Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong công tác xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố đà nẵng (Trang 67)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA FDI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KT-XH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ

3.3.1.3Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong công tác xúc tiến đầu tư

các địa phương trong công tác xúc tiến đầu tư

Để đẩy mạnh công tác thu hút nguồn vốn từ bên ngoài, cần có sự phối hợp giữa các bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong công tác vận động và xúc tiến đầu tư. Hình ảnh miền Trung - Tây Nguyên dưới con mắt của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vẫn còn là một vùng có nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển. Những lợi thế và tiềm năng của khu vực chưa được đánh giá đúng mức. Công tác quảng bá hình ảnh của mỗi địa phương cần gắn liền với việc quảng bá hình ảnh của các khu vực và trong mối liên hệ với các nước trong vùng. Trong tương lai không xa, tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây là một trong những cơ hội cho miền Trung - Tây Nguyên phát triển. Đề cập đến thị trường của từng địa phương là đề cập đến thị trường cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên và thị trường mở rộng của các vùng Trung Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, Đông Bắc Campuchia và Myanma.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang triển khai kế hoạch xúc tiến đầu tư cho từng khu vực thông qua việc thành lập các cơ quan xúc tiến đầu tư ở mỗi khu vực phía Bắc, phía Nam và miền Trung. Cơ quan xúc tiến đầu tư của vùng cần soạn thảo một chiến lược xúc tiến đầu tư chung, trong đó xác định rõ

những ngành cần ưu tiên thu hút vốn FDI, điều phối các hoạt động xúc tiến đầu tư của các địa phương, loại bỏ những cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương và tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư lựa chọn địa điểm và dự án đầu tư.

Một phần của tài liệu tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố đà nẵng (Trang 67)