ có lợi thế hơn chúng ta về lĩnh vực này, và với Việt Nam đây là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ.
Mặt khác Hiệp định TRIPS là một trong những hiệp định trụ cột của WTO, là một bộ phận không thể tách rời của WTO. Điều đấy cho ta thấy vị trí quan trọng của Hiệp định các khía cạnh thương mại liên quan đến SHTT trong hệ thống các hiệp định của WTO. Và đó cũng là điều dễ hiểu khi Việt Nam phải dành một sự quan tâm đúng mức cho vấn đề này.
Đàm phán về SHTT luôn là các cuộc đàm phán khó khăn với Việt Nam vì trong quá trình đàm phán các nước đặc biệt là các nước phát triển như Mỹ, EU, Canada… luôn mong muốn Việt Nam phải đề cao tối đa các biện pháp bảo hộ của mình một cách, thậm chí còn yêu cầu Việt Nam phải bảo hộ nhiều khoản còn cao hơn cả yêu cầu được quy định trong Hiệp định TRIPS. Ví dụ như khi đàm phán với phía đối tác Hoa Kỳ trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) thì chúng ta phải bảo hộ đối với quyền tác giả là 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên hoặc một trăm năm kể từ khi tác phẩm được định hình nếu hết thời hạn hai mươi lăm năm kể từ khi tác phẩm được định hình mà tác phẩn vẫn chưa được công bố, trong khi đó quy định thời gian bảo hộ quyền tác giả trong Hiệp định TRIPS là 50 năm.
Bên cạnh đấy trong quá trình đàm phán, các nước phát triển luôn đưa ra các yêu cầu cao đối với Việt Nam về lĩnh vực này như là một điều kiện quyết định của
quá trình thương lượng, bởi đây thực sự là một ngành mà họ có nhiều lợi thế hơn so với chúng ta.
Mặt khác các cam kết của Việt Nam về SHTT với việc thực hiện một cách đầy đủ các quy định của TRIPS/WTO là một tiền đề quan trọng trong tiến trình gia nhập của Việt Nam. Và có thể nói một cách không quá là: Cam kết về SHTT là một trong những điều kiện cần có để trở thành thành viên WTO.
Cũng giống như vị trí Hiệp định TRIPS/Hội đồng TRIPS trong WTO, Hiệp định quyền SHTT liên quan đến thương mại có một vị trí vô cùng quan trọng trong các Hiệp định gia nhập của Việt Nam. Có thể nói: Đây là một Hiệp định mà Việt Nam đã phải nỗ lực rất nhiều và rất thận trọng trong quá trình đàm phán.
Trước những yêu cầu, nhu cầu… xuất phát từ thực tế và vai trò của SHTT, Chính phủ Việt Nam luôn dành sự quan tâm một cách đúng mức và lo lắng nhất định cho vấn đề này. Một loạt các chương trình hành động đã được Chính phủ phát động, xây dựng và tiến hành với mục đích đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn của TRIPS/WTO và các Hiệp định song phương mà Việt Nam tham gia và ký kết.