7. Kết cấu luận văn
2.3.6 Ba thể loại chủ yếu là tin, phóng sự và phỏng vấn
Một cách ngẫu nhiên, các chương trình về chứng khoán trên truyền hình đều sử dụng chủ yếu 3 thể loại này. Tùy từng trường hợp mà những người làm chương trình kết hợp linh hoạt, tạo sự đa dạng cho chương trình.
Riêng với thể loại phỏng vấn, với ưu thế và hình ảnh và âm thanh, truyền hình dường như đứng đầu, đem lại cảm giác trung thực và thông tin của công chúng bằng các cuộc phỏng vấn. Chính vì vậy, điều còn lại là nội dung phỏng vấn và cách trả lời, thông tin khách mời, người được phỏng vấn đem lại cho công chúng nữa mà thôi.
TTCK trên truyền hình Việt Nam
2.4 .1 Một vài nhận xét về chất lượng tuyên truyền
2.4.1.1 Tính chính xác
Trước khi nói đến hiệu quả tuyên truyền của các Bản tin chứng khoán trên truyền hình thì điều đòi hỏi đầu tiên là tính chính xác, đây không phải là yêu cầu riêng với truyền hình mà còn là yêu cầu chung với các loại hình báo chí khác.
Theo đúng quy trình, các chương trình trước khi lên sóng qua từ 2 đến 3 khâu biên tập và thẩm định nên việc lọt những thông tin sai lên sóng là khá ít.
Tuy nhiên một trong những việc như khá hiển nhiên của các chương trình truyền hình là lấy và biên tập lại tin từ các báo in hay báo mạng. Trong khi đó thông tin báo in hay báo mạng, nhất là về lĩnh vực tài chính thì cũng không phải trong mọi trường hợp nào cũng đảm bảo đúng, Chính vì vậy mà đây chính là “kẽ hở” chính giúp những thông tin không hoàn toàn chính xác lọt lên sóng truyền hình/
Ví dụ: Trong Bản tin ngày 28/7/2007 trên kênh VTV1, đưa tin Vn-Index đóng cửa đạt 990 điểm, trong khi đó thực tế là 1031 điểm.
“Bản tin chứng khoán Info” ngày 27/7/2007 đưa tin: mã BMC là khoáng sản Bình Minh, giá trị thực hiện hàng trăm tỷ. Thực tế, mã BMC là của CTCP khoáng sản Bình Định, giá trị thực hiện ngày hôm đó là hơn 1000 tỷ.
Một lỗi sai lớn nhất trong thời gian gần đây ngay trên kênh VTV 1 là nội dung đưa tin về siết chặt tín dụng mua nhà trả góp:
“Ngân hàng Nhà nước đã có hướng dẫn mới về cho vay đối với mua nhà trả góp. Theo đó, nhiều trường hợp ngân hàng thương mại sẽ thực hiện cho vay theo lãi suất trần, chứ không theo lãi suất thỏa thuận.
Với chủ trương kiểm soát chặt tín dụng, đồng thời hạn chế ngân hàng cho vay vốn vào bất động sản, NHNN vừa có quy định là các ngân hàng không được áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận bằng VND đối với trường hợp khách hàng đã có 3 - 4 căn nhà có nhu cầu vay, mua, sửa chữa nhà với mục đích để ở kết
hợp với cho thuê, hoặc chỉ dùng cho thuê, nguồn trả nợ tiền vay bằng tiền lương và tiền cho thuê nhà.
Như vậy có nghĩa là NHNN không chấp nhận việc các ngân hàng xếp trường hợp cá nhân đã có nhà đem thế chấp để vay mua thêm căn nhà khác vào lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Theo NHNN, việc mua nhà này không nhằm phục vụ nhu cầu đời sống mà nhằm kinh doanh, do vậy ngân hàng thương mại chỉ được áp dụng lãi suất trần 10,5%/năm” (Bản tin tài chính tối ngày 19/10/2009)
Sau đó Bản tin Việt Nam và các chỉ số ngày hôm sau lại đưa tin: Như chúng tôi đã đưa tin, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có công văn quy định về lãi suất cho vay bất động sản. Và theo văn bản hướng dẫn này, giới kinh doanh bất động sản khi vay vốn ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất trần hiện nay, nghĩa là lãi suất thấp hơn người vay mua nhà để ở phải vay theo lãi suất thoả thuận cao.
Công văn của NHNN ghi rõ: “lãi suất cho vay thoả thuận bằng đồng Việt Nam áp dụng với khoản vay mua, sửa chữa nhà có mục địch sử dụng để ở, và nguồn trả nợ tiền vay bằng thu nhập từ tiền lương của khách hàng vay. Vì thế, tổ chức tín dụng không áp dụng lãi suất cho vay thoả thuận bằng đồng Việt Nam đối với các trường hợp khách hàng vay (đã có 3 – 4 căn nhà) mua nhà, sửa chữa nhà với mục đích để ở kết hợp với cho thuê hoặc để cho thuê, nguồn trả nợ tiền vay bằng tiền lương và tiền cho thuế nhà”
Điểm bất hợp lý nhất là với quy định này, những khách hàng có nhu cầu nhà ở thật sự, dùng nguồn tiền lương để trả nợ vay, phải chịu mức lãi suất vay cao hơn. Trong khi đó, những người kinh doanh nhà thì lại được hưởng lãi suất vay thấp dưới 10,5%/năm. Với quy định này, không lẽ NHNN lại khuyến khích kinh doanh, đầu tư nhà đất, mua nhà cho thuê… hơn là hỗ trợ người dân chưa có nhà có thêm điều kiện mua nhà để ở???
có nghĩa là NHNN không chấp nhận việc các ngân hàng xếp trường hợp cá nhân đã có nhà đem thế chấp để vay mua thêm căn nhà khác vào lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Theo NHNN, việc mua nhà này không nhằm phục vụ nhu cầu đời sống mà nhằm kinh doanh, do vậy ngân hàng thương mại chỉ được áp dụng lãi suất trần 10,5%/năm”.
Đến bản tin sau lại lập tức phủ nhận lại chính mình : “Điểm bất hợp lý nhất là với quy định này, những khách hàng có nhu cầu nhà ở thật sự, dùng nguồn tiền lương để trả nợ vay, phải chịu mức lãi suất vay cao hơn. Trong khi đó, những người kinh doanh nhà thì lại được hưởng lãi suất vay thấp dưới 10,5%/năm. Với quy định này, không lẽ NHNN lại khuyến khích kinh doanh, đầu tư nhà đất, mua nhà cho thuê… hơn là hỗ trợ người dân chưa có nhà có thêm điều kiện mua nhà để ở???”
Và hiện nay chính Ngân hàng Nhà nước cũng chưa có phản hồi chính thức về vấn đề này, kết luận đối với các trường hợp khách hàng vay (đã có 3 – 4 căn nhà) mua nhà, sửa chữa nhà với mục đích để ở kết hợp với cho thuê hoặc để cho thuê được hưởng lãi suất 10,5% hay không được vay vẫn chưa được phản hồi chính thức.
Ngoài ra, không như những người làm chương trình phản ánh, về “công văn quy định về lãi suất cho vay bất động sản” của Ngân hàng Nhà nước mà là công văn của Ngân hàng Nhà nước gửi thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hồ Chí Minh một số yêu cầu, trả lời về thanh tra chứ không phải công văn quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Việc đưa tin sai là một điều khó chấp nhận ở bất kỳ chương trình truyền hình nào chứ không chỉ ở chương trình về chứng khoán. Ở những chương trình về chứng khoán, những số liệu, chi tiết rất quan trọng và ảnh hưởng khá lớn đến công chúng hay đối tượng phản ánh nên những sai phạm ở đây thường khó được bỏ qua hơn.
2.4.1.2 Tính cập nhật
Như phân tích ở trên tuy trong từng kênh có tới 3,4 bản tin về chứng khoán, cùng những điểm sóng ngắn nhưng truyền hình do đặc thù về khâu hậu kỳ khiến truyền hình thường chậm từ vài tiếng cho đến 1 ngày.
Việc cập nhật chậm đối với những thông tin về tài chính thường gây ra nhiều hậu quả đối với những quyết định của nhà đầu tư và vì vậy công chúng truyền hình ngoài việc theo dõi truyền hình như một kênh tham khảo thêm thì họ còn phải thu thập từ nhiều kênh thông tin khác nhau như báo in, báo mạng hay thậm chí từ những tin đồn.
Việc tồn tại “tin đồn” trên thị trường vốn không phải điều gì quá mới mẻ, tuy nhiên khi thị trường bắt đầu hồi phục thì “tin đồn” lại càng nhiều khiến cho nhà đầu tư khá hoang mang. Nguyên nhân của những tin đồn xuất hiện trên thị trường thông thường từ những động cơ về quyền lợi nào đó của một nhóm người hoặc từ nội bộ các công ty tiết lộ. Việc ngăn sao không cho các tin đồn “lũng đoạn” thị trường không hoàn toàn là trách nhiệm của những người làm truyền thông nhưng rõ ràng khi những người làm truyền thông cung cấp tốt thông tin cho công chúng qua những thông tin chính xác và nhanh chóng thì gián tiếp cũng góp phần làm lành mạnh và minh bạch trên thị trường.
Truyền hình tuy có những ưu thế so với một số loại hình báo chí khác nhưng dưới thời cạnh tranh khá quyết liệt của các loại hình (bái in, báco mạng, phát thanh...) thì truyền hình cần có những tính toán hợp lý về công nghệ và quy trình để thông tin có thể chuyển tải tới công chúng một cách nhanh chóng, rút ngắn khoảng thời gian từ sự kiện xảy ra tới việc đưa tin trên truyền hình.
Ngoài ra, một trong những điều cần lưu ý đối với các chương trình tuyên truyền về TTCK trong thời điểm hiện nay là sự lặp lại của các chương trình sáng và tối.
Thực tế trong nhu cầu thì chương trình bản tin vào buổi sáng phải cập nhật được những diễn biến mới nhất từ thị trường, đặc biệt là thị trường Mỹ phiên giao
dịch trước cho công chúng được biết. Những thông tin trong nước phát sinh trong thời điểm từ khi kết thúc chương trình tối hôm trước cho đến sáng hôm nay có tính ảnh hưởng đến thị trường cũng được thông tin vào bản tin sáng này.
Học kết cấu mô hình, chu trình bản tin từ CNBC, VTC8 cũng có kết cấu chương trình sáng, trưa và tối. Cả 3 chương trình đều là chương trình trực tiếp với thời lượng đến 1 h đồng hồ.
Hệ thống chương trình của InfoTV từ thời điểm 7h cho đến 8h30, nếu theo đúng định dạng (format) mới là những thông tin mới nhất, ảnh hưởng tới phiên giao dịch sáng ngày hôm đó.
Bản tin tài chính sáng của VTC1 cũng nằm trong yêu cầu này.
Tuy nhiên hiện nay, qua khảo sát thì khoảng 90, đến 95% thông tin buổi sáng trong các chương trình là lặp lại thông tin từ tối hoặc chiều hôm trước.
Tỷ lệ này ở các chương trình khác nhau có khác nhau, ví dụ, Bữa sáng doanh nhân của VTC8 có khoảng 5-7 phút thông tin mới/60 phút chương trình, cập nhật tin từ thị trường thế giới thế giới phiên hôm trước.
Khung chương trình từ 7h đến 8h30 của kênh InfoTV thì cũng có khoảng 5 phút thông tin mới ở bản tin Trước giờ mở cửa phát khoảng 8h đến 8h30.
Bản tin tài chính sáng của VTV1 chủ yếu chọn lọc những thông tin trong các bản tin tối phát lại.
Trong khi người xem luôn yêu cầu những cái mới và nếu như tỷ lệ phát lại lớn như hiện nay có khi những người làm chương trình chỉ cần làm những chương trình 1-2 đến 5 phút hoàn toàn mới để tránh lãng phí thời gian cho những công chúng theo dõi đều đặn mất thời gian từ 10 đến 60 phút buổi sáng cho những chương trình cũ.
Như vậy, nói về tốc độ cập nhật còn liên quan đến sức sản xuất và nhiều yêu cầu khác đối với những người làm truyền hình. Tuy nhiên, không sớm thì muộn truyền hình hoàn toàn không ở thế duy nhất trong thị trường thông tin hay chỉ ở cách xem tin truyền thống là bằng tivi, ngồi 1 chỗ mà tương lai truyền hình
còn rộng lớn hơn khiến các chương trình phải luôn đổi mới và cập nhật để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng thông tin của công chúng.
2.4.1.3 Tính định hướng
Với TTCK, tâm lý nhà đầu tư là một trong những nguyên nhân khiến thị trường tăng hay giảm điểm. Ngoài ra nhà đầu tư chịu ảnh hưởng bởi tâm lý bầy đàn, một trong những lý giải từ nền văn hoá tiểu nông, lúa nước để lại. Chính vì vậy với những chương trình truyền hình về TTCK thì cần nghiên cứu kỹ về tâm lý và hành vi của nhà đầu tư để góp phần định hướng chính xác công chúng trong những thời điểm quyết định.
Tất nhiên truyền hình không phải là một nhân viên môi giới chứng khoán để trả lời các nhà đầu tư, những công chúng truyền hình là thị trường sẽ tăng hay giảm, nên đầu tư vào đâu...Tuy nhiên truyền hình với mong đợi như một cơ quan cảnh báo sớm những hành vi thị trường hay những xu hướng dài hạn để công chúng hay nhà đầu tư lưu tâm.
Cho đến nay nhiều chuyên gia cho rằng một trong những nguyên nhân làm cuộc khủng hoảng kinh tế trở nên quá bất ngờ và ảnh hưởng nặng nề đến TTCK năm 2008 một phần do truyền thông. Truyền thông chưa làm tốt khả năng về cảnh báo sớm về một chu kỳ kinh tế khiến cho giới đầu tư trở nên hoang mang đến “hoảng loạn”, thậm chí có cả những đề xuất đóng cửa thị trường vào khoảng tháng ...
Trong khi đó, trong thời điểm đầu năm, trong khi những dấu hiệu về cuộc khủng hoảng đã bắt đầu thì những nhà làm truyền thông hay truyền hình vẫn còn khá lạc quan về thị trường.
Tất nhiên đổ lỗi cho truyền thông là một cách làm không quá khó khăn, tuy nhiên điều đó khiến cho những người làm truyền hình nói riêng cần phải ý thức rõ vai trò của mình, ý thức về việc định hướng cho công chúng, những nhà đầu tư về những nguy cơ trước mắt cũng như lâu dài. Tuyền truyền về TTCK là để
minh bạch hóa thông tin và đảm bảo cho một thị trường lành mạnh và nhà đầu tư có đủ thông tin để quyết định.
2.4.2 Thực trạng tỷ lệ người xem trên các chương trình tiêu biểu
Tuy không có một con số khoa học nào để đo lượng người xem trên 5 kênh
truyền hình khảo sát. Tuy nhiên với ưu thế kênh 1 là Đài truyền hình quốc gia thì
dễ đạt được đồng thuận về tỷ lệ người xem sẽ chiếm ưu thế so với các chương
trình khác.
Sau đây, xin đưa ra một số biểu đồ về tỷ lệ người xem 2 chương trình nổi bật hiện nay của VTV1 là Bản tin tài chính và Việt Nam và Các chỉ số sáng và
tối. Biểu đồ dựa trên số liệu bản quyền từ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Truyền
thông – Giải trí FPT (FPT Media).
0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 9.00 1 /1 /0 9 8 /1 /0 9 1 5 /1 /0 9 2 2 /1 /0 9 2 9 /1 /0 9 5 /2 /0 9 1 2 /2 /0 9 1 9 /2 /0 9 2 6 /2 /0 9 5 /3 /0 9 1 2 /3 /0 9 1 9 /3 /0 9 2 6 /3 /0 9 2 /4 /0 9 9 /4 /0 9 1 6 /4 /0 9 2 3 /4 /0 9
Toàn Quốc Hà Nội
R a
Nguồn: FPT Media
0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 2 /1 /0 9 9 /1 /0 9 1 6 /1 /0 9 2 3 /1 /0 9 3 0 /1 /0 9 6 /2 /0 9 1 3 /2 /0 9 2 0 /2 /0 9 2 7 /2 /0 9 6 /3 /0 9 1 3 /3 /0 9 2 0 /3 /0 9 2 7 /3 /0 9 3 /4 /0 9 1 0 /4 /0 9 1 7 /4 /0 9 2 4 /4 /0 9
Toàn Quốc Hà Nội
R at
Nguồn: FPT Media
Bảng 2.5: Tỷ lệ ngƣời xem Bản tin tài chính (tối) -VTV1
Với bản tin tài chính, qua biểu đồ có thể nhận thấy 2 vấn đề. Thứ nhất, trung bình lượng người xem biểu sáng ít hơn hẳn so với buổi tối. Thứ hai, khu vực Hà Nội là khu vực xem Bản tin này nhiều nhất, trung bình cao hơn mức xem của toàn quốc. -2 0 2 4 6 8 10 12 1 /7 /0 9 8 /7 /0