Vốn và nguồn vốn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6 (Trang 44)

Vốn là tiền đề vật chất cần thiết cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bất kỳ hoạt động đầu tư mua sắm, hay phân phối nào đều phải xem xét tính toán với bài toán tài chính sao cho sử dụng hiệu quả nguồn lực có hạn này. Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn sẽ rất thuận lợi trong việc huy động vốn đầu tư, trong mua sắm, đổi mới công nghệ máy móc cũng như các điều kiện để đào tạo và đãi ngộ nhân sự. Từ những thuận lợi đó sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được trình độ chuyên môn, tay nghề cho cán bộ công nhân viên, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí để nâng cao sức cạnh tranh. Ngược lại các doanh nghiệp sẽ không tạo được uy tín về khả năng thanh toán và khả năng đáp ứng những sản phẩm và chất lượng cao đối với khách hàng, làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không tiến triển được và có nguy cơ bị thụt lùi hoặc phá sản. Như vậy, năng lực tài chính là yếu tố quan trọng đầu tiên để doanh nghiệp hình thành và phát triển. Trong mọi doanh nghiệp, vốn đều gồm hai bộ phận: Vốn chủ sở hữu và nợ, mỗi bộ phận này đều được cấu thành bởi nhiều khoản mục khác nhau tùy theo tính

34

chất của chúng. Việc lựa chọn nguồn vốn trong các doanh nghiệp khác nhau sẽ không giống nhau, nó phụ thuộc vào một loạt các nhân tố như: trạng thái của nền kinh tế, ngành kinh doanh hay lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, quy mô và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý của doanh nghiệp, chiến lược đầu tư và chiến lược phát triển của doanh nghiệp, thái độ của chủ doanh nghiệp, chính sách thuế…

Tùy theo hoạt động của doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể, mỗi doanh nghiệp có thể có các phương tiện huy động vốn khác nhau. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp được đa dạng hóa nhằm khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và thị trường tài chính sớm tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng khả năng thu hút vốn vào kinh doanh.

Các dự án thuộc lĩnh vực cấp thoát nước và môi trường mà Công ty đang thực hiện đều là các dự án có tổng mức đầu tư lớn, tốc độ bỏ vốn đều qua các năm, phụ thuộc vào tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn qua từng năm. Các dự án khi mới bắt đầu đi vào triền khai xây dựng đều đòi hỏi một lượng vốn lớn, phải huy động toàn lực và nó ảnh hưởng tới sự thành công cũng như tiến độ của dự án. Trong tình hình hiện nay khi mà các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nói riêng đang gặp khó khăn lớn trong vấn đề huy động vốn đầu tư cho các dự án thì việc đáp ứng vốn đủ về số lượng và kịp về thời gian là cả một sự nỗ lực và sự cố gắng rất lớn của Công ty. Thông thường đối với các dự án xây dựng thì lượng vốn trong những năm đầu đòi hỏi rất lớn cho công tác xây dựng và mua sắm thiết bị thi công cũng như thiết bị cho nhà máy, còn những năm tiếp theo chủ yếu thực hiện việc lắp đặt, hoàn thiện và nghiệm thu công trình nên lượng vốn sẽ cần ít hơn. Bởi vậy, trong những năm gần đây, các dự án sắp hoàn thành được bổ sung ít vốn, chủ yếu vốn trong những năm này là dành cho những dự án mới được triển khai như dự án đầu tư nâng công suất Nhà máy nước Tiền Trung giai đoạn II lên 15.000m3/ngày đêm, gói thầu số 3 + 5: Hệ thống thoát nước và trạm xử lý nước thải TP Phủ Lý - Hà Nam do chính phủ Thụy Điển tài trợ vốn; Gói thầu

35

kè và hạ tầng kỹ thuật xung quanh các hồ nhỏ thuộc Dự án “xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây” với giá trị 83 tỷ đồng. Gói thầu “nâng cấp, cải tạo và mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Hội An - tỉnh Quảng Nam” trị giá 115 tỷ đồng do Ngân hàng Đức tài trợ vốn.

Đang trên đà phát triển nên hiện nay Công ty luôn có nhu cầu cao về vốn. Không những thế, nhu cầu đổi mới công nghệ để đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh cũng như yêu cầu của thị trường cũng cần sử dụng một nguồn vốn lớn để đầu tư. Do vậy, việc huy động vốn luôn được Hội đồng quản trị quan tâm để đáp ứng nhu cầu đầu tư tăng trưởng sản xuất, đảm bảo chủ động về vốn, đẩy kịp tiến độ dự án. Công ty đã lựa chọn và áp dụng các hình thức huy động vốn là: Vốn ngân sách nhà nước, vốn do Công ty tự bổ sung, vốn tín dụng và các nguồn vốn khác.

Bảng 2.3. Tổng số vốn đầu tư từ năm 2009-20013

Đơn vị: triệu đồng

STT Các chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

1 Vốn ngân sách Nhà nước 1.684 1.460 1.084 832 1.249 2 Vốn tín dụng đầu tư phát triển

của Nhà nước - - 3.410 1.676 2.513

3 Vốn tín dụng thương mại 6.736 9.726 19.823 37.082 55.623 4 Vốn tự có 7.578 8.818 15.853 29.587 44.381 5 Các nguồn vốn khác 842 1.045 1.329 3.337 5.006

Tổng số 16.839 21.049 41.499 72.515 108.772 Qua bảng 2.3 ta thấy năm 2009, vốn tự có của Doanh nghiệp dùng cho đầu tư là không đáng kể. Từ năm 2011 do việc tổ chức lại hình thức quản lý, hiệu quả việc sử dụng vốn được nâng cao nên phần vốn dành cho đầu tư đã tăng lên, đến năm 2013 tổng vốn đầu tư đã đạt 108.772 tỷ đồng. Mặt khác, Công ty đã thu hút được nhiều lượng vốn nhàn rỗi phục vụ cho các dự án đầu tư xây dựng, tăng khả năng thực hiện các công trình và mở rộng các lĩnh vực kinh doanh.

36

a. Vốn ngân sách nhà nước

Trước đây Công ty trực thuộc Bộ Xây dựng, bởi vậy nguồn vốn Ngân sách là nguồn vốn chủ yếu quan trọng nhất, do vậy hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao. Bởi vậy với việc tổ chức lại Công ty, Nhà nước đã rút dần tầm ảnh hưởng cũng như chế độ ưu đãi, lượng vốn bổ sung hàng năm cũng giảm đi. Trong những năm gần đây, vốn Ngân sách Nhà nước cấp cho Công ty để thực hiện các dự án khá ít và phân tán, Nhà nước hỗ trợ chủ yếu bằng các chính sách ưu đãi về thuế; quyền sử dụng đất và thuê đất; hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng; trợ giá bán nước cho các nhà máy nước mới đi vào hoạt động.

b. Vốn do Công ty tự bổ sung

Nguồn vốn này trích từ quỹ đầu tư phát triển của Công ty, chủ yếu trích từ lợi nhuận giữ lại. Ngoài ra Công ty còn có các phương án tăng vốn điều lệ bằng cách huy động từ các cán bộ công nhân viên thông qua phát hành cổ phần.

Năm 2009, vốn tự có của Công ty dành cho đầu tư là không đáng kể do mới thành lập Công ty. Từ năm 2010, hoạt động sản xuất kinh doanh bước đầu đã đạt được kết quả nên phần vốn dành cho việc đầu tư đã tăng lên, đồng thời với chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trong những năm gần đây, Công ty đã thu hút được lượng vốn nhàn rỗi trong cán bộ công nhân viên để phục vụ cho mục đích đầu tư. Bởi vậy, những năm gần đây lượng vốn do Công ty tự bổ sung đã tăng lên đáng kể, góp phần đáp ứng được yêu cầu và tiến độ các công trình.

c. Vốn tín dụng

Hiện nay, Công ty có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng: Ngân hàng Công thương, Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí, Ngân hàng Quân đội…..Thông thường trong các dự án xây dựng thuộc lĩnh vực cấp thoát nước và môi trường, tổng mức vốn đầu tư được phân chia theo cơ cấu 30% vốn tự có và 70% vốn đi vay, trong đó chủ yếu là vốn vay tín dụng thương mại.

37

Bảng 2.4. Cơ cấu vốn đầu tư

Đơn vị: triệu đồng STT Tên dự án Tổng vốn đầu tư Vốn tự có Vốn vay Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 1 Hệ thống cấp nước khu công nghiệp Nam

Sách – Hải Dương

36.016 14.756 30 21.260 70

2 Hạ tầng Khu công

nghiệp Vsip Bắc Ninh 165.000 33.000 20 132.000 80% 3 Nhà máy nước Vsip

Hải Phòng 69.000 17.250 25 51.75 75% Qua bảng 2.4 ta thấy trong hầu hết các dự án, phần vốn vay luôn chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò cực kỳ quan trọng. Vốn vay ngân hàng nhằm mục đích bổ sung vốn lưu động để mua sắm thiết bị thi công, xây dựng cơ sở hạ tầng – đây là các phần việc đòi hỏi vốn lớn nhất. Mặc dù việc vay lượng vốn lớn kéo theo gánh nặng trả nợ, nhưng do các dự án của Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực cấp thoát nước và môi trường, là lĩnh vực rất thiết yếu phục vụ nhu cầu của nhân dân nên các dự án này thường được Nhà nước dành cho nhiều ưu đãi để đảm bảo khả năng trả nợ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d. Các nguồn vốn khác

Các nguồn vốn khác chủ yếu được huy động từ các nhà đầu tư thông qua việc phát hành cổ phiếu. Lượng vốn này có tốc độ tăng rất nhanh: Năm 2009 lượng vốn này huy động tăng gấp 50 lần so với năm 2008. Đến năm 2010 tăng 10 lần so với năm 2009. Điều này có thể lý giải bởi sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời Công ty là một doanh nghiệp thuộc nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả nên cổ phiểu của Công ty có được sự đảm bảo

38

chắc chắn, thu hút được nhiều nhà đầu tư. Đến nay, nguồn vốn này là nguồn vốn được chú trọng phát triển trong tương lai để giúp công ty huy động vốn phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng.

2.1.2.2. Nguồn nhân lực

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì không chỉ cần có máy móc thiết bị mà còn phải có nguồn nhân lực. Con người là nhân tố quyết định sự thành bại của hoạt động kinh doanh. Chính vì thế năng lực của nhân sự là vô cùng quan trọng đối với công ty. Năng lực nhân sự được thể hiện qua các mặt:

+ Thái độ làm việc + Phong cách làm việc

+ Trình độ của người lao động + Thâm niên công tác

Đặc thù của công ty là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải lành nghề, thích ứng nhanh với nhu cầu thị trường, có trách nhiệm trong công việc, có tinh thần hợp tác. Không những thế công ty luôn phải đổi mới cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm vì vậy đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải có tính thích ứng nhanh.

Năng lực nguồn nhân lực công ty như sau: + Chủ tịch hội đồng quản trị : 1 người + Giám đốc công ty : 1 người

+ Phó giám đốc công ty : 3 người + Giám đốc chi nhánh : 2 người + Giám đốc điều hành dự án : 8 người + Trưởng, phó phòng công ty : 8 người

39

Bảng 2.5. Cán bộ quản lý và chuyên môn kỹ thuật Trình độ chuyên môn kỹ

thuật

Kinh nghiệm công tác Tổng số <= 5 năm <= 10 năm > 10 năm

1 2 3 4 5

Đại học và trên đại học

KS Xây dựng 10 20 05 35 KS Giao thông 02 05 02 09 Kiến trúc sư 01 04 05 KS Cơ khí 03 04 07 KS Máy xây dựng 05 03 08 KS điện 12 10 05 27 KS cấp thoát nước 16 18 04 38 KS trắc đạc 01 03 04 KS thủy lợi 01 04 05 KS Kinh tế xây dựng 04 05 02 11 Cử nhân kinh tế 06 15 03 24 Cử nhân luật 02 02 Cao đẳng hoặc tương đương Cao đẳng xây dựng 08 06 14 Cao đẳng kinh tế 05 04 09 Tổng sổ 74 103 20 197

Qua bảng 2.5 trên ta thấy tổng số lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên là 197 người. Trong đó số người có thâm niên công tác <= 5 năm là 74 người chiếm 37,56%, số người có thâm niên công tác <=10 năm là 103 người chiếm 52,38%, số người có thâm niên công tác >10 năm là 20 người chiếm 10,15%.

40

Bảng 2.6. Cơ cấu công nhân kỹ thuật phân theo cấp bậc thợ STT Ngành nghề Tổng số Trong đó Bậc 3/7 Bậc 4/7 Bậc 5/7 Bậc 6/7 Bậc 7/7 1 Thợ nề 85 12 12 37 15 9 2 Thợ sắt 46 8 7 24 5 2 3 Thợ mộc 17 5 9 3 4 Thợ điện 69 12 17 33 5 2 5 Thợ nước 97 14 13 47 16 7 6 Thợ hàn 25 6 3 14 2 7 Thợ Bê tông 41 4 12 25 8 Thợ lái xúc bánh lốp 4 4 9 Thợ vận hành máy xây dựng 6 4 2 10 Thợ lái xe 4 4 11 Thợ lái cẩu 3 3 12 Thợ cơ khí 28 4 2 22 13 Thợ lắp máy 12 9 1 2 14 Thợ trắc địa 12 3 8 1 Tổng cộng 449 60 81 236 50 22

Lao động phổ thông: 252 người

Bảng 2.7. Bảng số liệu năng lực nguồn nhân lực Loại Kỹ sư cán bộ Đại học và trên đại học Trình độ cao đẳng Công nhân kỹ thuật Lao động phổ thông Số lượng người 174 23 449 252

41

Hình 2.1. Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty

Biểu đồ cơ cấu nhân lực

19% 3% 50% 28% Kỹ sư cán bộ Đại học và trên đại học Trình độ cao đẳng Công nhân kỹ thuật Lao động phổ thông

Qua biểu đồ cơ cấu nguồn nhân lực ta thấy: Lực lượng lao động công nhân kỹ thuật có số lượng nhiều nhất chiểm tỉ lệ 50%, tiếp theo đó là nguồn lao động phổ thông với 28%, tiếp đến là lực lượng kỹ sư cán bộ Đại học và trên đại học với tỉ lệ 19%, cuối cùng là lực lượng lao động có trình độ cao đẳng là thấp nhất chỉ chiếm có 3%. Như vậy nguồn lao động của công ty có trình độ chuyên môn được đào tạo bài bản trong các trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp là tương đối cao so với mặt bằng lao động trong nước. Điều này là nhân tố thuận lợi nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.

2.1.2.3. Trình độ công nghệ

Máy móc thiết bị và công nghệ có ảnh hưởng một cách sâu sắc tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó là yếu tố vật chất quan trọng bậc nhất thể hiện năng lực sản xuất của một doanh nghiệp và tác động trực tiếp tới một doanh nghiệp. Nó đóng vai trò như là công nghệ quyết định đến giá thành và giá bán và chất lượng sản phẩm. Một doanh nghiệp có trang thiết bị máy móc hiện đại thì sản phẩm của họ nhất định sẽ có chất lượng cao. Ngược lại không có một doanh nghiệp nào có thể nói là có năng lực cạnh tranh cao khi mà trong tay họ là cả hệ thống máy móc cũ kỹ với công nghệ sản xuất lạc hậu. Ta có thể thấy năng lực máy móc thiết bị của công ty qua bảng số liệu sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

42

Bảng 2.8. Thống kê thiết bị thi công

STT Tên thiết bị Kiểu nhãn

hiệu Số lượng Năm sản xuất Công suất hoạt động

1 Máy đào SAMSUNG 2 2007 0,60m3

2 Máy đào SAMSUNG 3 2006 1,25m3

3 Máy ủi HITACHI 5 2007 1m3

4 Cần trục TADANO 2 2007 12 tấn

5 Máy lu đầm SAKAI 1 2007 6,8CP

6 Máy nén khí HOLMAN 1 2008 21 m3/ph

7 Máy khoan thăm dò, khảo sát địa chất công trình

ZIP, XJ, YPB,

XY-1TD 2 2005 150m

8 Máy khoan đập cáp YKC22-30 3 2006 22-40KW 9 Trạm trộn bê tông thương phẩm 1 2008 60m3/p

10 Máy trộn bê tông TZC1000 5 2008 1m3

11 Máy trộn vữa B200 8 2007 0,15m3

12 Tời kéo ống HUSQVARNA 2 2007 3-5 tấn

13 Máy hàn tự phát DENYO 2 2008 24KVA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6 (Trang 44)