Nâng cao năng lực tài chính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6 (Trang 81)

Trong cơ chế kinh tế mới, việc giao quyền tự chủ hạch toán kinh doanh và sự tác động mạnh mẽ của thị trường trong và ngoài nước đòi hỏi các doanh nghiệp phải củng cố và tăng cường nguồn lực về tài chính để đảm bảo năng lực cạnh tranh.

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa quen với lối tư duy chiến lược, đa số các doanh nghiệp mới chỉ lập được các kế hoạch ngắn hạn và trung hạn ( 1 đến 5 năm), mỗi kế hoạch lại cũng chưa cụ thể và sát thực, chưa được thúc đẩy thực hiện một cách sát sao nên không chủ động đối phó với mọi biến động của nền kinh tế. Nhất là tình hình tài chính trong nước và thế giới luôn có nhiều biến động

71

từng giờ từng phút, thường gây ra các phản ứng dây chuyền và ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp. Các giải pháp tài chính phải thực hiện song song với các giải pháp về quản lý, về hiện đại hóa, về nhân lực mới đảm bảo hiệu quả tổng thể và tăng năng lực cạnh tranh cho công ty, tránh tình trạng công ty có thực lực tài sản mà không có thực lực cạnh tranh

Trước hết công ty cần lập kế hoạch trong 5 năm tới công ty sẽ đạt tỷ suất lợi nhuận trên 5%, tăng hệ số vốn chủ sở hữu lên khoảng trên 30% và tăng tỷ trọng vốn cố định trong tổng tài sản lên trên 50%. Nếu có hệ số vốn chủ sở hữu cao sẽ dễ chiếm được sự tin tưởng của các chủ đầu tư và các tổ chức tín dụng. Xây dựng là lĩnh vực hoạt động sử dụng những máy móc thiết bị có giá trị rất lớn, tỷ trọng vốn cố định trong tổng tài sản thường cao, vì vậy tăng tỷ trọng vốn cố định vừa cho phép thực hiện những nhiệm vụ sản xuất có yêu cầu kỹ thuật cao, vừa tăng được năng lực sản xuất để hấp dẫn chủ đầu tư. Hơn nữa, tỷ trọng vốn cố định cao sẽ lợi dụng được đòn bẩy hoạt động để tăng lợi nhuận cho công ty. Bộ phận tài chính – kế toán phải luôn theo sát các hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ và hiện đại hóa máy móc thiết bị, đầu tư nguồn nhân lực để đảm bảo hiệu quả về mặt tài chính của các hoạt động này.

Để tăng năng lực cạnh tranh, giảm chi phí là một giải pháp rất thiết thực và có tác dụng lâu dài. Trước hết đó là giảm chi phí nhờ tận dụng kinh nghiệm của người lao động để làm tăng năng suất, tăng chất lượng, giảm thiểu sai hỏng trong sản xuất và thi công. Muốn vậy, cần bố trí sản xuất kết hợp những người có kinh nghiệm, tay nghề cao với những lao động mới để có thể kèm cặp, truyển kinh nghiệm trong quá trinh sản xuất, phổ biến rộng rãi các kinh nghiệm trong sản xuất hoặc thi công.

Kết hợp với phòng kỹ thuật đẩy mạnh nghiên cứu cải tiến sản phẩm, cải tiến quy trình công nghệ, phối hợp với quá trình hiện đại hóa máy móc thiết bị để giảm hao phí nguyên vật liệu

Làm tốt công tác quản lý vật tư, hàng hóa cả về hiện vật và giá trị. Trong các công trình thi công lượng vật tư sử dụng rất nhiều cả về số lượng và chủng loại,

72

địa điểm thi công phân tán, mặt bằng rất rộng, cần phải có biện pháp quản lý chặt chẽ để giảm hao hụt mất mát. Nhất là hiện nay khi lực lượng lao động chính thức của công ty tại các công trường rất mỏng, phải thuê nhiều lao động thời vụ tại địa phương, ý thức trách nhiệm của họ trong sử dụng và bảo quản vật tư chưa cao càng dẫn đến tình trạng thất thoát vật tư ngày càng nhiều. Giảm lao động thời vụ trong kế hoạch chiến lược về nguồn nhân lực cũng có tác dụng hỗ trợ để thực hiện tốt giải pháp tài chính này. Tuy nhiên công ty nên thận trọng với phương pháp tiết kiệm vật tư để giảm chi phí, vấn đề này có thể sẽ dẫn tới sự nghi ngờ của chủ đầu tư về chất lượng công trình và tính hiệu quả sau khi hoàn thành dự án.

Cần rà soát lại các loại chi phí, xem xét cắt giảm các chi phí không cần thiết hoặc không mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên vấn đề cắt giảm chi phí không hề đơn giản, công ty cần phân loại chi phí, những chi phí nào tạo ra lợi nhuận, những chi phí nào lãng phí. Tại mỗi doanh nghiệp, các chi phí tập trung thành 4 nhóm chính là chi phí sản xuất ( nguyên vật liệu, nhiên liệu phục vụ sản xuất, lương công nhân sản xuất, dự trữ và vận chuyển nguyên vật liệu....), chi phí bán hàng ( lưu kho, chi phí marketting, giao dịch thương mại, lương nhân viên bán hàng..), chi phí tài chính, chi phí quản lý (lương bộ máy quản lý, công tác phí...). Trong những chi phí trên thì chi phí nào có thể cắt giảm, không nên cắt giảm tùy tiện, thiếu tính toán. Điều này đòi hỏi nhà quản lý phải có năng lực quản lý tài chính tốt để quản lý chặt chẽ tổng chi phí, kết cấu chi phí, đặc điểm các loại chi phí, từ đó đưa ra định mức cụ thể cho việc cắt giảm chi phí. Đồng thời phải có biện pháp thực hiện khéo léo và kiên quyết mới có thể thành công. Trong các loại chi phí của công ty, chi phí khác khá lớn, chiếm tỷ trọng 20% tổng chi phí. Do cơ chế hiện nay, để thắng thầu, các đơn vị thường phải có những chi phí giao dịch trước và trong khi tranh thầu khá tốn kém. Nếu có năng lực cạnh tranh tốt, công ty có thể giảm được các khoản chi phí đó mà vẫn thắng thầu và ngược lại giảm chi sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Số tiền tiết kiệm do cắt giảm chi phí có thể là không lớn nhưng tích tụ lại trong toàn công ty có thể trở thành một khoản đáng kể di chuyển sang đầu tư năng lực sản xuất.

73

Thực hiện tốt các biện pháp giảm chi phí mới có thể hạ giá thành, tăng năng lực cạnh tranh trong đấu thầu công trình, gia tăng lợi nhuận của công ty.

Hiện nay, các khoản phải thu, phải trả của công ty rất lớn vì vậy cần quản lý công nợ tốt hơn. Do đặc trưng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ đầu tư thường thanh toán theo từng giai đoạn của công trình. Ban đầu thường chỉ được ứng 10% giá trị nhưng đôi khi do các thủ tục giải ngân phức tạp công ty vẫn phải ứng trước để đảm bảo tiến độ thi công công trình. Các đợt thanh toán thường giải ngân chậm. Ngay cả khi hồ sơ quyết toán đã được duyệt, việc thu hồi nốt số nợ từ chủ đầu tư vẫn mất rất nhiều thời gian. Công ty thường xuyên bị đọng vốn ở các khoản phải thu trong khi nợ ngân hàng vẫn phải trả lãi dẫn tới lợi nhuận của công ty bị giảm. Vì vậy, bộ phận tài chính kế toán cần phải phối hợp chặt chẽ với phòng kinh doanh – đầu tư, phòng kỹ thuật để theo sát tiến độ thi công, thu hồi công nợ, giảm các khoản nợ đọng phải thu.

Mặt khác, các khoản vay và nợ ngắn hạn của công ty rất lớn, lãi vay ngân hàng cao làm tăng phát sinh lỗ và dư nợ vượt hạn mức. Công ty cần cải tiến công tác quản lý công nợ cho phù hợp thực tế thi công xây lắp để cải thiện tình hình tài chính, giảm hệ số nợ để đảm bảo năng lực tài chính trong cạnh tranh.

Đồng thời, nên sử dụng kết hợp nhiều biện pháp huy động vốn khác nhau, cổ phần hóa đã tạo thêm một kênh huy động vốn mới với nguồn cung không hạn chế. Công ty cần tăng cường huy động vốn từ các cổ đông trong và ngoài đơn vị. Huy động vốn bên ngoài vừa thu hút được nguồn đầu tư rộng rãi vừa là động lực thúc đẩy công ty phải hoạt động có hiệu quả hơn, thực hiện nghiêm chỉnh chế độ tài chính kế toán do yêu cầu phải công khai thông tin tài chính khi huy động vốn. Một nguồn huy động nữa là công ty có thể liên doanh liên kết với các đối tác bên ngoài có kinh nghiệm quản lý và thi công vừa tranh thủ nguồn vốn vừa tiếp thu được các kỹ thuật công nghệ mới. Năng lực liên doanh liên kết cũng là một trong các yếu tố tăng năng lực cạnh tranh của các đơn vị trong nền kinh tế mở hiện nay.

Tất cả các giải pháp tài chính trên đều phải hướng tới một mục đích là tạo khả năng thích ứng về tài chính, chủ động đối phó với mọi biến động của thị trường và tăng năng lực cạnh tranh cho công ty.

74

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6 (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)