GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA FDI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KT-XH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ
3.3.4 Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, nhằm thu hút và thu hút có chọn lọc FD
có chọn lọc FDI
cao hiệu quả hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực bên ngoài, thành phố cần phải chủ động tìm kiếm đối tác đầu tư để đầu tư vào những dự án đã được quy hoạch. Thông các kênh: các quan hệ đối ngoại của thành phố, các diễn đàn đầu tư, các hội thảo quốc tế, thông qua các ngành trung ương, các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức quốc tế để có thể tìm kiếm và xác định đối tác đầu tư đúng đắn. Chú ý việc thu thập thông tin một cách chính xác về: tư cách pháp nhân, năng lực tài chính, tầm hoạt động, uy tín trên thương trường quốc tế của đối tác để tránh sự nhầm lẫn. Đây là một trong những yếu tố quyết định cho sự thành công trong việc triển khai và hoạt động sau này của dự án.
Trong tình hình thực tế hiện nay, việc tìm kiếm và thu hút FDI không phải là vấn đề đơn giản, hướng vận động trong giai đoạn sắp tới vẫn sẽ là các nước thuộc khu vực Châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản và một số nhà đầu tư thực sự có tiềm lực kinh tế trong khu vực. Để xúc tiến có hiệu quả cao, UBND thành phố cần phải giành một phần ngân sách đáp ứng cho nhu cầu xúc tiến hằng năm.
Cùng với việc quy hoạch chung, cần lập đề án gọi vốn đầu tư cho từng lĩnh vực cụ thể, nêu rõ những lợi thế và lợi ích của việc đầu tư cho lĩnh vực đó trên địa bàn thành phố, trên cơ sở mỗi đề án, tập trung vận động đầu tư vào từng nhóm các nhà đầu tư thích ứng, tránh việc vận động tràn lan, không hiệu quả.
Ngoài việc củng cố và nâng cao hiệu quả của Văn phòng Đại điện thành phố Đà Nẵng tại Tokyo, mở tiếp một số Văn phòng đại diện tại một số trung tâm kinh tế ở EU, Bắc Mỹ.
Năm 2000, UBND thành phố Đà Nẵng cho phép thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Từ khi thành lập cho đến nay,
trung tâm đã góp phần quảng bá và tiếp thị về cơ hội đầu tư ở thành phố Đà Nẵng, tìm kiếm được nhiều dự án quan trọng. Tuy nhiên, thành phố vẫn chưa xây dựng được chiến lược đầu tư hoàn chỉnh, do đó công tác đầu tư còn mang tính dàn trải, chưa tập trung xúc tiến đầu tư theo ngành, lĩnh vực. Vì vậy, thành phố vừa tiến hành củng cố và nâng cấp Trung tâm Xúc tiến đầu tư từ Sở Kế hoạch - Đầu tư về trực thuộc UBND thành phố vừa tiếp tục quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của trung tâm; đồng thời tăng cường thêm cán bộ có năng lực và kinh phí hoạt động để hoạt động xúc tiến đầu tư có hiệu quả.
Trong thời gian đến cần tăng cường xây dựng các chiến lược xúc tiến đầu tư vào các ngành lĩnh vực và đối tác cụ thể. Phân loại và chú trọng lựa chọn đối tác đầu tư, đặc biệt quan tâm đến các nước đầu tư như Nhật, Mỹ, các nước từ EU, những nước có trình độ công nghệ cao và có thể chuyển giao công nghệ tiên tiến.
Cần tổ chức các hội nghị, hội thảo, các văn phòng đại diện Đà Nẵng tại nước ngoài, gặp gỡ giao lưu với các thành phố kết nghĩa với Đà Nẵng (30 tỉnh, thành phố kết nghĩa) và để tiếp xúc các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, thông qua các doanh nghiệp có FDI đang kinh doanh tại thành phố để quảng bá hình ảnh Đà Nẵng nước ngoài, đây chính là một kênh xúc tiến đầu tư có hiệu quả.
Ngoài việc mở Website, thành phố cần phải tổ chức tuyên truyền rộng rãi cho mọi tầng lớp nhân dân hiểu rõ về lợi ích của FDI bằng các phương tiện thông tin đại chúng (đặc biệt là báo uy tín trên thế giới); in và phát miễn phí giới thiệu tóm tắt về quy hoạch phát triển, chính sách thu hút FDI cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.