. Năm 2007 có 258 vụ vi phạm kiểu dáng công nghiệp, con số này đã tăng lên 415 vụ
3.1.3. Những nguyên nhân của tình trạng trên
Từ thực trạng trên, có thể thấy tình trạng vi phạm SHTT bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó quan trọng hơn cả là:
Thứ nhất, Hệ thống pháp luật trong nước hỗ trợ thực thi quyền SHTT vẫn còn nhiều khe hở tạo điều kiện cho tệ nạn nảy sinh. Các quy định về xử lý các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ còn nằm rải rác trong nhiều văn bản, như: Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1997 (sửa đổi bổ sung năm 2002, 2008), Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2001, 2009), Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000, Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Luật Tố tụng dân sự năm 2004, Luật Hải quan năm 2001 và sửa đổi năm 2005... Mặt khác, các quy định khởi kiện, thu thập chứng cứ, chứng minh trong lĩnh vực SHTT còn phức tạp, đôi khi không rõ ràng; khâu hướng dẫn thực thi giải quyết tranh chấp còn chưa đầy đủ; trong xử lý, chế tài chưa đủ mạnh để răn đe, giáo dục các đối tượng vi phạm.
Thứ hai, cơ chế bảo đảm thực thi quyền chưa được hoàn thiện và chưa phát huy đúng mức, biểu hiện qua số lượng vụ việc được giải quyết ở tòa án rất ít ỏi (Tổng số vi phạm SHTT năm 2008 là 2.766 vụ tăng gần 300 vụ so với năm 2007 16 mà chủ yếu được giải quyết ở các cơ quan hành chính; nhiều quy định mới chỉ dừng ở nguyên tắc chứ chưa đủ chi tiết, nên việc áp dụng các chế tài bị lẫn lộn và thiếu hiệu quả. Trình tự dân sự đáng lẽ phải được coi là biện pháp chủ yếu nhưng thường bị hành chính hóa một cách quá mức, đáng ra theo luật thì các vụ vi phạm kiểu dáng công nghiệp, nhãn mác… phải bị kiện ra tòa, vì tòa mới có thể xử phạt nặng và đúng bản chất, nhưng số vụ đưa ra tòa dân sự lại quá ít, không cân đối và chưa đáp ứng được với thông lệ quốc tế.
Thứ ba, các tổ chức phi chính phủ bảo hộ quyền SHTT chưa thực sự hoạt động có hiệu quả. Sự hiểu biết của xã hội đối với vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ còn hạn chế: chưa hình thành tập quán tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, các chủ thể sở hữu trí tuệ chưa chủ động thực hiện việc bảo vệ quyền bằng việc đăng ký bảo hộ tại các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước đối với tài sản trí tuệ của mình mà còn
mang nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Mạng lưới các tổ chức dịch vụ về sở hữu trí tuệ còn rất mỏng, số chuyên gia dịch vụ mới chỉ có khoảng gần 200 người với trên 30 công ty cung cấp dịch vụ này. Thông tin sở hữu trí tuệ đang là một trong các khâu yếu nhất của hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, với năng lực tài nguyên thông tin có tại Việt Nam về sở hữu trí tuệ thuộc loại trung bình, song chưa được phát huy đầy đủ, số lượt người khai thác thông tin sáng chế rất thấp chỉ khoảng hơn 1.000 lượt người/năm ở cả ba trung tâm tư liệu sáng chế: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng và phần lớn các yêu cầu tra cứu là về nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp.
Thứ tƣ, do ảnh hưởng từ mặt trái của quá trình hội nhập kinh tế, thực tế không phải mọi loại hàng nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ đều được sản xuất ở Việt Nam, mà một khối lượng hàng hóa loại đó được sản xuất ở nước ngoài rồi đưa vào Việt Nam theo nhiều đường, bằng nhiều cách để tiêu thụ. Trong khi đó, các thiết chế hỗ trợ thực thi quyền SHTT chưa thực sự vào cuộc. Nhiều tổ chức hiệp hội chưa nhận thức được sự cần thiết phải đứng ra bảo vệ quyền lợi của các thành viên, đồng thời ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng quyền SHTT của phần lớn nhân dân trong xã hội chưa cao.
Sự quan tâm và hiểu biết của các doanh nghiệp về SHTT còn rất hạn chế, cũng như chưa ý thức được việc cần phải bảo vệ loại hình tài sản này. Phần lớn các chủ sở hữu trí tuệ chưa thực sự chú ý đến việc bảo vệ quyền lợi của mình, chưa có ý thức cao trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, trong khi trình độ và hiểu biết về tác hại của xâm phạm sở hữu trí tuệ đối với sức khoẻ, lợi ích của cộng đồng là không nhiều. Hiện nay rất ít doanh nghiệp có bộ phận chuyên chăm lo về sở hữu trí tuệ, hầu như chưa có doanh nghiệp nào có chiến lược về sở hữu trí tuệ, hoặc coi vấn đề sở hữu trí tuệ là bộ phận trong chiến lược phát triển của mình. Tài sản trí tuệ chưa trở thành đối tượng quản lý như quản lý tài sản thông thường. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp đã chú trọng vào việc xây dựng thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi, chất lượng hàng hóa nhưng lại quên mất khâu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của mình ở các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.