Chia nhỏ màn hình

Một phần của tài liệu Tuyên truyền về thị trường chứng khoán trên truyền hình Việt Nam (Khảo sát kênh VTC, VTV1, INFOTV, HanoiTV và HTV9 (Trang 62)

7. Kết cấu luận văn

2.3.1 Chia nhỏ màn hình

Trên truyền hình trên thế giới cũng như với truyền hình Việt Nam thì việc biểu hiện của những chương trình về tài chính hay chứng khoán luôn có những biểu hiện riêng biệt. Thực tế không cần một khả năng ngoại ngữ quá tốt thì chỉ cần nhìn vào màn hình công chúng cũng đã phân biệt được đâu là chương trình về chứng khoán.

Kênh CNBC

Ở Việt Nam, chương trình của VTC8 học tập khá lớn từ kiểu trình bày màn hình như CNBC. Như trên, màn hình được chia nhỏ, trong đó màn hình chính dành cho phần trình bày của MC và diễn biến chính của chương trình. Phần trên cùng và dưới cùng được dành cho những “ticker” (tin chạy).

Có thể mô hình hóa, loại chia màn hình phức tạp nhất hiện nay:

Nguồn : Mẫu màn hình từ VTC8

Bảng 2.2: Mô hình hóa mẫu màn hình chia nhỏ nhất hiện nay

Đây là dạng màn hình được coi là phức tạp nhất hiện nay, nhằm chuyển tải được nhiều thông tin nhất, đáp ứng đa dạng nhu cầu thông tin của công chúng trong cùng một thời điểm.

Loại chia màn hình này với việc sắp xếp tin chạy dạng text và chỉ số chồng lên nhau giúp công chúng không bị “nhiễu” như việc đặt 2 dòng chỉ số trước đây.

MC 2 đầu cầu chỉ mang tính thời điểm, hết thời điểm đó 2 màn hình nhỏ cho MC hai đầu cầu được trả về cho màn hình chính khiến màn hình chính không luôn ở trạng thái nhỏ liên tục.

Loại chia màn hình này tuy nhìn có vẻ phức tạp nhưng đã khắc phục được một số cách chia màn hình trước đây.

Loại chia màn hình cũ nhìn bằng mắt thường tưởng như đơn giản hơn nhưng với quá nhiều chỉ số biến động liên tục khiến việc theo dõi tương đối khó. Ngoài

Tin chạy chỉ số mã chứng khoán (dạng chạy)

Tin chạy dạng text (dạng chạy) MC đầu cầu 1 MC đầu cầu 2 Chỉ số vàng/ngoại tệ/chứng khoán Thế giới (dạng thay đổi)

Chỉ số dầu/ngoại tệ/chứng khoán Thế giới (dạng thay đổi)

Màn hình chính

ra màn hình chính luôn ở trạng thái tương đối nhỏ khiến gây khó chịu cho mắt người xem.

Ví dụ màn hình này từng được chương trình “Bản tin thị trường 24h” (VTV1) áp dụng một thời gian trong năm 2007

Nguồn: VTV1 (2007), Bản tin thị trường 24h

Bảng 2.3: Mẫu màn hình Bản tin thị trƣờng 24h - VTV1

Trong việc kết cấu màn hình như trên (màn hình kiểu mới) đáng chú ý có một phần mới là tin chạy. Tin chạy (ticker news) dạng text được là một phần không gian nhỏ trên màn hình để giới thiệu tiêu đề hoặc những thông tin nhỏ.

Mặc dù tin chạy hiện đại và hiêu quả không được phổ biến và ưa thích ở Mỹ cho đến ngày 11/9/2001, tin chạy đầu tiên được sử dụng như một phần không thể thiếu trên NBC’s Today vào ngày 14/1/1952. Không có sự hỗ trợ của máy vi tính và đồ họa, tin chạy thời đó rất khác so với bây giờ. Phần tin chạy của NBC chỉ là một mảnh giấy nhỏ được đánh tiêu đề bản tin lên đó và được chiếu lên ở 1/3 phía cuối màn hình. Cách làm này không thành công và nhanh chóng khiến phần tin chạy bị bỏ đi ngay sau thời gian không lâu.

Vào những năm 80, một số đài truyền hình địa phương ở Bắc Mỹ bắt đầu Màn hình chính (MC hoặc hình ảnh động) Chỉ số chạy (trôi) Chỉ số chạy

sử dụng lại tin chạy để thông báo thông tin những trường học đóng cửa vì lý do thời thiết.

Trong cả hai trường hợp, mục đích dẫn đến sự ra đời của tin chạy đều đều là cung cấp những thông tin cần lưu ý.

Một trong những mạng truyền hình đầu tiên sử dụng tin chạy thường xuyên là CNN. Trong những năm 80 và 90, tin chạy được dung để thông báo giá cổ phiếu trong ngày hay kết quả thế thảo vào cuối tuần. Vào năm 1989, kênh truyền hình tài chính CNBC và trước đó là FNN cũng sử dụng tin chạy để thông báo giá cổ phiếu trong giờ giao dịch. ESPN cũng sử dụng tin chạy để cập nhật kết quả thể thao từng giờ.

Sự xuất hiện của tiêu tề tin tức hoặc các thông tin khác trên thanh tin chạy trở thành yếu tố phổ biến trong nhiều mạng truyền hình khác nhau. Việc sử dụng tin chạy của mỗi kênh truyền hình đều khác nhau dựa trên nội dung chuyên sâu của từng kênh. Những kênh truyền hình tài chính sử dụng tin chạy với những tốc độ khác nhau để hiển thị giá cổ phiếu và tiêu đề tin kinh tế. Những kênh truyền hình thể thảo thưởng sử dụng tin chạy để thông báo kết quả thi đấu và những tin tức đáng chú ý….

Thông tin về thời tiết cũng thường xuyên xuất hiện trên thanh tin chạy cùng với những ảnh hưởng đi kèm.

Đặc biệt, khi vụ tấn công ngày 11/9 xảy ra, tin chạy trở thành một phần không thể thiếu của các bản tin trên truyền hình. Các thông tin liên tục được cập nhật thành một chuỗi liên tiếp giúp khán theo dõi thông tin theo một quy trình, và cũng khiến khán giả dành nhiều sự chú ý hơn vào màn hình.

Đối với các kênh truyền hình tài chính như CNBC, tin chạy lại càng trở thành một phần không thể thiếu. Kênh truyền hình này sử dụng tin chạy để theo dõi giá trị cổ phiếu, thông tin về các chỉ số chứng khoán trên thị trường. CNBC sử dụng dải tin chạy, phát ở 1/3 phía dưới màn hình, dòng tin chạy phía trên là một dải trắng và phía dưới là một dài màu xanh. Phần màu trắng theo dõi tóm tắt

TTCK và thị trường hàng hóa. Còn phần màu xanh theo dõi giá cổ phiếu. Các thông tin chạy với tốc độ khác nhau. Phần màu xanh cũng được sử dụng để thông báo tiêu đề của tin mới nhất và dự báo thời tiết.

Trong những năm gần đây, các mạng truyền hình cáp của Mỹ còn sử dụng tin chạy để đăng tải ý kiến của khán giả tùy vào nội dung chương trình, hoặc giúp người xem gửi thông điệp tới bạn bè trong những diẹp lễ lớn như chào đón năm mới.

Trên truyền hình Việt Nam, đặc biệt với các bản tin về tài chính, chứng khoán thì dạng tin chạy này được sử dụng tương đối tốt. Tuy nhiên hiện những dòng tin chạy này chủ yếu được lấy từ các tít báo in, ít được biên tập lại cho phù hợp với dạng tin chạy trên truyền hình.

Ví dụ tin chạy: VincomSC: Những nhân tố đáng chú ý ủng hộ thị trường tăng điểm (Việt Nam và các chỉ số trưa ngày 5/10/2009) . Tin chạy với 12 chữ nhưng nội dung khá chung chung và không thỏa mãn công chúng.

Ví dụ: Mỹ thắt chặt quy định tài chính (Chứng khoán cuối tuần- 15/3/2009) . Tin này có 7 chữ nhưng lại khá chung chung, không hiểu người làm chương trình muốn biểu hiện gì, quy định tài chính gồm những quy định gì, vv…

Như vậy, kết cấu màn hình kiểu mới đòi hỏi những người làm chương trình chú ý nhiều hơn đến sự biểu hiện và kiểm soát đến những chi tiết nhỏ trên màn hình.

Một phần của tài liệu Tuyên truyền về thị trường chứng khoán trên truyền hình Việt Nam (Khảo sát kênh VTC, VTV1, INFOTV, HanoiTV và HTV9 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)