Đối tượng tuyên truyền về thị trường chứng khoán trên truyền hình

Một phần của tài liệu Tuyên truyền về thị trường chứng khoán trên truyền hình Việt Nam (Khảo sát kênh VTC, VTV1, INFOTV, HanoiTV và HTV9 (Trang 27)

7. Kết cấu luận văn

1.3.1 Đối tượng tuyên truyền về thị trường chứng khoán trên truyền hình

Trước khi bàn về tuyên truyền về TTCK thì cần khẳng định rõ, đối tượng tuyên truyền về TTCK trên các loại phương tiện truyền thông đại chúng là công chúng của nó (với truyền hình là khán giả truyền hình), cụ thể xác định là các nhà đầu tư trên thị trường, các chủ doanh nghiệp và cả các cơ quan quản lý thị

trường.

Riêng với các nhà đầu tư, một đòi hỏi của thị trường là các nhà đầu tư phải có một trình độ văn hóa, tư duy, cũng như một đầu óc phán đoán nhạy bén với các “thông số” trên thị trường. Nhưng ít ai biết được “văn hóa truyền thống” dân tộc, đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và khả năng “làm kinh tế” của họ. Các nhà đầu tư đã vô tình “ứng dụng”các đặc trưng văn hóa “nông nghiệp-làng xã” vào hoạt động kinh doanh của mình. Từ đó, đã hình thành cái văn hóa mà các chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh,hình thành nên những kiểu kinh doanh “ổn định” và “đặc thù” chính họ.

Thay vì đem lại những lợi ích,ưu điểm cho nhà đầu tư chứng khoán,thì “văn hóa truyền thống” lại có quá nhiều điểm không phù hợp với việc “kinh doanh chứng khoán” hiện nay.

Những yếu tố văn hóa truyền thống tác động đến nhà đầu tư trên thị trường

- Tính cộng đồng: như ta biết tính cộng đồng là sự liên kết các thành viên trong làng xã với nhau, mỗi người đều hướng tới những người khác.Con người trong xã hội nông nghiệp thường chú trọng đến các mối quan hệ. Từ đó, dẫn đến việc thủ tiêu vai trò cá nhân, làm cho người Việt Nam thiếu hụt những cá tính mạnh mẽ, mỗi con người chưa thực sự phát triển với tư cách là một chủ thể tự chủ, môi trường xã hội mang đậm tính cộng đồng không thể khuyến khích cao độ những động lực và lợi ích, tài năng sáng tạo của cá nhân. Trong khi thời đại nhiều thách thức như bây giờ, người chiến thắng là những nhà doanh nhân can đảm với những khát khao cháy bổng và một đầu óc phán đoán cực nhạy, những người biết tạo cho mình một văn hóa kinh doanh mới, một văn hóa mang tính cá nhân cao độ, không còn quá lệ thuộc vào các mối “quan hệ nông nghiệp” như trước.

- Tính đồng nhất: nhân vật trung tâm trong nền văn hoá truyền thống chủ yếu là con người nông thôn,với các tính cách hay dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể,chịu

ảnh hưởng tư tưởng “kéo theo” một cách khá mạnh mẽ từ tập thể : nước trôi thì bèo trôi, nước nổi thì thuyền nổi….. đó là một tư tưởng cầu an. Từ đó, đã hình thành nên tâm lí “ăn theo”trong việc kinh doanh cũng như TTCK. Chứ chưa phải là con người kinh doanh, nhà doanh nghiệp, những người làm ăn thật sự để tạo ra sự giàu có về kinh tế cho bản thân mình và cho xã hội.

- Tính tự trị : con người Việt Nam trong nền văn hóa nông nghiệp làng xã có tính tự trị khá cao, những người một làng thì chỉ biết có làng đó, đôi khi cả cuộc đời họ cũng không bao giờ bước chân ra khỏi “lũy tre” làng với cuộc sống và các mối quan hệ ổn định,nên người Việt Nam thường có lối suy nghĩ đơn giản,tùy tiện manh mún, phân tán, thiếu hệ thống….. kém tính hợp tác, ỷ vào khả năng xoay sở của mình, không nhìn xa trông rộng. Đây chính là những tối kị trên thường trường. Chính những điều này đã làm cho các nhà đầu tư chứng khoán gặp không ít khó khăn trong việc nắm bắt và phân tích, tìm hiểu các “thông số” để đưa ra chính sách đầu tư hơp lí nhất để thu lợi nhuận cao. Chính những yếu kém về tâm lí mà nhà đầu tư thường gặp nhiều khó khăn trong việc quyết định kịp thời, từ đó dẫn đến hậu quả khó lường.

Từ những hạn chế của nền “văn hóa truyền thống” làm nảy sinh tâm lý về số phận. Phản ánh một tâm thế thiếu tự tin hay bất an nào đó,vì cảm thấy không an toàn trong một môi trường rủi ro, cảm thấy bất lực không làm chủ được cuộc sống. Từ đó, xuất hiện xu hướng cục bộ, trong khi yêu cầu của xã hội hiện đại cần sự hợp tác theo quan hệ chức năng, thích dựa vào quen biết. Trong khi, nếu cái gì cũng dựa vào sự vất vả chạy chọt thì chắc chắn xã hội không thể vận hành một cách lành mạnh được huống gì trong “kinh doanh TTCK”, là một nơi với nhiều “thông số” phức tạp.

Nói vậy, nhưng không phải nền văn hóa nông nghiệp truyền thống lại không đem đến những lợi ích cho người chơi chứng khoán,nhờ vào tính cộng đồng mà người chơi ở Việt Nam thường có tâm lí hỗ trợ lẫn nhau, nên thị trường không bị một số cá nhân “lũng đoạn” chi phối, như một số nước có nền văn hóa

du mục. Mặt khác nhờ vào tính tự trị mà thị trường trong nước thường ổn định hơn so với thị trường thế giới (dù bị thị trường thế giới tác động tới cũng không nhỏ).

Một phần của tài liệu Tuyên truyền về thị trường chứng khoán trên truyền hình Việt Nam (Khảo sát kênh VTC, VTV1, INFOTV, HanoiTV và HTV9 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)