sách thành phố
Chuyển giá (có tài liệu gọi là giá chuyển nhượng, hoặc ở Việt Nam
trước đây thường gọi là "chuyển giá quốc tế") là những giao dịch về giá ẩn
bên trong giao dịch giữa các công ty mẹ và các chi nhánh công ty con. Những giao dịch về giá này được thực hiện dựa trên những tính toán bên trong của
các TNCs và giá của những giao dịch này không phản ánh đúng giá trị thị trường. Các TNCs thường sử dụng chuyển giá như là một biện pháp để tránh đánh thuế chuyển lợi nhuận, thuế nhập khẩu và kiểm soát tỷ giá. Tác hại của lợi dụng chuyển giá không chỉ thiệt hại về mặt kinh tế mà còn tạo ra cạnh tranh bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo số liệu quản lý của Tổng cục Thuế và tham khảo số liệu của Bộ Kế hoạch Đầu tư, doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) năm 2002, trong số trên 3.000 DN được cấp mã số thuế, doanh nghiệp có lãi chỉ chiếm 31,7% (năm 2001 tỷ lệ này là khoảng 25%), số thuế thu nhập doanh nghiệp đóng góp cho ngân sách chiếm dưới 8% tổng thu từ thuế TNDN và xu thế chuyển từ liên doanh thành 100% vốn nước ngoài ngày càng gia tăng (tỷ trọng doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài so với doanh nghiệp liên doanh là 35% năm 1998 lên 75% năm 2002). Theo kinh nghiệm quốc tế thì đây là dấu hiệu của việc lợi dụng giá chuyển nhượng để trốn, hoặc tránh thuế. Để làm rõ vấn đề này, vừa qua Tổng cục Thuế đã tập hợp và thực hiện phân tích, xác định thực tế giao dịch liên kết và rủi ro về gian lận thuế qua giá chuyển nhượng (việc phân tích bao gồm cả thu thập các thông tin về bên nước ngoài và về kinh tế ngành). Kết quả phân tích cho thấy tỷ trọng giao dịch liên kết của tất cả các hồ sơ đều rất cao (từ trên 60% đến 99,5%) trong tổng giá trị doanh thu hoặc chi phí.
Theo số liệu của Cục Thuế Đà Nẵng, trong 6 tháng đầu năm 2006, trong số trên 87 doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố được cấp mã số thuế, doanh nghiệp có lãi chỉ chiếm 35% (cả nước khoảng 31%), số thuế thu nhập doanh nghiệp FDI là 13 tỷ đồng đóng góp cho ngân sách chiếm 10,19% tổng thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp toàn thành phố (130,52 tỷ). Xu thế chuyển từ doanh nghiệp liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ngày càng gia tăng (61% doanh nghiệp 100%, 43% doanh nghiệp liên doanh; năm
1997: 34% doanh nghiệp 100%, 64% doanh nghiệp liên doanh).
Tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp FDI so với thuế thu nhập doanh nghiệp toàn thành phố có khá hơn tỷ lệ chung của cả nước, nhưng về cơ bản vẫn có dấu hiệu của “chuyển giá”. Cục Thuế Đà Nẵng chưa có điều kiện để điều tra, xác minh, tiến hành phân tích, xác định thực tế giao dịch liên kết và rủi ro về gian lận thuế qua giá chuyển nhượng. Việc phân tích phải bao gồm cả thu thập các thông tin về bên nước ngoài và về kinh tế ngành. Nhưng ở cấp địa phương khó có thể tiến hành xác minh được vấn đề này, do thiếu kinh phí, phân cấp về thẩm quyền; hơn nữa, nhiều quốc gia không có hiệp định về thuế quan với Việt Nam.
Một số cán bộ chuyên quản của Cục thuế Đà Nẵng nhận định có nhiều hiện tượng lợi dụng giá chuyển nhượng để trốn, tránh thuế trong các doanh nghiệp FDI ở Đà Nẵng; tập trung ở các doanh nghiệp ngành hàng: nhựa, may mặc, bia... Việc lợi dụng chuyển giá thường thể hiện:
o Phần lớn các giao dịch liên quan đến vốn hoạt động như góp vốn (máy móc, thiết bị sản xuất, bí quyết công nghệ), vay nợ (vay hoặc bảo lãnh vay...) quan hệ liên kết, không kiểm soát được giá trị thị trường thực tế;
o Các trường hợp nhập khẩu thiết bị và sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu đầu vào để sản xuất đều là quan hệ liên kết (do công ty mẹ hoặc các công ty thành viên cung cấp) không qua kiểm soát giá tính thuế nhập khẩu (vì được thừa nhận giá kê khai theo hợp đồng ngoại thương) nên được hạch toán giá cao;
o Phần lớn giao dịch về sản phẩm đầu ra xuất khẩu là do công ty mẹ bao tiêu hoặc chỉ định người mua sản phẩm, vì vậy giá bán rất thấp (tức là giá bán ra thấp hơn giá thành sản phẩm);
o Đối với hoạt động sản xuất-xuất khẩu, các giao dịch liên kết gần như hoạt động khép kín bao gồm cả hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình (bản quyền, sáng chế, bí quyết và dịch vụ nội bộ), trong đó: một thành viên chuyên cung cấp nguyên vật liệu, một thành viên khác chịu trách nhiệm về mẫu mã, nhãn hiệu bản quyền, kiểm soát chất lượng và một thành viên khác chịu trách nhiệm về khâu thương mại. Như vậy, bên Việt Nam thực chất chỉ là xưởng gia công nhưng vẫn phải chịu các chi phí (được coi là chi phí giả) cho hoạt động dịch vụ nội bộ như tư vấn tài chính, kiểm tra chất lượng và quảng cáo, tiếp thị.
o Quan hệ thanh toán giữa các bên phần lớn là thanh toán bù trừ hoặc qua trung gian (theo dạng trung tâm tài chính của cả tập đoàn) – có sự xuất hiện của bộ phận “chế biến hóa đơn, chứng từ” tại nước ngoài để biến giao dịch liên kết thành giao dịch độc lập (giả) hoặc dựng lên những giao dịch chi phí rất bất hợp lý để trả cho bên nước ngoài.
o Một số công ty liên tục thay đổi chủ đầu tư nhưng các chủ đầu tư cũ hay mới đều cùng một tập đoàn, hoặc không đầu tư mở rộng vào dự án hiện tại mà lập ra dự án mới tương tự. Đây cũng là một "thủ thuật" để không chịu trách nhiệm về những sai phạm (nếu có) của các chủ đầu tư trước và là "kỹ thuật" để được kéo dài ưu đãi thuế.
Như ở tiết 2.2.2.2 đã trình bày, cơ cấu số lượng doanh nghiệp FDI có hình thức 100% nước ngoài tăng, ngoài số lượng doanh nghiệp đầu tư mới còn có lý do là các doanh nghiệp liên doanh (giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Việt nam) chuyển dần sang hình thức 100% vốn nước ngoài. Với phương thức chủ đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp liên doanh đã cố tình thu ngắn thời gian khấu hao hoặc dùng nhiều vốn cho quảng cáo, khuếch trương sản phẩm dẫn đến liên doanh thua lỗ, chủ đầu tư nước ngoài thôn
nhà bia sông Hàn, Bia Larue, nhà máy thuốc lá Đà Nẵng…..