Các nhân tố môi trường vi mô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6 (Trang 31)

a) Đối thủ cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường với xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới của Việt Nam thì số lượng các doanh nghiệp mới thành lập tăng lên rất nhanh đối thủ cạnh tranh là những người cùng kinh doanh những hàng hóa dịch vụ như doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh vừa là thách thức vừa là động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi lẽ, sự xuất hiện đối thủ cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện mình để không bị đối thủ cạnh tranh đè bẹp. Muốn vậy doanh nghiệp cần tìm tòi sáng tạo để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng tốt hơn, rẻ hơn mẫu mã đẹp hơn.

b) Nhà cung cấp

Là người cung cấp các yếu tố đầu vào đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp diễn ra bình thường. Trên thực tế nhà cung cấp thường được phân thành ba loại chủ yếu: loại cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu; cung cấp nhân công; cung cấp vốn và các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm. Như vậy mỗi doanh nghiệp cùng một lúc có quan hệ với nhiều nhà sản xuất thuộc cả ba loại trên. Vấn đề quan trọng là giữ được mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung ứng để đảm bảo việc cung ứng nhằm đảm bảo về số lượng, chất lượng, kịp thời về thời gian và ổn định về giá cả. Muốn vậy, doanh nghiệp bên cạnh lựa chọn nhà cung cấp chính và ổn định thì cũng phải đa dạng hóa các nguồn cung cấp để tránh độc quyền chèn ép từ các nhà cung ứng.

c) Khách hàng

Khách hàng là những người đang mua và sẽ mua hàng hóa của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp thì khách hàng là nhân tố sống còn quan trọng nhất của doanh nghiệp, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Khách hàng giải quyết khâu cuối cùng của sản xuất, đó là khâu tiêu thụ. Chỉ khi tiêu thụ được hàng hóa thì doanh nghiệp mới thu được vốn để tải sản xuất và lợi nhuận để mở rộng hoạt động kinh doanh, giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì đời sống của người dân cũng nâng lên kéo theo nhu cầu cũng cao hơn không chỉ đơn thuần là “ăn no mặc ấm” nữa mà còn nâng lên thành “ăn ngon mặc đẹp”. Do vậy doanh nghiệp muốn kéo khách hàng về phía mình thì không

21

ngừng hoàn thiện sản phẩm, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.

d) Sản phẩm thay thế

Những sản phẩm thay thế là cũng là một trong những lực lượng tạo nên sức ép cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp cùng ngành. Sự ra đời của sản phẩm thay thế mới là nhu cầu tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu tất yếu của thị trường theo hướng ngày càng đa dạng, phong phú. Chính nó làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm bị thay thế. Các sản phẩm thay thế nó sẽ chiếm ưu thế hơn về công nghệ, mẫu mã, giá cả và dần thu hẹp thị trường của sản phẩm bị thay thế. Để khắc phục tình trạng thị trường bị thu hẹp thì các doanh nghiệp phải luôn hướng tới những sản phẩm mới nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm thay thế hay nói cách khác doanh nghiệp phải luôn hướng tới khách hàng để tìm độ thỏa dụng mới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)