Kiểu dáng công nghiệp

Một phần của tài liệu Hiệp định TRIPS WTO và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 29)

Điều 25 Hiệp định TRIPS quy định các Thành viên WTO phải bảo hộ những kiểu dáng công nghiệp được sáng tạo ra một cách độc lập, có tính mới hoặc tính sáng tạo. Kiểu dáng mang tính chức năng có thể không được bảo hộ.

Hiệp định TRIPS cho phép các Thành viên tùy ý quyết định bảo hộ kiểu dáng hàng dệt bằng kiểu dáng công nghiệp hoặc bằng quyền tác giả.

. Sáng chế

Điều 27 Hiệp định TRIPS quy định các Thành viên WTO phải cấp bằng độc quyền sáng chế cho những sáng chế trong mọi lĩnh vực công nghệ, bất kể dưới dạng sản phẩm hay quy trình, có tính mới, có trình độ sáng tạo và khả năng ứng dụng công nghiệp, không phân biệt lĩnh vực công nghệ, nơi phát minh, sản phẩm nhập khẩu hay sản phẩm nội địa.

Nếu đối tượng của sáng chế là sản phẩm, chủ sở hữu sáng chế có độc quyền cấm các bên thứ ba, nếu không được phép của chủ sở hữu, chế tạo, sử dụng, chào bán các sản phẩm đó hoặc nhập khẩu sản phẩm đó để thực hiện mục đích trên. Trong trường hợp đối tượng sáng chế là quy trình, chủ sở hữu có quyền cấm bên thứ ba sử dụng quy trình đó và chào bán, bán hoặc nhập khẩu nhằm mục đích chào, bán ít nhất với những sản phẩm được tạo ra trực tiếp bằng quy trình đó, nếu không được phép của chủ sở hữu.

Điều 27 Hiệp định TRIPS cũng quy định một số ngoại lệ: các Thành viên WTO có thể không cấp bằng độc quyền sáng chế cho các phương pháp chẩn đoán bệnh, phương pháp nội và ngoại khoa để chữa bệnh cho người và động vật, thực vật và động vật không phải chủng vi sinh, các quy trình sản xuất thực vật và động vật,

chủ yếu mang tính chất sinh học và không phải là các quy trình sinh học hoặc vi sinh. Tuy nhiên, các Thành viên phải bảo hộ giống cây trồng bằng sáng chế hoặc một hệ thống bảo hộ riêng hữu hiệu, hoặc bằng cách kết hợp cả hai hệ thống đó.

Điều 30 quy định một số ngoại lệ nhất định đối với các độc quyền sáng chế với điều kiện các ngoại lệ này không mâu thuẫn với việc khai thác bình thường sáng chế nói trên và không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của bên thứ ba.

Chủ sở hữu sáng chế có quyền chuyển nhượng, để thừa kế quyền sở hữu sáng chế và ký kết các hợp đồng li-xăng. Các Thành viên WTO có thể quy định việc cấp li-xăng không tự nguyện nếu sáng chế không được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định hoặc vì lợi ích công cộng. Điều 31 của Hiệp định quy định cụ thể các điều kiện cần tuân thủ trong trường hợp áp dụng cấp li-xăng không tự nguyện.

Sáng chế được bảo hộ tối thiểu 20 năm kể từ ngày nộp đơn xin bảo hộ.

Một phần của tài liệu Hiệp định TRIPS WTO và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)