Đối với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tuyên truyền về thị trường chứng khoán trên truyền hình Việt Nam (Khảo sát kênh VTC, VTV1, INFOTV, HanoiTV và HTV9 (Trang 101)

7. Kết cấu luận văn

3.3.4 Đối với các doanh nghiệp

Với các nhà đầu tư, vẫn có một phương châm “mua tin đồn và bán tin thật”. Hiện tượng tin đồn, tin thật nhiều đến mức Uỷ ban chứng khoán đã vào cuộc, ngày 23/9/2009, UBCKNN ban hành Công văn số 2013/UBCK – GS đề nghị các SGDCK chủ động có công văn yêu cầu các doanh nghiệp niêm yết/đăng ký giao dịch công bố thông tin, giải trình, xác minh tin đồn ngày khi xuất hiện các thông tin, tin đồn liên quan đến cổ phiếu của Doanh nghiệp.

Sở dĩ có những hiện tượng “ tin đồn” – “ tin thật” đó là vì thị trường chưa thực sự minh bạch về thông tin. Cả báo chí, cụ thể là truyền hình và các doanh nghiệp chưa làm đủ trách nhiệm của mình.

Như vậy vì mục tiêu minh bạch hóa thông tin, không để thị trường bị “lũng đoạn” bởi những tin đồn thì ngoài những quy định của cơ quan chức năng thì những người làm truyền thông, truyền hình phải phối hợp với các doanh nghiệp để chuyển tải thông tin tới công chúng một cách nhanh nhất và chính thống nhất.

Tính đến cuối tháng 10, có 184 doanh nghiệp niêm yết trên HoSE (Sở GDCK TPHCM) và 231 doanh nghiệp niêm yết trên Hnx (Sở GDCK Hà Nội), nhưng bao nhiêu trong số đó đã có ý thức “kết nối” với truyền hình để tuyên truyền thông tin doanh nghiệp mình? Con số này có lẽ không thực sự cao khi qua khảo sát các chương trình thì các thông tin doanh nghiệp này được chủ yếu biên tập từ báo in, báo điện tử.

Việc truyền hình tuyên truyền lại những thông tin từ các nguồn tin khác chứ không phải từ doanh nghiệp tạo cho truyền hình rủi ro về nguồn tin bắc cầu như vậy có thông tin sai và chính doanh nghiệp cũng đứng trước rủi ro về tình hình hoạt động của doanh nghiệp không đến được với công chúng hoặc đến một cách không toàn diện.

thông tin chưa kiểm chứng, dịch thông tin từ báo chí nước ngoài vô tình gây hại cho doanh nghiệp tại Việt Nam. Ở chiều ngược lại, một số DN đã không cung cấp đúng và đầy đủ thông tin cho báo chí, tung thông tin để làm giá cổ phiếu, các nhà báo thường gặp khó khăn khi tiếp cận với các chủ DN...

Sự hợp tác liên kết giữa báo chí, cụ thể là truyền hình và doanh nghiệp trong giai đoạn đất nước mở cửa, hội nhập với thế giới là một tất yếu khách quan. Điều này thể hiện trên một số khía cạnh:

Thứ nhất, đối với doanh nghiệp , nhu cầu thông tin của từng DN là một nhu cầu có thật và nhu cầu đó ngày càng tăng lên trong bối cảnh VN mở rộng hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai, mỗi doanh nghiệp, ở nhiều mức độ khác nhau, đều có nhu cầu quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình thông qua báo chí;

Thứ ba, cả doanh nghiệp và báo chí đang sống trong một thời đại công nghệ thông tin bùng nổ. Việt Nam cũng có nhu cầu biết thị trường thế giới đang cần gì; và ngược lại, thế giới cũng muốn biết Việt Nam có những điểm hấp dẫn nào để họ tìm kiếm cơ hội đầu tư. Rõ ràng, chỉ có thể thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng thì chúng ta mới tìm được những thông tin cần thiết.

Tuy vậy, điều quan trọng nhất bao trùm toàn bộ hoạt động của cả DN và báo chí chính là ở mục tiêu rất cao cả là, trên mỗi vị trí của mình, từng DN, từng cơ quan báo chí đều mong muốn đóng góp cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây đối với báo chí, cụ thể là truyền hình và doanh nghiệp là phải phấn đấu nâng cao chất lượng hiệu quả công việc chúng ta đang làm như thế nào? Có một số điểm cần chú ý trong mối quan hệ báo chí, truyền hình và doanh nghiệp:

Thứ nhất, về phía doanh nghiệp, nên coi trọng việc cung cấp thông tin cho truyền hình

bình, tiếp thu sự phê bình của truyền hình nếu điều truyền hình nêu là đúng.

Thứ ba, từng doanh nghiệp xây dựng quan hệ cạnh tranh lành mạnh, không nên coi và sử dụng truyền hình như một công cụ để tiếp tay cho hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Tăng cường mối quan hệ giữa truyền hình và doanh nghiệp là một trong những biện pháp căn bản giúp nâng cao hiệu quả tuyền truyền về TTCK trên truyền hình.

Như vậy, bằng một số giải pháp đối với những đối tượng liên quan như đội ngũ thực hiện chương trình, lãnh đạo cơ quan báo chí, cơ quan quản lý thị trường và doanh nghiệp thì về cơ bản đã khắc phục được một số hạn chế và từng bước nâng cao hiệu quả tuyên truyền về TTCK trên truyền hình.

Tiểu kết chương 3

Như đã trình bày, việc nâng cao hiệu quả tuyên truyền về TTCK trên truyền hình không chỉ ở một khâu hay một bộ phận mà phải là đồng bộ nhiều biện pháp. Trên cơ sở sức mạnh tổng lực đó thì hi vọng trong tương lai truyền hình Việt Nam sẽ có nhiều hơn nữa những chương trình tuyên truyền có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu tuyên truyền cũng như mong mỏi thông tin đắt giá từ những nhà đầu tư, công chúng truyền hình.

Bằng chính từ sự phát triển của TTCK thì thị trường này đòi hỏi phải nâng cao chất lượng chương trình.

Một số định hướng chính để nâng cao chất lượng này được xác định là: nắm vững chỉ đạo tuyên truyền về TTTCK; kết hợp nhiều biện pháp trong việc nâng cao hiệu quả tuyên truyền về TTCK; vận dụng sáng tạo kinh nghiệm truyền hình tài chính thế giới.

trên các đối tượng trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng như bộ phận thực hiện chương trình, bộ phận lãnh đạo cơ quan truyền thông; các cơ quan quản lý thị trường hay doanh nghiệp- đối tượng tham gia thị trường.

Như đã trình bày, việc nâng cao hiệu quả tuyên truyền về TTCK trên truyền hình không chỉ ở một khâu hay một bộ phận mà phải là đồng bộ nhiều biện pháp. Trên cơ sở sức mạnh tổng lực đó thì hi vọng trong tương lai truyền hình Việt Nam sẽ có nhiều hơn nữa những chương trình tuyên truyền có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu tuyên truyền cũng như mong mỏi thông tin đắt giá từ những nhà đầu tư, công chúng truyền hình.

KẾT LUẬN

TTCK là một bộ phận của thị trường tài chính, được chuyên môn hóa về mua bán các chứng khoán trung và dài hạn. TTCK ra đời là một tất yếu khách

quan. Các quan hệ trao đổi, mua bán quyền sở hữu tư liệu sản xuất và vốn bằng tiền, tức là mua bán quyền sở hữu vốn được TTCK phản ánh.

Với vai trò là một kênh huy động vốn cho nền kinh tế, qua 9 năm hoạt động TTCK đã thu được những thành tựu đáng kể.

Với truyền hình, thực hiện vai trò tuyên truyền những lĩnh vực trong đời sống, hỗ trợ vào tiến trình đổi mới nền kinh tế đã lựa chọn và ưu tiên tuyên truyền về TTCK. Hiện qua khảo sát kênh VTV1, HanoiTV1, VTC, InfoTV thấy mức độ quan tâm phản ánh tuyên truyền qua các chương trình cụ thể.

Một số kết luận rút ra từ việc khảo sát việc tuyên truyền qua các chương trình của các kênh này là

Thứ nhất, truyền hình góp phần phổ biến kiến thức về TTCK đến nhà đầu tư

Thứ hai, truyền hình góp phần tuyên truyền những chính sách của nhà nước, cơ quan quản lý tới công chúng

Thứ ba, truyền hình góp phần tuyên truyền thông tin về diễn biến TTCK Bằng những hình thức linh hoạt như chia nhỏ màn hình; sử dụng các màu sắc chủ đạo là màu vàng, màu xanh; sử dụng ngôn ngữ phi văn tự; sử dụng 3 thể loại chính là tin, phóng sự và phỏng vấn… truyền hình có nhiều cách biểu hiện linh hoạt, hỗ trợ cho việc tuyên truyền.

Chất lượng tuyên truyền phản ánh trên tốc độ cập nhật còn chậm, tính chính xác chưa hoàn toàn đảm bảo, tính định hướng còn cần một quá trình dài là những vấn đề đặt ra một cách khắt khe để có thể nâng cao chất lượng tuyên truyền.

Trên cơ sở đó, một số giải pháp có tính khả thi cao được đặt ra như sau: Đối với phóng viên, cần nâng cao nghiệp vụ về truyền hình và đặc biệt hiểu biết về chứng khoán và thị trường tài chính nói chung. Đặt vấn đề đạo đức của phóng viên lên hàng đầu trong quan điểm gây nhiều tranh cãi là phóng viên có nên chơi hay không chơi chứng khoán và giải pháp mang tính tình thế là ký cam kết không đưa tin về những doanh nghiệp nắm giữ cổ phiếu và công khai hóa danh mục đầu tư.

Đối với lãnh đạo các đài, quyết sách của lãnh đạo các Đài thường ở các nhìn dài hạn, tạo đường lối để các chương trình phát triển bằng những việc làm thiết thực và tham khảo kinh nghiệm quốc tế.

Đối với cơ quan quản lý thị trường, chủ động cung cấp thông tin và trả lời phản hồi từ công chúng đối với những chính sách để tạo sự minh bạch hóa cho thị trường.

Đối với các doanh nghiệp, hỗ trợ truyền hình tối đa trong quá trình tác nghiệp để truyền tải nhanh chóng thông điệp của doanh nghiệp tới nhà đầu tư và công chúng truyền hình.

Ngoài ra, bằng những kinh nghiệm thực tiễn từ truyền hình tài chính thế giới một bài học đặt ra đắt giá và tuyên truyền về TTCK trên truyền hình cần

nhìn và đặt vào vị thế của nhà đầu tư, con mắt của nhà đầu tư để có được những chương trình hấp dẫn.

Ngày nay, trên thế giới truyền hình đang đứng trước nhiều xu hướng phát triển như truyền hình di động hay truyền hình theo yêu cầu thì tương lai của truyền hình bằng sự chuyển dịch nhanh nhạy đang rất tươi sáng. Với cơ hội này truyền hình sẽ còn nhiều cơ hội để tuyên truyền về mảng đề tài này với nhiều hình thức khác nhau, kết cấu và cách truyền tải khác nhau để đáp ứng nhu cầu thực tiễn một cách cao nhất cho công chúng truyền hình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A.la.Iuropxkia (2005), Báo chí truyền hình (Tập 1,2), Nxb Thông tấn.

2. Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề về sử dụng ngôn ngữ trên báo chí, Nxb Lao động, Hà Nội.

3. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Văn hóa - Thông tin (2002), Tổng kết 4 năm thực hiện Chỉ thị 22 của Bộ Chính trị khoá VIII , Hà Nội.

4. Nguyễn Cao Cầm (2004), Thông tin tuyên truyền về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Luận văn thạc sĩ báo chí, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

5. Hồng Chương (1995), Báo chí Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội

6. Cẩm nang công tác tư tưởng, lý luận chính trị và báo chí trước yêu cầu mới, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2007.

7. Nguyễn Tấn Dũng (2006), WTO: cơ hội, thách thức và hành động của chúng ta

8. Nguyễn Tấn Dũng (2007), Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

9. Đức Dũng (2002), Sáng tạo tác phẩm báo chí, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, Hà Nội

10. Nguyễn Văn Dững, Hoàng Anh (biên dịch) (1998), Nhà báo - bí quyết kỹ năng nghề nghiệp, NXB Lao động, Hà Nội

11. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2006), Truyền thông - lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia

13. Hà Minh Đức (chủ biên) (1994), Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 1, NXB Giáo Dục, Hà Nội

14. Hà Minh Đức (chủ biên) (1996), Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 2, NXB Giáo Dục, Hà Nội

15. Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lý luận báo chí - Đặc tính chung và phong cách, NXB ĐHQG Hà Nội.

16. Nguyễn Duy Gia (2003), Thị trường chứng khoán Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia.

17. Vũ Quang Hào (2004), Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển, Nxb Lý luận Chính trị.

18. Vũ Quang Hào (2007), Ngôn ngữ báo chí, NXB Thông tấn, Hà Nội (tái bản) 19. Lê Thị Tuyết Hoa (1995), Các giải pháp nhằm thực hiện các điều kiện

hình thành thị trường chứng khoán tại Việt Nam, Đại học Tài chính Kế toán Thành phố Hồ Chí Minh

20. Đinh Quang Hưng (1996), Những phương hướng và biện pháp chủ yếu nhằm phát triển sản phẩm truyền hình cho phù hợp với cung cầu về truyền hình ở

Việt Nam hiện nay, luận án, Trường ĐH kinh tế quốc dân Hà Nội

21. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

22. Đinh Văn Hường (2004), Tổ chức và hoạt động của tòa soạn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

23. Nguyễn Bá Kỷ (2005), Dạng thức nói trên truyền hình, LATS Ngữ văn, Viện Ngôn ngữ học

24. Trần Lâm (1995), Truyền hình Việt Nam, một phần tư thế kỷ, Nxb Chính trị quốc gia

25. Võ Thanh Long - Nguyễn Quang Hải (2007), Tìm hiểu về Luật Chứng khoán, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội

26.Hải Lý (2007), Nóng lạnh chứng khoán - Quan sát thị trường chứng khoán của một nhà báo chuyên ngành, Nhà xuất bản Trẻ, Hà Nội

27. Nguyễn Ngọc Minh (dịch) (1993), Những kiến thức cơ bản về chứng khoán và môi giới chứng khoán”, Nxb thế giới

28.Lê Hoàng Nga (1996), Thiết lập cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam trên thị trường chứng khoán, luận án, Trường ĐH tài chính-kế toán.

29. Nguyễn Công Nghiệp (1995), Thị trường chứng khoán : Trò chơi và những thủ pháp làm giàu, Nxb Thống kê

30. Trần Quang Nhiếp (2002), Định hướng hoạt động và quản lý báo chí trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb chính trị quốc gia

Nội (2001), Báo chí - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 4, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

32. Trần Quang (2005), Các thể loại báo chí chính luận, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

33. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo chí - truyền thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

34. Dương Xuân Sơn (2004), Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

35.Dương Xuân Sơn (2009), Giáo trình báo chí truyền hình, Đại học Quốc gia Hà Nội

36.Tạ Ngọc Tấn (chủ biên) (1999), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội

37.Tạ Ngọc Tấn, Nguyễn Tiến Hài (1995), Tác phẩm báo chí, Nxb Giáo dục, Hà Nội

38.Hữu Thọ (1998), Công việc của người viết báo, NXB Giáo Dục, Hà Nội 39.Lê Văn Tề, Nguyễn Văn Hà (2007), Cẩm nang đầu tư chứng khoán, NXB

Trẻ.

40. Đặng Quốc Tuyến, Trịnh Trọng Nghĩa, Đặng Thị Luận (biên soạn) (1991), “Chứng khoán và thị trường chứng khoán : Kinh nghiệm của các nước trên thế giới”, Viện Khoa học Tài chính, Bộ Tài chính

41.Ngô Thái Trị (2005), Truyền hình số mặt đất, NXB Bưu điện

42. Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành trung ương Khoá VIII (1998), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

43.Vụ Báo chí, Bộ Văn hoá - Thông tin (1998), Các quy định pháp lý về báo chí, Hà Nội

44.Việt Nam 20 năm đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia (2006)

45. X.A.Muratop (2005), Giao tiếp truyền hình trước ống kính và sau ống kính camera, Nxb Thông tấn

TÀI LIỆU NƢỚC NGOÀI

1. George A.Fontanills (tái bản lần 2 năm 2005), The options course: High

Profit & Low Stress Trading Methods, Nxb Wigley

2. Robert G.Picard (biên soạn) (2002), Media firms: structures, operations and

PHỤ LỤC 1

KỊCH BẢN MỘT SỐ CHƢƠNG TRÌNH TIÊU BIỂU KHẢO SÁT TRONG LUẬN VĂN

BẢN TIN “CHỨNG KHOÁN VÀ ĐẦU TƢ”- HanoiTV Số 493, Thứ tƣ ngày 26/8/ 09

MC Tổng hợp thị trường

Kính chào quý vị, chào các bạn! Trong diễn biến của chu kỳ điều chỉnh, phiên giao dịch ngày

Một phần của tài liệu Tuyên truyền về thị trường chứng khoán trên truyền hình Việt Nam (Khảo sát kênh VTC, VTV1, INFOTV, HanoiTV và HTV9 (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)