7. Kết cấu luận văn
3.2.1 Nắm vững chỉ đạo tuyên truyền về TTTCK
Với vai trò của kênh huy động vốn cho nền kinh tế, TTCK có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Theo số liệu của Uỷ ban Chứng khoán tính đến hết tháng 10/2009 mức vốn hóa của TTCK Việt Nam hiện nay đạt 55% GDP. Trên cơ sở đó thì yêu cầu về tuyên truyền về TTCK là vấn đề vừa mang tính thời sự vừa mang tính cấp thiết.
Ý thức được vai trò của việc tuyên truyền về TTCK, ngay từ năm 2003, sau 3 năm hoạt động Ban Kinh tế & Ngân sách HĐND thành phố đã họp với Uỷ ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) và Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) đã có cuộc họp bàn về cách thúc đẩy thị trường sau 3 năm phát triển. Các ý kiến đều tập trung vào yêu cầu về các hoạt động tuyên truyền về TTCK trên địa bàn trong thời gian tới để những người dân bình thường cũng hiểu và tham gia vào thị trường chứ không chỉ có một số nhỏ như thống kê thời điểm đó.
Ngày 25.3.2008, Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các báo, đài đưa tin khách quan, chính xác góp phần cho người dân hiểu rõ chủ
trương chính sách của Nhà nước về phát triển TTCK theo công văn Số:1909/VPCP-KTTH V/v các biện pháp ổn định TTCK.
Năm 2006, Bộ Tài Chính ban hành Quyết định số 898/QĐ-BTC ngày 20/02/2006 của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch phát triển TTCK Việt Nam 2006-2010, trong đó nêu rõ về yêu cầu tuyên truyền về TTCK đối với các Ban ngành và cơ quan truyền thông.
Sau đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 thì truyền thông cho thị trường này là vấn đề bức thiết đặt ra với các loại hình báo chí nói chung và truyền hình nói riêng. Theo Đề án này, TTCK sẽ là thành phần chủ đạo để đưa thị trường vốn trở thành một cấu thành quan trọng của thị trường tài chính Việt Nam. Đến năm 2020, thị trường vốn Việt Nam sẽ phát triển tương đương thị trường các nước trong khu vực.
Theo thống kê, trong hầu hết các văn bản chỉ đạo nhằm tăng trường vài trò cũng như định hướng phát triển về thị trường thì tuyên truyền về thị trường được coi như là biện pháp không thể thiếu.
Đối với truyền hình, với mục tiêu tuyên truyền những quyết sách của Đảng, Nhà nước tới quần chúng nhân dân; truyền tải những thông tin khách quan, trung thực, chính xác về các lĩnh vực trong đời sống xã hội cùng từng bước làm nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả tuyên truyền về TTCK trên phương tiện truyền hình.
Tiếp tục đổi mới các chương trình truyền hình về chứng khoán là một trong những yêu cầu thực tiễn đặt ra và cùng là chỉ đạo từ Đảng và Nhà nước tới ngành truyền hình. Thị trường vững mạnh hay không tất nhiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng thị trường có minh bạch hay không, hoạt động lành mạnh hay không thì cần sự hỗ trợ của truyền hình.
Trong việc tuyên truyền về TTCK, có 3 mảng mà truyền hình cần tuyên truyền
Thứ nhất, làm rõ cho nhà đầu tư những kiến thức chung về thị trường và các cách thức để đầu tư.
Thứ hai, truyền các thông điệp từ nhà quản lý thị trường, các quy định pháp lý về thị trường cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp tham gia thị trường.