Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về SHTT

Một phần của tài liệu Hiệp định TRIPS WTO và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay (Trang 96 - 97)

. Năm 2007 có 258 vụ vi phạm kiểu dáng công nghiệp, con số này đã tăng lên 415 vụ

3.2.1.Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về SHTT

Trước những hạn chế trên, để cải thiện và đáp ứng các yêu cầu của TRIPS/WTO cũng như những yêu cầu ngày càng cao của cộng đồng quốc tế và nhu cầu phát triển của nền kinh tế nước nhà. Việt Nam cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia, cũng như áp dụng chúng vào thực tiễn một cách hữu hiệu, đảm bảo các văn bản không chỉ là trên sách vở, cũng như bảo đảm một cách tối đa quyền lợi của các chủ thể. Mặt khác bảo hộ quyền SHTT và đảm bảo thực hiện các quyền đó ngày càng có vị trí quan trọng trong thương mại quốc tế cũng như trong nước. Làm tốt việc này tức là chúng ta đang tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự sáng tạo, bảo đảm động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh và thương mại. Đặc biệt vấn đề này ở nước ta lâu nay chưa có nề nếp và còn nhiều yếu kém. Nhưng trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới và khu vực với những cam kết về SHTT và đảm bảo thực hiện một cách đầy đủ, có hiệu quả các cam kết đó là vấn đề hết sức quan trọng đối với sự phát triển của chúng ta trong tương lai. Do vậy, Nhà nước cần tăng cường sự quan tâm và đầu tư nỗ lực vào lĩnh vực này nhằm cải thiện việc thực hiện bảo hộ các quyền SHTT ở Việt Nam phù hợp với các cam kết quốc tế của ta. Một số phương hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về SHTT để pháp luật Việt Nam ngày càng phù hợp với các quy định quốc tế, tạo điều kiện cho quá trình hội nhập ngày càng thuận lợi vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về SHTT phù hợp với quy định của WTO, đồng thời nâng cao hiệu quả của việc thực thi quyền SHTT.

+ Dựa trên kết quả rà soát hệ thống luật, chính sách của ta liên quan đến SHTT do Nhà xuất bản tư pháp phát hành: Báo cáo tổng thuật – do P.GS; T.S Hoàng Phước Hiệp làm Chủ biên, cần sửa đổi, điều chỉnh những bất cập, tăng cường, bổ sung những hạn chế, thiếu sót… để từ đó xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam về SHTT ngày càng phù hợp với các quy định của các công ước quốc tế, Hiệp định TRIPS đặc biệt xử lý vấn đề nội dung kinh tế của quyền SHTT trong pháp luật Việt Nam.

+ Nghiên cứu tổ chức phân công lại chức năng giữa các cơ quan tham gia quản lý nhà nước về SHTT theo hướng tập trung đầu mối vào một cơ quan về bảo hộ SHTT. Đồng thời phân định rõ ràng về nhiệm vụ, chức năng… của các cơ quan liên quan để đảm bảo thực thi có hiệu quả nhiệm vụ được giao.

- Mặt khác cần phải xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn bảo hộ; các phương tiện bảo hộ; các biện pháp bảo hộ và các thiết chế thực thi bảo đảm việc thực hiện một cách hiệu quả, đảm bảo sự sáng tạo luôn được bảo đảm và được khuyến khích một cách tối đa nhất. Việc xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn bảo hộ và các thủ tục bảo đảm thực thi quyền SHTT đó cần tiến hành theo hướng xử lý vi phạm kịp thời, hiệu quả, công bằng và ít phiền hà. Tạo ra một cơ chế mà người dân luôn tin tưởng và bằng lòng với quyền và nghĩa vụ của mình. Thực thi xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền SHTT. Bảo hộ SHTT luôn đồng hành với sự phát triển, khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới khoa học công nghệ.

Một phần của tài liệu Hiệp định TRIPS WTO và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay (Trang 96 - 97)