Xây dựng và củng cố tổ chức đảng trong doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoà

Một phần của tài liệu tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố đà nẵng (Trang 86)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA FDI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KT-XH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ

3.3.7.2Xây dựng và củng cố tổ chức đảng trong doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoà

nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Để khu vực FDI phát triển lành mạnh cần phải có sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Việc xây dựng, phát huy vai trò hạt nhân chính trị, chức năng lãnh đạo của tổ chức đảng trong doanh nghiệp là vấn đề quan trọng và cấp thiết. Nhưng hiện nay chỉ có 4% doanh nghiệp FDI có tổ chức đảng, cần khẩn trương tiến hành các các giải pháp nhằm xây dựng và củng

cố tổ chức đảng trong các doanh nghiệp này như sau:

a) Ở doanh nghiệp chưa có tổ chức đảng:

Trước mắt, tập trung thành lập chi bộ ở những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, ổn định, có đông người lao động, có đủ đảng viên và doanh nghiệp có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế của thành phố.

Đảm bảo yếu tố hình thành tổ chức đảng: doanh nghiệp có đủ 3 đảng viên

chính thức trở lên thì tiến hành thành lập chi bộ, những nơi chưa có đủ số lượng đảng viên thì thành lập chi bộ ghép trực thuộc xã, phường hoặc quận, huyện.

Để hình thành thành tổ chức đảng: chú trọng xây dựng và nâng cao

chất lượng hoạt động của các đoàn thể quần chúng trong doanh nghiệp, nhất là tổ chức công đoàn và đoàn thanh niên. Tổ chức đoàn thể vững mạnh tạo điều kiện thuận lợi để hình thành tổ chức đảng; làm tốt công tác phát triển đảng viên (nơi có tổ chức đảng), nơi chưa có thì tổ chức đảng ở địa phương (nơi quần chúng cư trú), thì chịu trách nhiệm theo dõi kết nạp đảng viên mới những quần chúng ưu tú đang làm việc tại doanh nghiệp; doanh nghiệp có 3 đảng viên chính thức trở lên mà đang sinh hoạt ở địa phương, thì làm thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng về doanh nghiệp và thành lập chi bộ; đối với các dự án chuẩn bị thành lập doanh nghiệp có vốn Nhà nước liên doanh với nước ngoài, các cấp uỷ và chính quyền chuẩn bị điều kiện để thành lập ngay tổ chức đảng khi doanh nghiệp đi vào hoạt động, trong đó chú ý lựa chọn cán bộ để đưa vào liên doanh phải gắn với công tác thành lập tổ chức đảng, trước hết là những cán bộ chủ chốt doanh nghiệp.

b) Củng cố tổ chức đảng:

Đối với cấp uỷ, đảng viên của tổ chức đảng trong doanh nghiệp FDI cần:

Làm tốt công tác chính trị tư tưởng, nâng cao chất lượng đảng viên, đảng viên gương mẫu và có uy tín trong doanh nghiệp.

Tổ chức đảng thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, thể hiện vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo người lao động và vận động, thuyết phục nhà đầu tư thực hiện tốt đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các thoả ước lao động đã ký kết, góp phần xây dựng doanh nghiệp phát triển ổn định.

Chủ động và tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thực hiện được vai trò lãnh đạo của mình; quan tâm, chỉ đạo xây dựng các đoàn thể công đoàn, đoàn thanh niên vững mạnh; xây dựng được quy chế hoạt động phù hợp với đặc điểm tình hình của doanh nghiệp, đồng thời chủ động xây dựng thoả ước với chủ doanh nghiệp (thể chế hoá được hoạt động của tổ chức đảng).

Đối với các cấp uỷ cấp trên: tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, tạo

điều kiện để tổ chức đảng hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ; cử đảng viên là cán bộ có trình độ, năng lực, am hiểu và tâm huyết với công tác đảng, giỏi về quản lý, thông thạo ngoại ngữ, luật pháp tham gia cấp uỷ ở khu vực này, bồi dưỡng phát triển đảng viên mới tại doanh nghiệp FDI, đồng thời chuyển những đảng viên sinh hoạt đảng nơi cư trú, về sinh hoạt đảng tại tổ chức đảng nơi làm việc.

KẾT LUẬN

FDI có vai trò quan trọng đối việc phát triển kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Nó góp phần nâng cao năng lực sản xuất của quốc gia thông qua cung cấp về vốn, công nghệ sản xuất tiên tiến, kỹ năng và trình độ quản lý, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Tuy nhiên sự tác động của FDI không chỉ là chiều thuận với sự phát triển KT-XH mà đôi khi nó còn có tác động nghịch. Việc sử dụng có hiệu quả FDI, phát huy những mặt tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực còn phụ thuộc rất nhiều vào chính sách thu hút và năng lực quản lý, điều hành nền KT-XH của nước tiếp nhận đầu tư.

Gần 10 năm qua từ khi được chia tách từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, thành phố Đà Nẵng đã từng bước đạt được những thành công nhất định trong quá trình thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn FDI, phục vụ cho quá trình phát triển KT-XH. FDI đã có những tác động tích cực trong quá trình xây dựng và phát triển KT-XH; bổ sung nguồn vốn cho phát triển KT-XH góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, với đóng góp vào GDP với tỷ lệ cao hơn 7%; thúc đẩy quá trình phát triển công nghệ, và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH; giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động; nâng cao chất lượng lao động, phát triển nguồn nhân lực. Tuy FDI có một số tác động tiêu cực đối với KT-XH là điều khó tránh khỏi, song tác động tích cực là cơ bản, là nguồn lực hữu hiệu thúc đẩy sự phát triển của thành phố, nhằm đưa Đà Nẵng thành đô thị hiện đại văn minh, giàu bản sắc.

Trong thời gian tới, thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn FDI là chủ trương và mục tiêu có tính chiến lược lâu dài của thành phố. Hội nhập và hội nhập sâu vào kinh tế thế giới và khu vực (đặc biệt khi Việt Nam tham gia

WTO, Đà Nẵng cũng như cả nước đang đứng trước những cơ hội lớn, đồng thời phải đối đầu với thách thức không nhỏ, trong đó có lĩnh vực thu hút FDI.

Tuy nhiên, “cơ hội tự nó không biến thành lực lượng vật chất trên thị trường mà tùy thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội của chúng ta. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác động của nó đến đâu còn tùy thuộc vào nỗ lực vươn lên của chúng ta“ [10, tr.2]. Thành phố Đà Nẵng với nhiều lợi thế, nếu tận dụng tốt sẽ là điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tốc độ phát triển KT-XH, huy động tốt, sử dụng một cách có hiệu quả; làm tốt công tác quản lý nguồn ngoại lực này sẽ kích thích mặt tích cực, hạn chế tiêu cực của FDI, góp phần tích cực đẩy nhanh quá trình phát triển của thành phố, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước “đưa thành phố

Đà Nẵng trở thành “một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế- xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại du lịch và dịch vụ…. phấn đấu để trở thành một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020”.

Một phần của tài liệu tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố đà nẵng (Trang 86)