CỦA VIỆT NAM VỚI WTO VỀ VẤN ĐỀ NÀY

Một phần của tài liệu Hiệp định TRIPS WTO và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay (Trang 42 - 43)

. Chống hành vi phản cạnh tranh trong hợp đồng chuyển giao quyền SHTT

CỦA VIỆT NAM VỚI WTO VỀ VẤN ĐỀ NÀY

2.1. Yêu cầu của TRIPS/WTO đối với pháp luật quốc gia thành viên về SHTT

2.1.1. Yêu cầu của TRIPS/WTO đối với pháp luật quốc gia thành viên về SHTT

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, hàm lượng chất xám trong mỗi sản phẩm ngày càng gia tăng, trở thành cấu phần quan trọng quyết định giá trị của sản phẩm. Điều này thúc đẩy các nước, các công ty xuyên quốc gia và các tổ chức, các cá nhân khác nhau tích cực đầu tư cải tiến công nghệ nhằm nâng cao hàm lượng tri thức trong mỗi sản phẩm của mình. Yếu tố tri thức trong mỗi sản phẩm trở thành tài sản và là đối tượng của thương mại. Do đó, nó cần được bảo hộ như những tài sản khác. Đây là yêu cầu rất chính đáng, có tác dụng không chỉ đảm bảo lợi ích cho người sáng tạo mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh hơn và bền vững hơn.

Quá trình đàm phán, soạn thảo Hiệp định TRIPS được bắt đầu chính thức từ năm 1987 cho đến 1994. Đây là một quá trình thảo luận hết sức căng thẳng và quyết liệt giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển trong khuân khổ GATT. Cho đến nay, lĩnh vực này vẫn tiếp tục là một chủ đề nóng và phức tạp trong các cuộc đàm phán đa phương của WTO. Cuối cùng thì ngày 15/04/1995 các nước cũng đã ký vào Hiệp định TRIPS của WTO.

Bảo hộ SHTT là một trong những vấn đề quan trọng nhất của một trong những Hiệp định trụ cột của WTO. Lý do của việc xuất hiện vấn đề bảo hộ SHTT trong GATT 1994 là: Thứ nhất: Do vai trò và ảnh hưởng ngày càng cao hàm lượng trí tuệ trong kết cấu sản phẩm; Thứ hai: Đầu tư cho trí tuệ ngày càng cao và tốn kém, trong khi đó sử dụng mà không đầu tư trở thành một khuynh hướng ngày càng nghiêm trọng (thực chất là đánh cắp đầu tư trí tuệ). “Nền công nghiệp hàng giả” được hình thành và phát triển mạnh. Do vậy, việc ngăn chặn gian lận thương mại, cạnh tranh bất chính là một nhu cầu cấp bách liên quan đến SHTT.

Tại khoản 4, Điều XVI, Hiệp định Marrakesh thành lập WTO có ghi rõ: “Mỗi nước Thành viên sẽ đảm bảo sự thống nhất các luật, quy định và những thủ tục hành chính với những nghĩa vụ của mình được quy định trong các Hiệp định”. Đó là một yêu cầu đồng bộ, tổng thể và xuyên suốt của WTO đối với các quốc gia thành viên trong việc xây dựng các quy định của pháp luật và thực thi các cam kết của mình nói chung.

Điều này được cụ thể hóa và được nhắc lại trong Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến SHTT với tiêu chuẩn chung nhất, tổng quát nhất và là yêu cầu cơ bản của Hiệp định đó là: Mọi thành viên của WTO đều phải thiết lập hệ thống bảo hộ SHTT một cách đầy đủ, minh bạch và đảm bảo việc thực thi có hiệu quả theo các tiêu chuẩn tối thiểu nhất được quy định cụ thể trong Hiệp định TRIPS.

Tại Điều 1.1 của Hiệp định TRIPS nêu rõ: “Các Thành viên phải thi hành các điều khoản của Hiệp định này. Các Thành viên có thể, nhưng không bị bắt buộc, áp dụng trong luật của mình việc bảo hộ mạnh hơn so với các yêu cầu của Hiệp định này, miễn là việc bảo hộ đó không trái với các điều khoản của Hiệp định này. Các Thành viên sẽ tự do quyết định phương pháp thích hợp nhằm thi hành các điều khoản của Hiệp định này trong hệ thống pháp luật và thực tiễn của mình”.

Qua một số các quy định ở trên ta có thể thấy, WTO cũng như TRIPS chỉ đưa ra các chuẩn mực (yêu cầu) tối thiểu trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và các quốc gia Thành viên có toàn quyền xây dựng một cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong pháp luật quốc gia của mình cao hơn các yêu cầu của Hiệp định TRIPS, với điều kiện sự bảo hộ đó không được trái với các quy định của TRIPS, nhưng việc thực thi ấy phải đem lại hiệu quả. Điều đó có nghĩa là pháp luật quốc gia thành viên phải đảm bảo 2 thuộc tính sau: 1)Về nội dung: pháp luật phải đầy đủ, đảm bảo tính minh bạch; 2)Về thực thi: phải đảm bảo tính hiệu quả, đúng đắn và công bằng.

Một phần của tài liệu Hiệp định TRIPS WTO và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay (Trang 42 - 43)