Những hạn chế, nguyên nhân và vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6 (Trang 63)

Ngoài những điểm mạnh, năng lực cạnh tranh của công ty vẫn còn một số hạn chế tìm đúng nguyên nhân để có phương hướng khắc phục.

53

Tuy chất lượng sản phẩm có tăng nhưng chưa đồng đều ở tất cả các khâu vì công ty mới đầu tư từng phần, chất lượng mới tăng mạnh ở khâu thiết kế

Trong quá trình đấu thầu, mặc dù công ty không chọn phương pháp cạnh tranh bằng cách phá giá để thắng thầu nhưng giảm giá để tăng sự hấp dẫn của hồ sơ thầu vẫn là yêu cầu quan trọng. Một số trường hợp, mặc dù công ty đã hạ được giá đấu thầu xuống thấp hơn giá tính theo định mức chi phí của ngành nhưng nhìn chung vẫn còn cao, chưa đảm bảo yêu cầu cạnh tranh lâu dài.

Các điểm mạnh hiện có của công ty chỉ có tính nhất thời, không phải là lợi thế cạnh tranh bền vững có thế củng cố và nâng cao vị thế của công ty. Nguyên nhân của thực trạng này có thể khái quát như sau:

Một là: Máy móc thiết bị hiện có của công ty còn thiếu nhiều và không đồng bộ, hệ số hao mòn lớn. Những năm gần đây công ty đã cố gắng đầu tư mua máy móc thiết bị mới nhưng mới chỉ đầu tư từng phần theo kiểu thiếu đâu mua đấy chứ chưa xây dựng được một chiến lược đầu tư dài hạn cho máy móc thiết bị công nghệ. Mặt khác do chưa có định hướng cho hoạt động đầu tư nên giá trị đầu tư dàn trải, chưa tập trung cho các máy móc thiết bị và công nghệ có vai trò quyết định tới năng lực cạnh tranh của công ty. Để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các công trình xây dựng hiện nay có xu hướng đồ sộ hơn, kỹ thuật cao hơn... nên máy móc phục vụ thi công, nhất là thiết bị chuyên dùng cần phải đầu tư lớn thì mới đủ năng lực đấu thầu và thi công nhưng nếu đầu tư những thiết bị hiện đại, thế hệ mới 100% thì cần vốn rất lớn, tiền khấu hao thiết bị cũng lớn hơn, giá thành công trình cao. Hơn nữa thiết bị càng hiện đại càng đòi hỏi tính đồng bộ và trình độ sử dụng, trình độ quản lý tiên tiến và công ty sẽ khó đáp ứng được yêu cầu này ngay lập tức. Vì vậy, công ty đã đầu tư phần lớn là các máy móc thiết bị đã qua sử dụng và thế hệ công nghệ vừa phải để lượng vốn đầu tư ban đầu không quá lớn. Thực tế cũng chưa có ai nghiên cứu, so sánh và tổng kết hiệu quả thực sự của biện pháp này chỉ biết rằng quá trình quản lý khai thác, sử dụng thiết bị cũ không đảm bảo tái sản xuất lâu dài và không đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh do thiếu tính đồng bộ và sự chuẩn hóa.

54

thành lập nên công ty vừa phải củng cố nhân lực, ổn định tổ chức vừa đảm bảo sản xuất kinh doanh để duy trì việc làm và thu nhập cho người lao động. Hiện nay tuy trình độ nguồn nhân lực của công ty có cao hơn so với mặt bằng nhưng lại không ổn định. Những lao động có tay nghề chuyên môn nhưng đã quá tuổi, khó đào tạo lại để thích ứng với kỹ thuật mới. Lực lượng lao động trẻ tay nghề cũng không đồng đều lại là những công nhân được đào tạo sơ sài tại các trường nghề hoặc vừa học vừa làm nên trình độ tay nghề không cao. Việc các đội xây lắp của công ty phải thường xuyên thuê thêm lao động thời vụ tại địa phương đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, tiến độ thi công và rất bị động trong điều hành sản xuất.

Ba là: Các công trình dự án của công ty tham gia hầu hết là nguồn vốn ngân sách được áp dụng thanh toán theo định mức và đơn giá xây dựng của Nhà nước và địa phương, thủ tục rất cứng nhắc và phức tạp. Hàng năm, công ty phải vay ngân hàng rất nhiều dẫn tới số tiền lãi vay phải trả lớn ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tổ chức đối chiếu và thu hồi công nợ với bên ngoài chưa tốt nên nợ tồn đọng mỗi năm một tăng, các khoản thu nội bộ ở một số đơn vị thành viên chưa được giải quyết dứt điểm. Tình trạng chủ đầu tư ( bên A) nợ dây dưa, thanh toán chậm cũng là một lý do khách quan

Bốn là: Trên nguyên tắc, giá bán nước được xác định ngay khi lập dự án, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của dự án bởi sự phát triển mạnh của nền kinh tế cùng với những bất ổn về kinh tế, chính trị trong và ngoài nước đã kéo theo hiện tượng lạm phát, giá cả tăng nhanh, giá bán nước ban đầu đã không còn phù hợp với tình hình thị trường hiện tại trong khi chi phí các nguyên vật liệu đầu o và các chi phí liên quan đều tăng lên làm cho lợi nhuận giảm. Nếu lập tờ trình gửi lên các cơ quan quản lý để đề nghị tăng giá bán nước thì thường việc thông qua rất chậm trễ, kéo dài, đến khi được áp dụng thì giá đó trở lên bất hợp lý

Thực trạng trên dẫn tới năng lực cạnh tranh của công ty chưa cao. Từ việc xác định được những nguyên nhân của các hạn chế, công ty có thể tìm ra các giải pháp kịp thời và có hiệu quả, đáp ứng tốt hơn yêu cầu sản xuất kinh doanh trong thời gian tới và đạt được các mục tiêu phát triển lâu dài.

55

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Bên cạnh việc giới thiệu khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần VIWASEEN 6, chương 2 tập trung đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty trong quá trình hội nhập quốc tế. Qua đó, luận văn cũng rút ra được những lợi thế cũng như điểm yếu của doanh nghiệp, đồng thời cũng phân tích những cơ hội và thách thức mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại. Trên cơ sở nhận thức, hiểu rõ các nguồn lực hiện có và mục tiêu phát triển, cần có những phương hướng cụ thể, rõ ràng từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu và khả thi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty.

56

CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIWASEEN 6

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)