7. Kết cấu luận văn
2.2.3.2 Tuyên truyền những thông tin khác về TTCK (thông tin
nghiệp, thông tin quốc tế…)
Ngoài việc tuyên truyền chính sách, tuyên truyền kiến thức thì truyền hình còn một phần quan trọng nữa là tuyên truyền về bản thân thị trường chính khoán. Như trên truyền hình tuyên truyền về bản thân phiên giao dịch của thị trường với sự biến động liên tục đầy bất ngờ. Ngoài ra còn những thông tin có tác động dài hạn hơn đối với quyết định nhà đầu tư như thông tin doanh nghiệp, thông tin vĩ mô, thông tin tài chính ngân hàng…và một phần nữa là thông tin về thị trường tài chính quốc tế.
sự quan tâm khá lớn của truyền hình. Điều này tất nhiên được lý giải bằng ảnh hưởng của thị trường Mỹ tới thị trường toàn cầu, hay thị trường Việt Nam. Ngoài ra, tùy từng sự kiện mà các thị trường khác cũng được lưu tâm phản ánh.
Do thời lượng chương trình nên trong hệ thống khảo sát duy có “Bản tin chứng khoán và đầu tư” không có những tin quốc tế riêng nhưng trong việc phân tích những thông tin ảnh hưởng đến thị trường thì những yếu tố ảnh hưởng vẫn được đề cập
Còn lại trong tất cả những chương trình khác thì thời lượng dành cho phần tuyên truyền tin quốc tế chiếm khoảng 1/4 đến 1/3 thời lượng chương trình.
Riêng với 3 chương trình của VTC8, thời lượng cho thông tin tài chính quốc tế chiếm khoảng 1/2 thời lượng chương trình.
Một số nội dung phản ánh: - Chỉ số của các thị trường chính
- Các quyết sách lớn của Chính Phủ các nước
- Hoạt động và kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng lớn.
Việc đưa những thông tin tài chính quốc tế này trên thực tế phản ánh sự liên thông của thị trường tài chính Việt Nam với quốc tế. Những thông tin tài chính quốc tế luôn có những ảnh hưởng tích hoặc tiêu cực tới thị trường trong nước.
Ví dụ như diễn biến TTCK Việt Nam đầu năm 2008 đang trở về gần giống với mốc cuối năm 2006 (ngày 22/12/2006, VN-Index xuống còn 744,15 điểm). Đề cập đến sự suy giảm mạnh của TTCK Việt Nam giai đoạn này rất nhiều chuyên gia cho rằng, bên cạnh những yếu tố như tâm lý NĐT, cung hàng hoá trên TTCK đang bội thực, thị trường bị rút vốn do các kênh đầu tư khác như bất động sản, vàng, rồi nặng hơn là sự hờ hững của cơ quan chức năng…, thì vấn đề đáng lưu tâm lại là sự sụt giảm của TTCK toàn cầu đang gây ảnh hưởng lớn tới TTCK Việt Nam.
Qua theo dõi diễn biến TTCK thế giới tuần từ 21-25/1/2008 có thế thấy TTCK thế giới từ Á, sang Âu, Mỹ đều giảm mạnh, đã có những chuyên gia sử dụng đến cụm từ “TTCK thế giới rơi vào khủng hoảng”. Chỉ số MSCI của tất cả
các TTCK thế giới phiên 21/1/2008 giảm 1%, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2006; chứng khoán châu Âu lập kỷ lục “phiên giảm giá lớn nhất kể từ vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ”. Tính tới cuối giờ chiều ngày 21/1/2008, chỉ số chứng khoán tại thị trường châu Âu, châu Á giảm rất mạnh so với phiên giao dịch trước đó.
Cụ thể, tại châu Á, chỉ số Hang Seng giảm 1.397,26 điểm (tương đương 5,54%) xuống mức 23.804,61 điểm. Chỉ số Straits Times giảm 122,75 điểm (tương đương 3,95%) xuống mức 2.981,50 điểm. Chỉ số Nikkei 225 giảm 535,35 điểm (tương đương 3,86%) xuống mức 13.325,94 điểm.
Còn tại châu Âu, chỉ số DAX giảm 196,25 điểm (tương đương 2,68%) xuống mức 7.117,92 điểm. Chỉ số FTSE 100 giảm 156,00 điểm (tương đương 2,64%) xuống mức 5.745,70 điểm. Chỉ số CAC 40 giảm 163,00 điểm (tương đương 3,2%) xuống mức 4.929,40 điểm.
Đó là những sự tương đồng về chỉ số, ngoài ra còn nhiều thông tin quốc tế khác tương tự có ảnh hưởng lớn đến thị trường trong nước.
Khi đưa tin về thị trường tài chính quốc tế chủ yếu là tin khai thác nên điều cần lưu ý thông tin cần lấy từ những nguồn tin uy tín, chính thống, tránh việc khai thác từ những nguồn tin khó kiểm soát tính chính xác.
Thông tin hoạt động doanh nghiệp tuy có được tuyên truyền trên truyền hình nhưng tốc độ cập nhật thường khá chậm so với báo điện tử, từ 2h cho đến 1,2 ngày.
Ví dụ gần đây, thông tin kết quả hoạt động 9 tháng của FPT ngày 19/10 được báo mạng thông tin đầu tiên lúc 15h30 phút còn truyền hình sớm nhất vào 18h30 phút trên Bản tin chứng khoán Info.
Thông tin kết quả kinh doanh 9 tháng của ACB công bố ngày 27/10 nhưng đến 29/10 thì Bản tin kinh tế tài chính 24G của HTV mới thực hiện công bố thông tin.
Về độ chi tiết, bao quát của thông tin truyền hình cũng khó lòng đua kịp báo in hay mạng trong cùng một thông tin doanh nghiệp.
khách nên thông tin chuyển tới khá chính thống và chuyên nghiệp. Ngoài ra lợi thế loại hình đặc biệt riêng với thể loại phỏng vấn cũng đem lại sự tin cậy cao hơn so với các loại hình khác.
Ngoài thể loại phỏng vấn, những tin vĩ mô khác của truyền hình như chỉ số GDP, CPI… luôn được đặt ở vị trí ưu tiên trong bản tin, thường là đầu tiên hoặc thứ hai sau phần diễn biến thị trường trong ngày.
Ngoài ra, phần quan trọng của các Bản tin truyền hình là phóng sự về một số vấn đề “nóng” về thị trường trong tuần hay trong ngày về một vấn đề nào đó luôn được coi như là “món đặc biệt” của bản tin trên truyền hình.
Ví dụ : Phóng sự: Cổ phiếu ngành xi măng và chiến lược dài hạn ( Hàn thử biểu –VTC8 ngày 15/9).
Ví dụ : Phóng sự: Động thái của khối ngoại và dòng vốn vào thị trường (Thu Hương) (Việt Nam và các chỉ số trưa 20/10)
Với các phóng sự này, thời lượng chủ yếu dành khoảng 2 phút trở lên và là thể loại không thể thiếu cũng như nội dung không thể thiếu trong các chương trình. Việc nhìn nhận, phân tích và đánh giá những vấn đề “nóng “ này đồng thời những người làm truyền hình định hướng nhà đầu tư phản ứng phù hợp trước những hiện tượng đang chi phối thị trường.
Tuyên truyền về TTCK không chỉ là tuyên truyền về diễn biến phiên giao dịch mà bao gồm rất nhiều thông tin khác như thông tin doanh nghiệp, thông tin vĩ mô, thông tin quốc tế...Những thông tin này được những người làm chương trình xử lý linh hoạt trong quan hệ tương tác đúng như diễn biến trên TTCK.