+ TRIPS yêu cầu các thành viên phải thực hiện một cách đầy đủ các nội dung đã được đề cập đến trong Hiệp định như:
Thứ nhất: Tuân thủ các nguyên tắc chung và cơ bản đó là Nguyên tắc MFN và NT.
Hiệp định đã tái khẳng định các nguyên tắc chung và cơ bản xuyên suốt trong quá trình xây dựng các văn bản pháp luật của WTO trong đó nêu rõ: Người nước ngoài không bị đối xử kém thuận lợi hơn so với công dân nước sở tại, đồng thời không phân biệt đối xử giữa người nước ngoài với nhau. Mục đích là tạo ra sự công bằng và thuận lợi một cách tối đa các cho các chủ thể khi tham gia vào thương mại thế giới không tính đến phạm vi địa lý nào.
Thứ hai: Bên cạnh các nguyên tắc cơ bản đó, Hiệp định cũng yêu cầu rất cụ thể và chi tiết đối với từng đối tượng được bảo hộ và các quyền liên quan, cũng như thời gian bảo hộ và mức độ bảo hộ tối thiểu, cần phải được áp dụng và thực thi tại tất cả các nước thành viên của WTO. Ví dụ, người sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được bảo hộ có quyền không cho người khác sử dụng tác phẩm của mình nếu không được phép của họ, bên cạnh độc quyền mang tính kinh tế, chủ sở hữu còn có quyền về đạo lý... Quyền tác giả được bảo hộ trong suốt cuộc đời tác giả cộng với 50 năm sau khi tác giả qua đời. v.v
+ Bên cạnh việc quy định một cách đầy đủ các chủ thể của quyền SHTT,
Hiệp định yêu cầu rất rõ, pháp luật phải đảm bảo tính minh bạch, theo đó: mỗi quốc gia thành viên không chỉ có nghĩa vụ ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh quyền SHTT phù hợp với các điều khoản của Hiệp định mà còn có nghĩa vụ cung cấp các văn bản đó cùng với các thông tin có liên quan cho Hội đồng TRIPS và các nước thành viên khác theo yêu cầu. Đồng thời cơ chế xây dựng pháp luật quốc gia phải đảm bảo tối thiểu phải tạo cơ hội cho các các chủ thể chịu sự ảnh hưởng và điều chỉnh trực tiếp có cơ hội, quyền được tham gia và có ý kiến, cũng như quyền được biết thông tin một cách đầy đủ, kịp thời trên các phương tiện truyền thông… trước khi văn bản đó có hiệu lực thực thi.