FDI góp phần nâng cao chất lượng lao động, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động

Một phần của tài liệu tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố đà nẵng (Trang 35)

nhân lực, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động

FDI góp phần nâng cao chất lượng lao động, phát triển nguồn nhân lực

FDI tác động trực tiếp đến số lượng và chất lượng lao động, góp phần nâng cao năng lực, kỹ năng lao động và quản trị doanh nghiệp thông qua các

hình thức trực tiếp đào tạo lao động và gián tiếp nâng cao trình độ lao động. Để triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp FDI phải tuyển dụng lao động địa phương. Để người lao động đáp ứng được các yêu cầu của môi trường làm việc hiện đại, các doanh nghiệp FDI đã tiến hành tuyển chọn kỹ, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ khá chặt chẽ, nhất là các ngành nghề như điện tử, sản xuất ô tô - xe máy, sản xuất polime, du lịch quốc tế…

Quá trình đầu tư, kinh doanh tại thành phố, nhằm giúp lao động địa phương có thể sử dụng thành thạo những công nghệ tiên tiến đã được chuyển giao thì hầu hết các doanh nghiệp FDI đều có kế hoạch đào tạo lao động dưới những phương thức và cấp độ khác nhau và rất đa dạng: đào tạo trực tiếp người lao động thông qua các khóa học do các chuyên gia của công ty tiến hành hoặc kết hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước (đào tạo cơ bản, đào tạo nghề) để tiến hành đào tạo; ở nhiều doanh nghiệp còn cử lao động cấp trưởng phòng trở lên ra nước ngoài để đào tạo, bồi dưỡng. Chẳng hạn các doanh nghiệp FDI lĩnh vực cơ khí chính xác, điện tử, bảo hiểm 100% nhân viên qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng từ 1-3 tháng; 15 - 35, 2% lao động quản lý được bồi dưỡng tại nước ngoài.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI luôn đặt người lao động trong sự nỗ lực không ngừng để hoàn thiện mình bằng những yêu cầu khắt khe đối với công việc, cùng với những hứa hẹn về khả năng thăng tiến nhanh trong nghề nghiệp. Do vậy, trong các doanh nghiệp FDI trình độ học vấn và trình độ nghiệp vụ của người lao động là tương đối cao.

Không chỉ tác động tích cực đến chất lượng đội ngũ những người lao động đang làm việc trong công ty mình, các doanh nghiệp FDI còn tác động tích cực đến những người lao động đang chờ việc cũng như công tác đào tạo lao động. Những mời gọi hấp dẫn của các doanh nghiệp FDI đã kích thích

những người lao động đang tìm việc tự nâng cao tri thức và trình độ chuyên môn để đáp ứng những đòi hỏi của yêu cầu tuyển dụng. Trước những yêu cầu đó của thực tiễn, các cơ sở đào tạo hiện nay cũng đã nhanh chóng cải tiến để nâng cao chất lượng đào tạo. Điều này đã tác động tích cực đến thị trường lao động chung của cả thành phố.

FDI còn có tác động lan tỏa đến việc nâng cao nguồn nhân lực của thành phố. Trình độ lao động là một trong những yếu tố quyết định sức mạnh cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khu vực FDI và các khu vực khác. Trước sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp trong nước cũng phải tăng cường nâng cao chất lượng lao động của mình. Theo kết quả điều tra đã nêu, thì trình độ nguồn nhân lực của 15 ngành kinh tế - kỹ thuật thành phố đều được đánh giá ở mức 0,58 – 0,72, tương đương trình độ trung bình khá theo trình độ công nghệ hiện nay.

Tuy nhiên, cũng có thể thấy chính sách sử dụng nhân lực của các doanh nghiệp FDI nói riêng và ĐTNN nói chung còn mang tính khá thực dụng. Với những vị trí quan trọng, doanh nghiệp thường sử dụng và đào tạo trình độ, kỹ năng lao động, quản lý cao; ít quan tâm đào tạo, bồi dưỡng lao động ở những ngành, những công việc giản đơn. Vì vậy, mà ở một số ngành sử dụng nhiều lao động thì trình độ H của doanh nghiệp FDI thấp hơn với mức chung trong ngành của thành phố. Chẳng han như: dệt-may 0,57/0,6; vật liệu xây dựng 0,36/0,57; lắp ráp điện, điện tử: 0,51/0,60.

FDI góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động

Việc làm là một trong những vấn đề cấp thiết đối với các đô thị trong quá trình CNH, HĐH. Đà Nẵng với dân số là 764.549 người(4)(năm 2004). 4()

Sốdânnàymớitínhngườiđăngkýnhânkhẩuthườngtrú. Trongkhiđócư dân ở thành phố thực tế ước trên

Trong đó: nguồn lao động là 452 ngàn người, chiếm khoảng 59% dân số; lực lượng lao động là 371 ngàn người, chiếm gần 49% dân số. Do vậy, vấn đề giải quyết việc làm có ý nghĩa rất quan trọng. “FDI đã tạo ra một lượng cầu lao động đáng kể, góp phần giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp của thành phố ở mức 5,0%. Tỷ lệ này được đánh giá là ổn định và hợp lý với một đô thị đang phát triển và có tốc độ đô thị hoá cao” [30, tr.2].

Bảng 2.5 Tỷ lệ thất nghiệp giai đoạn 2001-2004

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004

Tỷ lệ thất nghiệp 5,64% 5,26% 5,17% 5,16%

Tỷ lệ sử dụng thời gian LĐ nông thôn 79,61% 81,13% 81,24% 82% Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng. Hoạt động FDI đã góp phần tạo việc làm cho người lao động, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp được thể hiện ở cả hai mặt:

+ Trực tiếp tạo việc làm bằng cách tuyển dụng lao động địa phương trong các doanh nghiệp có vốn FDI. Luồng lao động được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp FDI ngày càng tăng; từ 8.700 người năm 1997, tăng lên 15.600 người năm 2002 và 24.700 người năm 2006.

+ FDI gián tiếp tạo việc làm thông qua việc hình thành các doanh nghiệp vệ tinh cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các doanh nghiệp FDI và khi các doanh nghiệp vệ tinh này được hình thành và phát triển sẽ tạo việc làm trong phạm vi toàn xã hội. Chưa có thống kê chính xác số lượng lao động đối với khu vực này, tuy nhiên có thể dự đoán số lao động này không dưới 1/10 số lao động trực tiếp trong doanh nghiệp FDI.

viên 6 trường Đại học và 13 trường cao đăng, trung học; lực lượng vũ trang Quân khu 5 và Vùng 3 Hải Quân).

Đồ thị 2.11 Số lượng lao động trong các doanh nghiệp FDI (Đơn vị tính: nghìn người) 8.7 10.3 9.9 12.5 12.7 15.6 19.5 20.5 23.5 24.7 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Năm

(Nguồn: Sở Kế hoạch - Đầu tư thành phố Đà Nẵng, xem phụ lục 3 trang vii)

Tạo việc làm, đồng nghĩa với nâng cao thu nhập cho người lao động.

nước ta nói chung và ở Đà Nẵng nói riêng, hầu hết người lao động làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (mà chủ yếu là doanh nghiệp FDI) được trả lương cao hơn so với doanh nghiệp trong nước. Hiện nay, trên cả nước, “nếu so với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thu nhập bình quân một tháng của một lao động là cao nhất: 1,774 triệu VNĐ, doanh nghiệp nhà nước 1,495 triệu VNĐ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1,046 triệu VNĐ”[16, tr.186].

Theo Cục Thuế thành phố Đà Nẵng, thông qua báo cáo quyết toán thuế hàng năm ở các doanh nghiệp FDI thì: mức thu nhập bình quân của một lao động một tháng đang làm việc trong doanh nghiệp FDI ở thành phố Đà Nẵng là 3 triệu đồng/tháng(5). Mức thu nhập đó thường có sự chênh lệnh rất lớn giữa các vị trí làm việc và trình độ đào tạo: vị trí lao động cấp cao có mức lương 20-40 triệu đồng; sinh viên đại học, cao đẳng mới ra trường: 2-2,6 triệu đồng/tháng, công nhân (bậc 3/7) 1,9 triệu đồng/tháng; lao động giản đơn 960 nghìn đồng/tháng. Mức tăng lương của các doanh nghiệp FDI trong những

năm qua luôn ở mức 12%, trong đó lương của lao động người Việt Nam tăng khoảng 14%, người nước ngoài 10%.

Nguyên nhân lao động trong các doanh nghiệp FDI thường được trả lương cao hơn các doanh nghiệp trong nước là do: năng xuất lao động của các doanh nghiệp FDI thường cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước; lao động được tuyển dụng là lao động có trình độ cao và có tính kỷ luật cao; những công ty FDI thường là những doanh nghiệp có uy tín và quy mô lớn. Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI mà chủ đầu tư là các nước EU, Nhật, Mỹ thì điều kiện lao động và chăm sóc về mặt sức khỏe, y tế đối với người lao động tốt hơn so với các doanh nghiệp địa phương.

Một phần của tài liệu tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố đà nẵng (Trang 35)