Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách cải thiện môi trường đầu tư, phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của FDI đố

Một phần của tài liệu tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố đà nẵng (Trang 71)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA FDI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KT-XH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ

3.3.3.2Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách cải thiện môi trường đầu tư, phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của FDI đố

đầu tư, phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của FDI đối với phát triển KT-XH

a) Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong tiến trình phát triển và sử dụng khu vực FDI.

“Khu vực FDI không chỉ chịu ảnh hưởng của tính chất kinh tế nội địa, mà còn mang nhiều yếu tố quốc tế, do đó khi hoàn thiện chính sách, pháp

luật, nước chủ nhà cần xuất phát từ yêu cầu và khả năng thực tế của mình trong từng thời kỳ; đồng thời, phải hiểu rõ yêu cầu của các nhà đầu tư, nhất là tập quán và thông lệ quốc tế”[16, tr.330]. Do vậy, luật pháp Việt Nam vừa phản ánh được bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa và truyền thống dân tộc, mà còn cả những thông lệ quốc tế đã được tất cả các dân tộc, quốc gia, các vùng kinh tế chấp nhận như một quy tắc điều chỉnh hành vi chung cho mọi doanh nghiệp, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội.

Cần hoàn thiện và xây dựng đồng bộ, nhất quán các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài. Hệ thống pháp luật phải có tính hấp dẫn, thông thoáng, rõ ràng, ổn định và mang tính cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực. Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật chung như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Lụât Thương mại, Luật Cạnh tranh, Luật Chống độc quyền, Luật đất đai, Luật Lao động....tạo lập một môi trường kinh doanh thật sự ổn định, bình đẳng.

Quá trình xây dựng và hoàn chỉnh luật phải coi yếu tố pháp lý vừa là một nhân tố quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vừa là cơ

sở để giữ vững quyền tự chủ về kinh tế, chính trị của đất nước. Đó cũng là

điều kiện tiên quyết để đảm có thể phát huy tác động tích cực của FDI đối với

việc phát triển KT-XH. Trước mắt, cần hoàn thiện các đạo luật sau:

- Luật Lao động: mặc dù đã cho phép doanh nghiệp FDI trực tiếp tuyển

dụng lao động, nhưng phía Việt Nam vẫn cần can thiệp mềm dẻo vào vấn đề tuyển dụng lao động của họ. Trong đó, cần khắc phục tình trạng các doanh nghiệp FDI buộc phải sử dụng lao động qua các tổ chức cung ứng của Việt Nam như diễn ra hiện nay. Xác định thang, bậc lương cụ thể phù hợp với cơ chế thị trường vừa bảo đảm được lợi ích cho người lao động, vừa tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế, Chính phủ phải kịp thời điều chỉnh mức lương tối

thiểu theo định kỳ, phù hợp với chỉ số tăng giá; ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về xây dựng và áp dụng quy chế tiền thưởng cho các doanh nghiệp FDI căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh và mức độ hoàn thành của người lao động phù hợp với truyền thống và pháp luật của nước ta.

- Luật Đất Đai: hiện nay thời hạn cho thuê đất đối với các nhà đầu tư

nước ngoài ở Việt Nam thường là 50 năm, có thể kéo dài đến 70 năm trong trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, trong thực tế có những dự án, các doanh nghiệp đầu tư phát triển KCN và KCX thời gian đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng thường chiếm rất nhiều, có khi đến 5-10 năm. Do đó, nên cho phép gia hạn thời gian thuê đất, có như vậy mới bảo đảm thời gian thực sự kinh doanh, đem lại hiệu quả cho cả hai bên. Cần tiến tới có các văn bản pháp lý cho phép các tổ chức cho vay nước ngoài được nhận thế chấp quyền sử dụng đất để tạo điều kiện cho các nguồn vốn vào Việt Nam.

Ngoài ra, đối với chính sách đất đai cần tiếp tục hoàn chỉnh: về giá thuê đất, đền bù, giải phóng mặt bằng; loại bỏ hình thức góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp Việt Nam, chuyển sang chế độ nhà nước cho thuê đất; nghiên cứu, xây dựng cơ chế cho thuê đất dài hạn đến 99 năm theo thông lệ quốc tế, thu tiền một lần, các nhà ĐTNN có quyền sử dụng, cho thuê, thế chấp... trong thời hạn thuê đất; nghiên cứu giảm mức tiền thuê đất cho phù hợp với định hướng thu hút đầu tư ở các địa phương, bảo đảm mức tiền thuê đất không cao hơn các nước trong khu vực. Giảm giá thuê đất trong các KCN và KCX (phù hợp với chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng).

b) Hoàn thiện các chính sách về đầu tư nước ngoài. Trong đó cần đẩy

mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các nghiệp vụ liên quan đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, xoá bỏ các thủ tục rườm rà, tạo môi trường thuận lợi và thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài làm ăn chính đáng ở Việt

Nam. Quy định rõ ràng, công khai, minh bạch các thủ tục hành chính; Rà soát và bãi bỏ các quy định về thủ tục đang cản trở hoạt động đầu tư nước ngoài. Việc thẩm định và cấp giấy phép đầu tư phải theo đúng quy định của nhà nước, tránh phiền hà, gây trở ngại cho các nhà đầu tư, khắc phục ngay tình trạng thanh tra, kiểm tra không cần thiết gây phiền nhiễu của một số cơ quan chức năng.

c) Hoàn thiện chính sách thuế, ưu đãi đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN.

- Tiếp tục hoàn thiện Luật thuế giá trị gia tăng và thuế lợi nhuận công ty. Đây là hai loại thuế áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã đi vào hoạt động ổn định (các ưu đãi về thuế lợi tức, thuế giá trị gia tăng của Việt Nam chưa thật hấp dẫn so với các nước trong khu vực và còn nhiều vướng mắc, bất cập).

- Nâng cao hiệu lực và hiệu quả của các biện pháp ưu đãi tài chính đối với nhà ĐTNN như: vấn đề hoàn thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển lợi nhuận về nước. Không hạn chế hoặc không đưa ra quy định bắt buộc các nhà ĐTNN phải góp vốn bằng tiền mặt khi họ đang gặp khó khăn.

- Xoá bỏ ấn định tỷ lệ nguồn vốn trong các dự án và lĩnh vực cần phát triển mà vốn trong nước không đủ, không có khả năng đầu tư.

- Cần tiếp tục đề ra và thực hiện các cam kết về ưu đãi thuế trong khuôn khổ AFTA, WTO. Đồng thời phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để xử lý nghiêm theo luật định những hành vi trốn thuế, lậu thuế.

- Rà soát, củng cố lại các công cụ tài chính - kế toán để tăng cường giám sát kiểm tra hoạt động tài chính của doanh nghiệp FDI nhằm khắc phục những sơ hở gây thiệt hại đến lợi ích quốc gia (đặc biệt là vấn đề chuyển giá).

d) Hoàn thiện chính sách tiền tệ, tín dụng, chính sách thị trường và tiêu

thụ sản phẩm:

- Hoàn thiện các quy định về mua bán, bảo đảm cân đối ngoại tệ cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN; quy định về kiểm tra chứng từ khi doanh nghiệp chuyển thu nhập, vốn vay, lãi và phí ra nước ngoài; quy định về mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở Ngân hàng nước ngoài; tiến tới tự do hoá chuyển đổi ngoại tế đối với các giao dịch vãng lai.

- Phát triển đồng bộ các thị trường tài chính, nhất là thị trường vốn. Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN được tiếp cận rộng rãi với các thị trường này, được vay vốn tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.

- Khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm chế biến tinh chế, các sản phẩm chất lượng cao, đặc biệt những sản phẩm thương hiệu Việt Nam.

- Định hướng tiêu thụ sản phẩm theo khuôn khổ pháp lý thích hợp để tránh tình trạng bán phá giá, bán hàng kém chất lượng ra thị trường; khẩn trương triển khai đầy đủ các biện pháp để thực hiện các Luật Cạnh tranh, Luật Chống độc quyền, chống bán phá giá hàng hoá, chống gian lận thương mại và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu... nhằm bảo đảm thực thi có hiệu quả các điều khoản trong những luật đã ban hành.

- Ngăn chặn có hiệu quả nạn buôn lậu, làm hàng giả, làm ăn phi pháp; khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm sản xuất trong nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tư vấn, môi giới cho các hoạt động của doanh nghiệp có vốn ĐTNN.

Một phần của tài liệu tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố đà nẵng (Trang 71)