Về môi trường, chuyển giao công nghệ và hiệu quả sản xuất

Một phần của tài liệu tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố đà nẵng (Trang 47)

Về vấn đề môi trường, các nhà kinh tế học đều cho rằng tốc độ tăng

trưởng kinh tế tỷ lệ thuận với tốc độ gây ô nhiễm môi trường. Hoạt động FDI chủ yếu được tiến hành trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và những chất thải nếu không được xử lý và kiểm soát chặt chẽ sẽ gây ra ô nhiễm môi trường.

Hiện tại, Đà Nẵng có hai khu công nghiệp có lượng nước thải lớn (Khu Công nghiệp Hoà Khánh: 4500 m3 và Khu Công nghiệp Dịch vụ Thuỷ sản: 1000 m3) – là nguồn gây ô nhiễm môi trường cục bộ ở một số điểm trên địa bàn thành phố.“Kết quả quan trắc chất lượng nước thải của 2 khu công nghiệp này vượt tiêu chuẩn Việt Nam nhiều lần.”[23, tr.1]

Ngoài ra, các doanh nghiệp trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp hàng năm thải ra 7000-8000 tấn rác. Trong khi đó khả năng thu gom được khoảng 5000 tấn, trung bình thải 20 tấn/ngày và lượng rác thu gom được khoảng 14tấn/ngày. Các công nghệ đang sử dụng chưa thực hiện được việc tách các chất thải rắn nói chung và chất thải rắn nguy hại, mà vẫn gom chung với các chất thải thông thường. Dù chưa điều tra cụ thể, nhưng có thể khẳng định cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp FDI đều tham gia việc thải chất rắn độc hại ra môi trường.

Ngoài những tác động gây ô nhiễm môi trường trực tiếp qua hoạt động sản xuất, việc chuyển giao công nghệ lạc hậu cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường, tuy mức độ ảnh hưởng không lớn, nhưng cũng là vấn đề cần được các quan tâm, trong đó đặc biệt chú ý các ngành bia rượu, giấy bao bì, dệt may (trình độ công nghệ thấp hơn trình độ chung của ngành)…..

Một phần của tài liệu tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố đà nẵng (Trang 47)