- Về thực thi quyền SHTT
a) Yêu cầu về thủ tục và chế tài về dân sự, hành chính
2.3.2. Một số nhận xét và đánh giá pháp luật Việt Nam về SHTT so với yêu cầu của TRIPS
của TRIPS
- Về pháp luật nội dung:
Với việc ban hành Bộ luật dân sự 2005 (Phần VI), Luật SHTT 2005, Luật 2009 sửa đổi bổ sung Luật SHTT 2005 và Luật 2009 sửa đổi bổ sung Bộ luật hình
sự 1999 về SHTT, thì pháp luật Việt Nam đang có sự phát triển rất tích cực nhằm đáp ứng các yêu cầu về luật nội dung theo cam kết trong TRIPS/WTO.
- Về thực thi quyền SHTT
Về cơ bản hiện nay pháp luật Việt Nam đã có các quy định khá cụ thể và tương đối phù hợp với các yêu cầu về vấn đề thực thi quyền SHTT đối với TRIPS (các quy định như vậy được nêu trong các văn bản về thủ tục tố tụng dân sự; Bộ luật hình sự; Luật SHTT; Luật hải quan; Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp…). Tuy nhiên, để hệ thống bảo hộ thực sự có hiệu quả thì còn phải giải quyết các vấn đề sau:
+ Thứ nhất: chế tài hình sự (điều 131, 156, 168, 171 của Bộ luật hình sự 1999) quy định về hành vi cấu thành tội phạm chưa thật rõ ràng, phạm vi các hành vi xâm phạm quyền SHTT bị xử lý hình sự còn quá rộng, mức hình phạt chưa cao, chưa đủ mạnh để răn đe, đặc biệt đối với hành vi xâm phạm độc quyền tác giả; Mặc dù Luật 2009 sửa đổi bổ sung Luật SHTT 2005 và đặc biệt là sự thay đổi trong khung hình phạt các hành vi vi phạm SHTT có tổ chức, quy mô thương mại tại Điều 170 của Luật 2009 sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự 1999 đã được tăng lên đến năm trăm triệu đồng hoặc một tỷ đồng đối với từng mức vi phạm cụ thể có thể nói là phần nào đã có tính răn đe, song cũng cần phải có đợi đến khi Luật có hiệu lực và đi vào cuộc sống để xác định mức độ tác động và phản hồi từ thực tế.
+ Thứ hai: các quy định tố tụng đối với các vụ tranh chấp về SHTT đã được đưa vào Bộ luật tố tụng dân sự; tuy nhiên, một số quy định cần phải được cụ thể hóa để phù hợp với lĩnh vực SHTT, đáp ứng các yêu cầu của TRIPS, trong đó có các quy định liên quan đến nghĩa vụ chứng minh của bị đơn trong trường hợp xâm phạm quyền của chủ sáng chế, quy trình, quy định liên quan đến áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại vật chất và tinh thần trong các vụ xâm phạm quyền SHTT;
+ Thứ ba: các chế tài hành chính cần được xem xét thêm đặc biệt là về phạm vi các hành vi xâm phạm quyền bị xử lý hành chính. Quy định như pháp luật hiện hành là quá rộng, dẫn đến tình trạng hành chính hóa các quan hệ tranh chấp dân sự. Ngoài ra, chế tài hành chính chưa đủ mạnh do mức phạt còn thấp, thủ tục hành
chính cần được cải tổ đặc biệt là về cơ cấu tổ chức của hệ thống các cơ quan thực thi để xóa bỏ tình trạng chồng chéo về chức năng, không có sự điều phối thống nhất, năng lực chuyên môn yếu;
+ Thứ tư: chưa đảm bảo quy định về mọi quyết định hành chính cuối cùng đều có thể được xem xét lại bằng con đường tố tụng tại Tòa án;
+ Thứ năm: chưa có cơ chế cho phép mở rộng khả năng giải quyết các tranh chấp về SHTT bằng phương thức hòa giải hoặc trọng tài bên cạnh phương thức tố tụng tại tòa án.