PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6 (Trang 26)

của mỗi doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập hiện nay. Các doanh nghiệp chỉ có thể phát triển được khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng lên. Năng lực cạnh tranh giúp cho các doanh nghiệp thực hiện tốt chức năng, vai trò của mình đồng thời giúp cho doanh nghiệp vượt qua những thử thách và tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp mình.

1.2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NGHIỆP

1.2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NGHIỆP

Thương hiệu của doanh nghiệp là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Xây dựng được một thương hiệu có tên tuổi trên thị trường là một điều khó đỏi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược lâu dài và đúng đắn. Để giữ được thương hiệu lại càng khó hơn. Thương hiệu là bản chứng nhận uy tín của doanh nghiệp trên thị trường đối với khách hàng. Thương hiệu là một tài sản vô hình của doanh nghiệp, khó thấy rõ lợi ích mà nó mang lại ngay trước mắt nhưng ảnh hưởng của nó là vô cùng to lớn với các hoạt động của doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp tạo được uy tín với bạn hàng, khách hàng thì đó là một tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp trong tương lai.

1.2.1.2. Thị phần

Trên thực tế có rất nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác, trong đó thị phần là một chỉ tiêu thường hay được sử dụng. Thị phần được hiểu là phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm giữ trong tổng dung lượng thị trường. Do đó thị phần của doanh nghiệp được xác định:

Thị phần của doanh nghiệp = Doanh thu của doanh nghiệp Tổng doanh thu toàn ngành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)