Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một công ty không nhất thiết phải theo đuổi các cơ hội tốt nhất mà có thể thay thế vào đó là tạo dựng khả năng phát triển lợi thế cạnh tranh bằng cách tìm hiểu mức độ phù hợp giữa các điểm mạnh của mình và cơ hội sắp đến. Trong một số trường hợp công ty có thể khắc phục điểm yếu của mình để giành được những cơ hội hấp dẫn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc mở cửa, giao lưu kinh tế-văn hóa với các nước là điều không thể tránh khỏi và rủi ro trên thương trường đối với doanh nghiệp cũng không nhỏ. Vì vậy, phân tích SWOT sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết phần nào vấn đề này.
Vì mô hình SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lô gic dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định – một công cụ rất hữu dụng trong việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. SWOT được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ. Cho phép phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng tương đối tới khả năng cạnh tranh của công ty.
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats
67
(Thách thức) - là một mô hình nổi tiếng trong việc phân tích.
a) Strengths : Là thế mạnh của doanh nghiệp. Là tổng hợp tất cả các thuộc tính, các yếu tố bên trong làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Hay nói cách khác đó là tất cả các nguồn lực mà doanh nghiệp có thể huy động, sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Thế mạnh của doanh nghiệp thường thể hiện ở lợi thế của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh trên thị trường. Như lợi thế về quy cách, mẫu mã, chi phí, thương hiệu, tính chất quản lý, phẩm chất kinh doanh, uy tín doanh nghiệp trên thị trường.
Strengths thường trả lời cho câu hỏi: Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất? Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy được ở mình là gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác. Cần thực tế chứ không khiêm tốn. Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn, nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp các sản phẩm chất lượng cao thì một quy trình sản xuất với chất lượng như vậy không phải là ưu thế mà là điều cần thiết để có thể tồn tại trên thị trường.
b) Weaknesses: Là những điểm yếu của doanh nghiệp, là tất cả những thuộc tính làm suy giảm tiềm lực của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của mình một cách lâu dài và dành được thế mạnh, sự thắng lợi trên thị trường cạnh tranh, đạt được các mục tiêu chiến lược đề ra.
Weaknesses thường trả lời cho các câu hỏi: Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào làm tốt nhất? Cần tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở cả bên trong và bên ngoài. Người khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy. Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật.
Strengths và Weaknesses của một doanh nghiệp được coi là yếu tố bên trong doanh nghiệp. Mỗi yếu tố bên trong của doanh nghiệp vừa là điểm mạnh vừa là
68
điểm yếu trong quá trình kinh doanh trên thị trường. Vấn đề là doanh nghiệp đó phải cố gắng phát huy, phát hiện, khai thác, phân tích cặn kẽ các yếu tố nội bộ để tìm ra những ưu điểm, hạn chế, yếu kém của mình so với đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm giảm bớt nhược điểm, phát huy thế mạnh của doanh nghiệp để đạt được lợi thế tối đa trong cạnh tranh.
c) Opportunities (Cơ hội)
Cơ hội (đánh giá một cách lạc quan) thường trả lời cho câu hỏi: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mình biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan tới lĩnh vực hoạt động của công ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số....Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không. Cũng có thể làm ngược lại, rà soát các yếu điểm của mình và tự đặt ra câu hỏi có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ chúng.
d) Threats (Thách thức)
Thách thức (các trở ngại), là những yếu tố gây ra các tác động tiêu cực sẽ gây tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thiệt hại về hàng hóa, tài sản, thu hẹp thị trường và tổn hại tới uy tín thương hiệu.
Threats trả lời cho câu hỏi: Những trở ngại đang gặp phải? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có yếu điểm nào đang đe dọa công ty? Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần làm và biến yếu điểm thành triển vọng.
Opportunities và Threats là những yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp. Quá trình tự do thương mại là thời cơ đem lại cho các doanh nghiệp được tự do kinh doanh, ít gặp rào cản thương mại, tự do mở rộng thị trường mua bán sản phẩm của mình nhưng cũng đặt doanh nghiệp trước những thách thức như cạnh tranh trên thị trường sẽ gay gắt hơn cả về mức độ và phạm vi, chỉ doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt thì tồn tại, doanh nghiệp cạnh tranh kém thì dẫn tới thua lỗ, phá sản.
69
Áp dụng phương pháp phân tích mô hình SWOT vào công ty cổ phần VIWASEEN 6 như sau:
*) Thế mạnh của Công ty:
Công ty có kinh nghiệm trong việc sản xuất sản phẩm nước tinh khiết. Là một đơn vị thành viên của Tổng công ty VIWASEEN, công ty đã mở rộng mô hình sản xuất kinh doanh tham gia vào lĩnh vực xây dựng và sản xuất nước tinh khiết đóng chai, bình thương hiệu Viwaseen bước đầu gây dựng được thương hiệu và uy tín
Về tài chính, công ty đã xây dựng được quan hệ tốt với các Ngân hàng nên luôn đảm bảo được nguồn vốn cho các công trình thắng thầu. Tình hình tài chính của công ty có nhiều tiến bộ trong những năm gần đây, đã giảm bớt được nợ đọng xây dựng cơ bản từ trước, không bị lỗ, bước đầu có tích lũy tái đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
Công ty đã áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh.
Thế mạnh trong khâu thiết kế. *) Điểm yếu:
Chất lượng sản phẩm tuy có tăng nhưng chưa cao Chưa đảm bảo yêu cầu cạnh tranh trong đấu thầu Vốn tự có ít ảnh hưởng tới tính tự chủ về tài chính
Tình độ nguồn nhân lực và năng lực quản lý còn hạn chế *) Cơ hội
Theo quan điểm của định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, hoạt động cấp nước được coi là hoạt động kinh doanh chịu sự kiểm soát của Nhà nước, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị cấp nước và khách hàng sử dụng nước, trong đó có xét đến việc hỗ trợ cấp nước cho người nghèo, các khu vực đặc biệt khó khăn; phát triển hoạt động cấp nước bền vững; khai thác, sản xuất và cung cấp nước sạch không phụ thuộc vào địa giới hành chính; khuyến khích sử dụng nước sạch an toàn; tiết kiệm; ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ;
70
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tỷ lệ bao phủ dịch vụ cấp nước sạch tại các đô thị đạt 100%; với tiêu chuẩn cấp nước bình quân đạt 120 lít/người/ngày đêm, chất lượng nước đạt quy chuẩn quy định; tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch tại các đô thị dưới 15%; dịch vụ cấp nước ổn định, liên tục 24 giờ/ngày, áp lực nước trên toàn mạng đạt quy chuẩn quy định.
Tầm nhìn đến năm 2050, tất cả các đô thị, khu công nghiệp được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cấp nước trên cơ sở cấp nước ổn định, chất lượng bảo đảm, dịch vụ tốt và kinh tế.
Trên cơ sở của định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, các công ty cấp nước sẽ chuyển sang hoạt động kinh doanh thực sự khi thực hiện tính giá tiêu thụ nước sạch theo nguyên tắc tính đúng tính đủ mọi chi phí. Xác định rằng sản xuất và cung cấp nước sạch là một trong những lĩnh vực thiết yếu, tạo nguồn doanh thu ổn định và lâu dài cho Công ty, tạo điều kiện cho công ty có tự chủ về tài chính và đó là điều kiện tiên quyết để lĩnh vực cấp nước phát triển bền vững.
*) Nguy cơ
Hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Lãi suất vốn vay ngân hàng cao.