Cam kết của Việt Nam với WTO về SHTT

Một phần của tài liệu Hiệp định TRIPS WTO và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay (Trang 49 - 52)

- Về thực thi quyền SHTT

a) Yêu cầu về thủ tục và chế tài về dân sự, hành chính

2.2.1. Cam kết của Việt Nam với WTO về SHTT

Hiệp định TRIPS quy định về nghĩa vụ đối với việc thực thi quyền SHTT. Do ta đã thực hiện BTA với nhiều chuẩn mực tương đương TRIPS và đã tham gia nhiều điều ước quốc tế trong lĩnh vự SHTT, cùng với hệ thống pháp luật trong nước về bảo hộ quyền SHTT cũng đã tương đối phù hợp với các quy định tương ứng của Hiệp định TRIPS nên việc ta gia nhập WTO và tuân thủ theo Hiệp định TRIPS về cơ bản không làm phát sinh nghĩa vụ mới. Nghĩa vụ lớn nhất của ta lúc này là bảo đảm thực thi một cách có hiệu quả quyền SHTT. Theo hướng đó ta đưa ra các cam kết sau:

- Những vấn đề liên quan đến thương mại của quyền SHTT là một trong những nội dung quan trọng của Báo cáo Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO. Cam kết bao trùm và là cam kết tổng quát nhất của Việt Nam về SHTT đó là: “Chính phủ Việt Nam sẽ tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết nhằm tuân thủ đầy

đủ tất cả các quy định của Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ kể từ ngày gia nhập WTO mà không viện dẫn đến bất kỳ thời hạn chuyển tiếp nào” [6, tr.145]. Cụ thể của cam kết này là: Việt Nam tuân thủ các nguyên tắc và quy định của Hiệp định TRIPS: Việc áp dụng và thực thi các nguyên tắc MFN, NT; cùng các vấn đề về đối tượng bảo hộ; phạm vi bảo hộ; mức độ và thời hạn bảo hộ; thủ tục xác lập và duy trì quyền; phí và lệ phí; các biện pháp kiểm soát hành vi vi phạm và lợi dụng quyền SHTT; cơ chế, thủ tục và chế tài thực thi bảo hộ quyền SHTT.

Qua cam kết trên, ta có thể thấy ý thức tôn trọng một cách nghiêm túc đối với các quy định của Tổ chức mà Việt Nam mong muốn trở thành thành viên. Cũng như sự tôn trọng và coi trọng quyền tư hữu đối với SHTT của Nhà nước Việt Nam, cùng với những nỗ lực, thiện chí và quyết tâm mong muốn tạo ra một môi trường thương mại trong sáng, công bằng, thuận lợi và bền vững. Để làm được điều này, bên cạnh việc phải sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về SHTT, thì Việt Nam cũng phải xây dựng một cơ chế thực thi và giám sát hữu hiệu đảm bảo rằng các văn bản đó, các chính sách, biện pháp và cơ chế đó… phải trở thành một công cụ đắc lực trong việc thực hiện sự tôn trọng một cách thỏa đáng đối với quyền tư hữu của các chủ thể đối với sản phẩm trí tuệ của mình. Mặt khác, việc điều chỉnh đó sẽ giúp cho pháp luật Việt Nam ngày càng trở nên gần gũi với pháp luật quốc tế, cũng như phù hợp với các quy định của TRIPS/WTO. Đó là một cố gắng lớn lao với một quyết tâm mạnh mẽ và kiên quyết của Chính phủ Việt Nam.

- Về việc gia nhập các điều ước quốc tế về SHTT, Việt Nam là thành viên của Công ước Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp và Thỏa ước Madrid về Đăng ký quốc tế nhãn hiệu từ năm 1949, Công ước thành lập Tổ chức SHTT thế giới từ năm 1976; Hiệp ước Hợp tác Bằng sáng chế từ tháng 3 năm 1993. Việt Nam là thành viên của Công ước Berne từ ngày 26/10/2004; Công ước Geneve từ ngày 06/07/2005; Công ước Brussels từ ngày 12/01/2006; Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid về Đăng ký quốc tế Nhãn hiệu từ ngày 11/07/2006; và Công ước Rome ngay 01/03/2007. Việt Nam sẽ sớm tham gia các công ước khác về bảo hộ

quyền SHTT. Việt Nam cam kết tuân thủ các định chế của các công ước cũng như Hiệp định TRIPS về SHTT.

- Báo cáo của Ban công tác đề cập đến các cam kết của Việt Nam liên quan đến bảo hộ quyền SHTT như cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng và thi hành chính sách, phí, lệ phí và thuế, các tiêu chuẩn về nội dung bảo hộ (quyền tác giả và quyền liên quan, sở hữu công nghiệp, giống cây trồng), bao gồm cả thủ tục xác lập và duy trì quyền SHTT. Các nội dung về các biện pháp kiểm soát biên giới đặc biệt cũng được đề cập đến trong báo cáo.

- Để nhắc lại một lần nữa quyết tâm của mình, với mong muốn tạo ra một môi trường an toàn và phát triển bền vững, ở đó các chủ thể có thể yên tâm và tự do sáng tạo. Đồng thời cũng có những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc và hữu hiệu đủ sức răn đe đối với các trường hợp vi phạm với quy mô thương mại. Trong phần thực thi liên quan đến việc áp dụng các biện pháp hình sự, Việt Nam đã có cam kết cụ thể: Khi phát hiện và thu giữ tất cả các hành vi giả mạo nhãn hiệu và sao chép lậu với quy mô thương mại thì đều có thể bị truy tố hình sự và các cơ quan có thẩm quyền có thể tiến hành tịch thu và tiêu hủy trong các vụ án hình sự này. [6, tr.143].

- Một cam kết và cũng là ví dụ tiêu biểu khẳng định trong việc chống lại các hành vi vi phạm bản quyền bên cạnh việc ban hành các quy phạm pháp luật phù hợp với yêu cầu của TRIPS, Việt Nam cam kết: “Các cơ quan của Chính phủ chỉ sử dụng các phần mềm máy tính hợp pháp và không vi phạm quyền tác giả của những phần mềm này; quy định việc mua và quản lý tất cả phần mềm do các cơ quan của Chính phủ sử dụng; ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định việc các nhà cung cấp truyền hình cáp chỉ được cung cấp các chương trình đã có phép đến khách hàng của họ”, [6, tr.125].

Cam kết về bảo hộ SHTT của Việt Nam với WTO đã được nội luật hóa cơ bản đầy đủ vào Luật SHTT, Bộ luật dân sự và Bộ Luật hình sự. Nội dung chi tiết các cam kết về cơ bản được phản ánh trong Luật SHTT 2005 và Luật 2009 sửa đổi bổ sung Luật sở hữu trí tuệ 2005, Luật 2009 sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 1999 và Bộ luật dân sự 2005 cùng với nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác hướng dẫn.

Một phần của tài liệu Hiệp định TRIPS WTO và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)