Tổng quan pháp luật Việt Nam về SHTT

Một phần của tài liệu Hiệp định TRIPS WTO và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay (Trang 53)

- Về thực thi quyền SHTT

a) Yêu cầu về thủ tục và chế tài về dân sự, hành chính

2.3.1. Tổng quan pháp luật Việt Nam về SHTT

Kể từ những giai đoạn đầu của quá trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã có các văn bản pháp luật chủ yếu về bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đặc biệt là Bộ luật Dân sự năm 1995 (Phần thứ 6) và một loạt các Nghị định hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự năm 1995 về quyền sở hữu trí tuệ như: Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp; Nghị định số 76/CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự; Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 03/10/2000 Về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp; Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan.... và hàng loạt các Thông tư do các Bộ, ngành ban hành.

Trong năm 2005, Việt Nam đã sửa đổi Bộ luật Dân sự, trong đó tái khẳng định những nguyên tắc dân sự cơ bản của quyền sở hữu trí tuệ (Phần VI của Bộ luật), ban hành Luật Sở hữu trí tuệ điều chỉnh tất cả các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ. Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành nhằm pháp điển hóa các quy định trước đây về quyền sở hữu trí tuệ trong hàng loạt các văn bản dưới luật, đảm bảo sự phù hợp của pháp luật Việt Nam với các quy định của pháp luật quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ. Hai văn bản này đã tạo thành một hệ thống các quy định hoàn chỉnh và thống nhất về quyền sở hữu trí tuệ thay thế cho các quy định truớc đây.

Về việc áp dụng luật, trong trường hợp có sự xung đột giữa Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Luật 2009 sửa đổi bổ sung Luật SHTT 2005 có hiệu lực từ 01/01/2010 và các quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong Bộ luật Dân sự năm 2005, thì Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Luật 2009 sửa đổi bổ sung Luật SHTT sẽ được áp dụng (Điều 5.2 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005). Như vậy có thể xem Bộ luật Dân sự (Phần VI) là luật gốc còn Luật Sở hữu trí tuệ là luật chuyên ngành về SHTT.

Cùng với việc ban hành và triển khai thực hiện Luật Sở hữu trí tuệ, nhiều Quyết định và Nghị định về quyền tác giả, sở hữu công nghiệp, giống cây trồng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được ban hành như: Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan; Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 về sở hữu công nghiệp; Nghị định số 104/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 về quyền đối với giống cây trồng; Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; Quyết định số 69/2006/QĐ-BNN ngày 13/9/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bảo mật dữ liệu thử nghiệm của các sản phẩm hóa nông; và Quyết định số 30/2006/QĐ-BYT ngày 30/9/2006 của Bộ Y tế về việc ban

hành Quy chế bảo mật dữ liệu đối với hồ sơ đăng ký thuốc. Ngoài ra, Bộ Văn hoá Thông tin, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành các thông tư hướng dẫn thi hành các thủ tục về đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, và quyền đối với giống cây trồng; đại diện sở hữu công nghiệp; và việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.

Tại kỳ họp thứ thứ 5, Quốc hội khóa XII đã chỉnh sửa và bổ sung một số điều trong Luật SHTT 2005 và Bộ luật hình sự 1999. Việc sửa đổi này một mặt tăng cường hơn nữa quyền của các chủ thể, cũng như gia tăng các biện pháp bảo hộ và các khung hình phạt đối với các trường hợp vi phạm… Đến lúc này, có thể nói pháp luật Việt Nam về SHTT đã khá hoàn thiện, đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn của Hiệp định TRIPS cũng như các hiệp định, tổ chức mà Việt Nam tham gia và ký kết.

Bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật trong nước, cho đến nay, Việt Nam là thành viên của Công ước Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp và Thoả ước Madrid về Đăng ký quốc tế nhãn hiệu từ năm 1949; Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới từ năm 1976; Hiệp ước Hợp tác bằng sáng chế từ tháng 3/1993; thành viên chính thức của Công ước Bern từ ngày 26/10/2004; Công ước Geneva từ ngày 6/7/2005; Công ước Brussels từ ngày 12/1/2006; và Nghị định thư liên quan đến Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu từ ngày 11/7/2006. Việt Nam cũng đã ký kết các hiệp định song phương về bảo hộ sở hữu trí tuệ với Hoa Kỳ và Thuỵ Sĩ.

Theo Điều 200 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, tòa án, cơ quan thanh tra, quản lý thị trường, hải quan, công an và Uỷ ban Nhân dân chịu trách nhiệm xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi quyền hạn của mình và áp dụng các chế tài hành chính, hoặc trong những trường hợp cụ thể, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và các biện pháp bảo đảm việc áp dụng các hình phạt hành chính. Cơ quan hải quan cũng chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới đối với hàng hoá xuất nhập khẩu và nhập khẩu có liên quan đến sở hữu trí tuệ. Đây chính là những cơ quan có trách nhiệm trong việc bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Về nguyên tắc đối với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Việt Nam đã áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc đối với công dân nước

ngoài. Nguyên tắc này đã được khẳng định không chỉ trong pháp luật Việt Nam mà còn được dựa trên các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam là thành viên.

+ Quyền tác giả

Theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật 2009 sửa đổi bổ sung Luật SHTT 2005 (điểm K Điều 14), tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm các tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; tác phẩm báo chí; tác phẩm âm nhạc; tác phẩm sân khấu; tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh); tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; tác phẩm nhiếp ảnh; tác phẩm kiến trúc; bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học; tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu. “Công trình khoa học” bao gồm các công trình lý thuyết viết về khoa học tự nhiên, xã hội, kỹ thuật và kinh tế. “Tác phẩm báo chí” bao gồm những tác phẩm được xuất bản trên báo. "Tác phẩm khác" là một quy định mở đề cập tới tác phẩm thuộc loại hình khác mà pháp luật quy định được bảo hộ quyền tác giả nhưng chưa được liệt kê trong danh mục. Các tác phẩm nói trên sẽ không được bảo hộ nếu trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng hoặc tổn hại đến an ninh quốc gia.

Về nguyên tắc, quyền tác giả đối với những tác phẩm gốc được bảo hộ không phân biệt hình thức, ngôn ngữ thể hiện và chất lượng của tác phẩm. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt đã đăng ký hay chưa đăng ký (Điều 739 của Bộ luật Dân sự năm 2005 và Điều 6.1 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005).

Về giới hạn quyền sở hữu trí tuệ, Chính phủ được bổ sung thẩm quyền ban hành quy định về giới hạn quyền đối với sáng chế thuộc bí mật nhà nước, được thực hiện theo quy định Chính phủ (khoản 3 Điều 7, Luật 2009 sửa đổi bổ sung Luật SHTT 2005).

Việc sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả thù lao không được áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính dù chỉ là sự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học,

giảng dạy của cá nhân không nhằm mục đích thương mại (khoản 3, Điều 25, Luật 2009 sửa đổi bổ sung Luật SHTT 2005).

Các tác phẩm tồn tại trước khi Bộ Luật Dân sự năm 2005 có hiệu lực vẫn được bảo hộ phù hợp với đoạn 2 Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005 và Điều 220 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 nếu thời hạn bảo hộ của các tác phẩm này chưa hết và không vi phạm Bộ luật Dân sự. Các tác phẩm này được bảo hộ giống như các tác phẩm được sáng tạo sau khi Bộ luật Dân sự có hiệu lực.

Đối với quyền tác giả hoặc quyền liên quan chưa được đăng ký, nguồn gốc tác giả sẽ đuợc xác định trên cơ sở tên của tác giả xuất hiện theo thông lệ trên bản sao của tác phẩm gốc. Đối với quyền tác giả đã đăng ký, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả đã đăng ký sẽ không có nghĩa vụ chứng minh khi có tranh chấp, trừ phi có tuyên bố về việc nộp đơn đăng ký quyền tác giả là sai.

Quy trình đăng ký tự nguyện hiện nay được quy định từ Điều 49-55 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm phải nộp đơn và các tài liệu liên quan tại Cục Bản quyền tác giả Việt Nam (COV). Cục Bản quyền tác giả phải ra quyết định về việc cấp Giấy Chứng nhận đăng ký trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn hợp lệ (theo Điều 52 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005).

Chủ thể quyền tác giả có quyền độc quyền sao chép, phát sóng/biểu diễn, phân phối, và làm tác phẩm phái sinh (theo Điều 738.3 của Bộ Luật dân sự năm 2005 và Điều 20, 29.3, 30 và 31 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005). Những giới hạn đối với quyền của tác giả được nêu tại Điều 25 và 32 của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005.

Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm gốc khi bị xâm phạm quyền tác giả có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại; yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm theo các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và các quy định khác của pháp luật có liên quan; hoặc khởi kiện ra toà án có thẩm quyền hoặc thông qua trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

mình (Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005). Chế tài hình sự được quy định tại điều 131 của Bộ luật Hình sự 1999, được sửa đổi và quy định tại Điều 170 của Luật 2009 sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự 1999. Người vi phạm SHTT có tổ chức, phạm tội nhiều lần… hình thức phạt tiền được bổ sung, với khung phạt từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng (khoản 1 Điều 170 Luật 2009 sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự 1999) hoặc từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng trong các trường hợp (i) Phạm tội có tổ chức; (ii)Phạm tội nhiều lần, không bao gồm trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng (khoản 2 Điều 170 Luật 2009 sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự 1999), hoặc bị phạt tù đến 3 năm. Cơ sở áp dụng chế tài dân sự phụ thuộc vào mức độ thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra. Cho đến nay đã có 8 vụ vi phạm bản quyền được đem ra xét sử tại toà án dân sự. Theo Điều 57 và 58 của Luật Hải quan (2001), chủ thể quyền cũng có thể yêu cầu cơ quan hải quan tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu hoặc xuất khẩu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Theo Bộ luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ thì thời hạn bảo hộ quyền tác giả là 50 năm. Tuy nhiên, hiện nay đang có vấn đề liên quan tới thời hạn bảo hộ không tính theo đời người, bởi vì theo BTA, thời hạn này không ít hơn 75 năm kể từ khi kết thúc năm lịch mà tác phẩm được công bố hợp pháp lần đầu tiên, hoặc nếu tác phẩm không được công bố hợp pháp trong vòng 25 năm kể từ khi tác phẩm được tạo ra, thì thời hạn đó không ít hơn 100 năm kể từ khi kết thúc năm lịch mà tác phẩm được tạo ra. Trong khi đó thời hạn này theo TRIPS quy định là 50 năm. Điều này đã được khắc phục với Luật 2009 sửa đổi bổ sung Luật SHTT 2005 tại điểm a và b, khoản 2 Điều 27 theo đó thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh được kéo dài thành bảy mươi lăm năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên, hoặc một trăm năm kể từ khi tác phẩm được định hình nếu hết thời hạn hai mươi lăm năm kể từ khi tác phẩm được định hình tác phẩm vẫn chưa được công bố (điểm a khoản 2 Điều 27); Đồng thời, tác phẩm sân khấu được xóa bỏ khỏi quy định nêu trên để chuyển sang áp dụng thời hạn bảo hộ tính theo đời người (điểm b khoản 2 Điều 27).

Theo Điều 13.2 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, các tác phẩm của cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài được bảo hộ tại Việt Nam bao gồm: (i) các tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam và chưa được công bố ở bất kỳ nước nào khác, hoặc những tác phẩm được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tác phẩm đó được công bố đầu tiên ở nước khác; và (ii) các tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

+ Quyền sở hữu công nghiệp

Một trong những điều kiện đầu tiên liên quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là yêu cầu về việc đăng ký. Trên cơ sở đăng ký này mới phát sinh quyền của chủ sở hữu đối với đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp.

Sáng chế để được bảo hộ thì sáng chế phải có tính mới đối với thế giới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp được bảo hộ theo quy định tại các Điều từ 750 đến 753 của Bộ luật Dân sự năm 2005 và Phần III của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Đơn sáng chế được thẩm định về hình thức và nội dung. Sáng chế có tính mới đối với thế giới, và có khả năng áp dụng công nghiệp - thậm chí không có trình độ sáng tạo nhưng không phải là hiểu biết thông thường – có thể được bảo hộ

Một phần của tài liệu Hiệp định TRIPS WTO và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)