Tính chính xác

Một phần của tài liệu Tuyên truyền về thị trường chứng khoán trên truyền hình Việt Nam (Khảo sát kênh VTC, VTV1, INFOTV, HanoiTV và HTV9 (Trang 73)

7. Kết cấu luận văn

2.4.1.1 Tính chính xác

Trước khi nói đến hiệu quả tuyên truyền của các Bản tin chứng khoán trên truyền hình thì điều đòi hỏi đầu tiên là tính chính xác, đây không phải là yêu cầu riêng với truyền hình mà còn là yêu cầu chung với các loại hình báo chí khác.

Theo đúng quy trình, các chương trình trước khi lên sóng qua từ 2 đến 3 khâu biên tập và thẩm định nên việc lọt những thông tin sai lên sóng là khá ít.

Tuy nhiên một trong những việc như khá hiển nhiên của các chương trình truyền hình là lấy và biên tập lại tin từ các báo in hay báo mạng. Trong khi đó thông tin báo in hay báo mạng, nhất là về lĩnh vực tài chính thì cũng không phải trong mọi trường hợp nào cũng đảm bảo đúng, Chính vì vậy mà đây chính là “kẽ hở” chính giúp những thông tin không hoàn toàn chính xác lọt lên sóng truyền hình/

Ví dụ: Trong Bản tin ngày 28/7/2007 trên kênh VTV1, đưa tin Vn-Index đóng cửa đạt 990 điểm, trong khi đó thực tế là 1031 điểm.

“Bản tin chứng khoán Info” ngày 27/7/2007 đưa tin: mã BMC là khoáng sản Bình Minh, giá trị thực hiện hàng trăm tỷ. Thực tế, mã BMC là của CTCP khoáng sản Bình Định, giá trị thực hiện ngày hôm đó là hơn 1000 tỷ.

Một lỗi sai lớn nhất trong thời gian gần đây ngay trên kênh VTV 1 là nội dung đưa tin về siết chặt tín dụng mua nhà trả góp:

“Ngân hàng Nhà nước đã có hướng dẫn mới về cho vay đối với mua nhà trả góp. Theo đó, nhiều trường hợp ngân hàng thương mại sẽ thực hiện cho vay theo lãi suất trần, chứ không theo lãi suất thỏa thuận.

Với chủ trương kiểm soát chặt tín dụng, đồng thời hạn chế ngân hàng cho vay vốn vào bất động sản, NHNN vừa có quy định là các ngân hàng không được áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận bằng VND đối với trường hợp khách hàng đã có 3 - 4 căn nhà có nhu cầu vay, mua, sửa chữa nhà với mục đích để ở kết

hợp với cho thuê, hoặc chỉ dùng cho thuê, nguồn trả nợ tiền vay bằng tiền lương và tiền cho thuê nhà.

Như vậy có nghĩa là NHNN không chấp nhận việc các ngân hàng xếp trường hợp cá nhân đã có nhà đem thế chấp để vay mua thêm căn nhà khác vào lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Theo NHNN, việc mua nhà này không nhằm phục vụ nhu cầu đời sống mà nhằm kinh doanh, do vậy ngân hàng thương mại chỉ được áp dụng lãi suất trần 10,5%/năm” (Bản tin tài chính tối ngày 19/10/2009)

Sau đó Bản tin Việt Nam và các chỉ số ngày hôm sau lại đưa tin: Như chúng tôi đã đưa tin, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có công văn quy định về lãi suất cho vay bất động sản. Và theo văn bản hướng dẫn này, giới kinh doanh bất động sản khi vay vốn ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất trần hiện nay, nghĩa là lãi suất thấp hơn người vay mua nhà để ở phải vay theo lãi suất thoả thuận cao.

Công văn của NHNN ghi rõ: “lãi suất cho vay thoả thuận bằng đồng Việt Nam áp dụng với khoản vay mua, sửa chữa nhà có mục địch sử dụng để ở, và nguồn trả nợ tiền vay bằng thu nhập từ tiền lương của khách hàng vay. Vì thế, tổ chức tín dụng không áp dụng lãi suất cho vay thoả thuận bằng đồng Việt Nam đối với các trường hợp khách hàng vay (đã có 3 – 4 căn nhà) mua nhà, sửa chữa nhà với mục đích để ở kết hợp với cho thuê hoặc để cho thuê, nguồn trả nợ tiền vay bằng tiền lương và tiền cho thuế nhà”

Điểm bất hợp lý nhất là với quy định này, những khách hàng có nhu cầu nhà ở thật sự, dùng nguồn tiền lương để trả nợ vay, phải chịu mức lãi suất vay cao hơn. Trong khi đó, những người kinh doanh nhà thì lại được hưởng lãi suất vay thấp dưới 10,5%/năm. Với quy định này, không lẽ NHNN lại khuyến khích kinh doanh, đầu tư nhà đất, mua nhà cho thuê… hơn là hỗ trợ người dân chưa có nhà có thêm điều kiện mua nhà để ở???

có nghĩa là NHNN không chấp nhận việc các ngân hàng xếp trường hợp cá nhân đã có nhà đem thế chấp để vay mua thêm căn nhà khác vào lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Theo NHNN, việc mua nhà này không nhằm phục vụ nhu cầu đời sống mà nhằm kinh doanh, do vậy ngân hàng thương mại chỉ được áp dụng lãi suất trần 10,5%/năm”.

Đến bản tin sau lại lập tức phủ nhận lại chính mình : “Điểm bất hợp lý nhất là với quy định này, những khách hàng có nhu cầu nhà ở thật sự, dùng nguồn tiền lương để trả nợ vay, phải chịu mức lãi suất vay cao hơn. Trong khi đó, những người kinh doanh nhà thì lại được hưởng lãi suất vay thấp dưới 10,5%/năm. Với quy định này, không lẽ NHNN lại khuyến khích kinh doanh, đầu tư nhà đất, mua nhà cho thuê… hơn là hỗ trợ người dân chưa có nhà có thêm điều kiện mua nhà để ở???”

Và hiện nay chính Ngân hàng Nhà nước cũng chưa có phản hồi chính thức về vấn đề này, kết luận đối với các trường hợp khách hàng vay (đã có 3 – 4 căn nhà) mua nhà, sửa chữa nhà với mục đích để ở kết hợp với cho thuê hoặc để cho thuê được hưởng lãi suất 10,5% hay không được vay vẫn chưa được phản hồi chính thức.

Ngoài ra, không như những người làm chương trình phản ánh, về “công văn quy định về lãi suất cho vay bất động sản” của Ngân hàng Nhà nước mà là công văn của Ngân hàng Nhà nước gửi thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hồ Chí Minh một số yêu cầu, trả lời về thanh tra chứ không phải công văn quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Việc đưa tin sai là một điều khó chấp nhận ở bất kỳ chương trình truyền hình nào chứ không chỉ ở chương trình về chứng khoán. Ở những chương trình về chứng khoán, những số liệu, chi tiết rất quan trọng và ảnh hưởng khá lớn đến công chúng hay đối tượng phản ánh nên những sai phạm ở đây thường khó được bỏ qua hơn.

Một phần của tài liệu Tuyên truyền về thị trường chứng khoán trên truyền hình Việt Nam (Khảo sát kênh VTC, VTV1, INFOTV, HanoiTV và HTV9 (Trang 73)