Yêu cầu cụ thể của Hiệp định TRIPS đối với việc thực thi quyền SHTT

Một phần của tài liệu Hiệp định TRIPS WTO và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay (Trang 45)

- Về thực thi quyền SHTT

2.1.2. Yêu cầu cụ thể của Hiệp định TRIPS đối với việc thực thi quyền SHTT

Nếu chúng ta xây dựng lên các quy định, nhưng lại không đưa ra cơ chế giám sát và thực thi thì mãi mãi các quy định của chúng ta cũng chỉ là những lý thuyết nằm trong sách vở. Mặt khác, vai trò và ý nghĩa của các giá trị trí tuệ đem lại cho nền kinh tế của mỗi quốc gia là hết sức rõ ràng và to lớn. Vì thế, để khai thác một cách hiệu quả, tối đa và bền vững nguồn tài nguyên vô giá này, chúng ta cần phải có một hệ thống các quy định và chính sách hợp lý và một cơ chế thực thi hiệu quả.

Đó cũng là điều dễ hiểu tại sao phần quan trọng của Hiệp định TRIPS là các quy định về đảm bảo thực thi quyền SHTT (Phần III). Điều 41 Hiệp định TRIPS quy định: Các thành viên WTO phải đảm bảo khả năng khiếu kiện hiệu quả đối với mọi hành vi xâm phạm các loại quyền SHTT được đề cập trong Hiệp định, trong đó có những biện pháp chế tài khẩn cấp nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm và những biện pháp chế tài nhằm ngăn chặn không để các hành vi xâm phạm tiếp diễn. Mặt khác các thủ tục đó phải được áp dụng theo cách thức tránh tạo ra các hàng rào cản trở hoạt động thương mại hợp pháp và nhằm quy định các biện pháp bảo đảm cho các thủ tục không bị lạm dụng.

Đồng thời Điều 41.2 Hiệp định TRIPS cũng yêu cầu các thủ tục liên quan đến việc thực thi các quyền SHTT phải đúng đắn và công bằng. Các thủ tục đó không được phức tạp hoặc tốn kém quá mức, không được quy định những thời hạn bất hợp lý việc trì hoãn vô thời hạn.

Các mục 3,4,5 của Điều 41 Hiệp định TRIPS cũng yêu cầu rất rõ: Các quyết định phải được thể hiện bằng văn bản và nêu rõ lý do, phải được trao cho các bên

Một phần của tài liệu Hiệp định TRIPS WTO và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)