7. Kết cấu luận văn
3.1. Sự phát triển của TTCK đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả tuyên truyền
Khi Việt Nam mở cửa TTCK chính thức đầu tiên vào ngày 20/7/2000 thì thế giới phương Tây đã có trên 500 năm TTCK. Các nước Đông, Nam và Bắc Á có hàng chục năm và các nước có nền kinh tế chuyển đổi cũng đã có trên 10 năm.
TTCK là một bộ phận của thị trường tài chính, tồn tại từ cuối thế kỳ thứ XVIII ở những nước có nền sản xuất hàng hóa và lưu thông tiền tệ phát triển như Anh, năm 1773, Mỹ, năm 1792, Nhật năm 1878 và cho đến những năm gần dây, từ các nước cải cách kinh tế thành công như Hồng Kông năm 1946, Indonexi năm 1952, Hàn Quốc năm 1956, Thái Lan năm 1962. Một thực tế cho thấy nhiều thập kỷ qua, các nước tư bản chủ nghĩa và ở các nước đang tiến hành chuyển đổi kinh tế của mình. TTCK đã và đang có vai trò quan trọng rong phát triển kinh tế xã hội quốc gia.
Quy mô thị trường
Doanh nghiệp và các tổ chức tham gia niêm yết trên 2 sàn HOSE, HASTC
Ngày 20/07/2000, TTGDCK Tp.HCM đã chính thức khai trương đi vào vận hành, và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 02 loại cổ
phiếu niêm yết. CTCP Cơ Điện Lanh (MCK – REE) giá mở cửa và đóng cửa ngày giao dịch đầu tiên là 16.000 đồng, khối lượng khớp lệnh là 10.000CP trị giá 160 triệu đồng và CTCP Cáp và Vật Liệu Viễn Thông (MCK – SAM) giá mở cửa và đóng cửa ngày giao dịch đầu tiên là 17.000 đồng, khối lượng khớp lệnh là 32.000CP trị giá 544 triệu đồng.
Sở giao dịch Tp. Hồ Chí Minh:
Tính đến ngày 17/09/09, tổng số chứng khoán được phép giao dịch khớp lệnh là 174; trong đó: 170 cổ phiếu, 4 chứng chỉ quỹ.
Sở giao dịch chứng khoán HN: Tính đến ngày 31/12/2005:
Nhà đầu tư tham gia vào TTCK
Tính đến tháng 9/2009, toàn TTCK có khoảng 600.000 tài khoản.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài, số này chiếm chưa đến 10% số tài khoản giao dịch và chiếm khoảng 20% giá trị giao dịch trên thị trường.
Giá trị vốn hóa thị trường
Tính đến hết ngày 17/09/09 tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường đạt 88.893.222,86 triệu đồng (HOSE) và HASTC là 201.249.610.980.000 đồng.
Trên cơ sở của sự phát triển thị trường trong thời gian qua tất yếu đòi hỏi việc tuyên truyền về TTCK phải tốt hơn. Đối với truyền hình, bằng việc ra đời kênh InfoTV vào năm 2007 và kênh VTC8, chuyên về tài chính phần nào đáp ứng nhu cầu này của thị trường.
truyền về chứng khoán trên truyền hình là để thỏa mãn nhu cầu tự có phát sinh cùng sự phát triển thị trường. TTCK có 9 năm phát triển của Sở GDCK TPHCM (HoSE); 4 năm phát triển của Sở GDCK HN (Hnx), đặc biệt, ngày 24/6/2009, thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (thị trường UPCoM) chính thức được khai trương hoạt động, tạo ra cơ hội đầu tư mới cho các nhà đầu tư.
Với sự phát triển của thị trường và những biến động của nền kinh tế, đặc biệt trong năm 2008-2009 thì chính thị trường đòi hỏi các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là truyền hình có những đáp ứng mới cho những đòi hỏi ngày càng cao.
3.2 Định hƣớng phát triển chƣơng trình tuyên truyền về TTCK trên truyền hình
3.2.1 Nắm vững chỉ đạo tuyên truyền về TTTCK
Với vai trò của kênh huy động vốn cho nền kinh tế, TTCK có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Theo số liệu của Uỷ ban Chứng khoán tính đến hết tháng 10/2009 mức vốn hóa của TTCK Việt Nam hiện nay đạt 55% GDP. Trên cơ sở đó thì yêu cầu về tuyên truyền về TTCK là vấn đề vừa mang tính thời sự vừa mang tính cấp thiết.
Ý thức được vai trò của việc tuyên truyền về TTCK, ngay từ năm 2003, sau 3 năm hoạt động Ban Kinh tế & Ngân sách HĐND thành phố đã họp với Uỷ ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) và Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) đã có cuộc họp bàn về cách thúc đẩy thị trường sau 3 năm phát triển. Các ý kiến đều tập trung vào yêu cầu về các hoạt động tuyên truyền về TTCK trên địa bàn trong thời gian tới để những người dân bình thường cũng hiểu và tham gia vào thị trường chứ không chỉ có một số nhỏ như thống kê thời điểm đó.
Ngày 25.3.2008, Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các báo, đài đưa tin khách quan, chính xác góp phần cho người dân hiểu rõ chủ
trương chính sách của Nhà nước về phát triển TTCK theo công văn Số:1909/VPCP-KTTH V/v các biện pháp ổn định TTCK.
Năm 2006, Bộ Tài Chính ban hành Quyết định số 898/QĐ-BTC ngày 20/02/2006 của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch phát triển TTCK Việt Nam 2006-2010, trong đó nêu rõ về yêu cầu tuyên truyền về TTCK đối với các Ban ngành và cơ quan truyền thông.
Sau đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 thì truyền thông cho thị trường này là vấn đề bức thiết đặt ra với các loại hình báo chí nói chung và truyền hình nói riêng. Theo Đề án này, TTCK sẽ là thành phần chủ đạo để đưa thị trường vốn trở thành một cấu thành quan trọng của thị trường tài chính Việt Nam. Đến năm 2020, thị trường vốn Việt Nam sẽ phát triển tương đương thị trường các nước trong khu vực.
Theo thống kê, trong hầu hết các văn bản chỉ đạo nhằm tăng trường vài trò cũng như định hướng phát triển về thị trường thì tuyên truyền về thị trường được coi như là biện pháp không thể thiếu.
Đối với truyền hình, với mục tiêu tuyên truyền những quyết sách của Đảng, Nhà nước tới quần chúng nhân dân; truyền tải những thông tin khách quan, trung thực, chính xác về các lĩnh vực trong đời sống xã hội cùng từng bước làm nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả tuyên truyền về TTCK trên phương tiện truyền hình.
Tiếp tục đổi mới các chương trình truyền hình về chứng khoán là một trong những yêu cầu thực tiễn đặt ra và cùng là chỉ đạo từ Đảng và Nhà nước tới ngành truyền hình. Thị trường vững mạnh hay không tất nhiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng thị trường có minh bạch hay không, hoạt động lành mạnh hay không thì cần sự hỗ trợ của truyền hình.
Trong việc tuyên truyền về TTCK, có 3 mảng mà truyền hình cần tuyên truyền
Thứ nhất, làm rõ cho nhà đầu tư những kiến thức chung về thị trường và các cách thức để đầu tư.
Thứ hai, truyền các thông điệp từ nhà quản lý thị trường, các quy định pháp lý về thị trường cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp tham gia thị trường.
Thứ ba, đưa thông tin về TTCK hàng ngày và những vấn đề nóng diễn ra xung quanh thị trường.
3 nội dung tuyên truyền này phải đảm bảo : Tính chính xác, tính cập nhật và định hướng như trình bày ở các chương trên.
3.2.2 Kết hợp nhiều biện pháp trong việc nâng cao hiệu quả tuyên truyền về TTCK về TTCK
TTCK nằm trong thế tác động và bị tác động bởi nhiều yếu tố trong nền kinh tế. Đối với việc tuyên truyền về TTCK thì một trong những định hướng mang tính yêu cầu đối với việc nâng cao hiệu quả tuyên truyền về TTCK là việc phải kết hợp nhiều biện pháp, tác động nhiều mặt từ nội dung đến hình thức, từ đội ngũ phóng viên, biên tập viên đến cơ quan lãnh đạo đài, đối tượng quản lý TTCK hay tới cả các doanh nghiệp...
Truyền hình đem đến cho khán giả cùng lúc hai tín hiệu cơ bản là hình ảnh và âm thanh đem lại độ tin cậy, thông tin cao cho công chúng, có khả năng tác động mạnh mẽ vào nhận thức của con người. Truyền hình có khả năng truyền tải một cách chân thực hình ảnh của sự kiện đi xa nên đáp ứng yêu cầu chứng kiến tận mắt của công chúng. “Trăm nghe không bằng mắt thấy”, chính truyền hình đã cung cấp những hình ảnh về sự kiện thỏa mãn nhu cầu “thấy” của người xem. Đây là lợi thế lớn của truyền hình so với các loại hình báo in và phát thanh.
Đối với việc tuyên truyền về TTCK trên truyền hình thì về mặt nội dung tuyên truyền, truyền hình cần phải đảm bảo về tính chính xác, tính cập nhật và tính định hướng.
Về hình thức, từ kết quả khảo sát đã được nêu ở phần trên thì rõ ràng hình thức truyền tải của truyền hình đối với TTCK đòi hỏi có những yêu cầu riêng biệt. Vì vậy câu hỏi đặt ra là bằng hình thức nào, cách chuyển tải ra sao cho các chương trình về TTCK trên truyền hình rõ ràng phải được dụng công nghiên
cứu.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của các chương trình thì một phần đáng kể các chương trình tuyên truyền về TTCK trên truyền hình đã được truyền tải một cách trực tiếp, khoảng cách về thời gian, không gian, từ thời điểm diễn ra sự kiện đến lúc sự kiện được truyền tải rút ngắn đồng thời cũng là thách thức đối với yêu cầu trong hình thức thể hiện với khá nhiều lớp thông tin chuyển tải đa dạng (tin chạy dạng text, biểu đồ...). Trên cơ sở này yêu cầu hình thức truyền tải hấp dẫn song song cùng với quy trình chuyên nghiệp, tự động và khép kín để hiệu quả tuyên truyền hiệu quả hơn.
Đối với đội ngũ thực hiện chương trình bao gồm: những người trực tiếp thực hiện như phóng viên, biên tập viên, quay phim, kỹ thuật dựng...; những người có trách nhiệm quản lý và hoạch định chính sách là bộ phận lãnh đạo ban, đài cũng có những định hướng yêu cầu khác nhau, đỏi hỏi những năng lực khác nhau để có thể nâng cao hiệu quả tuyên truyền.
Đối với bộ phận quản lý thị trường và bộ phận giám sát cho thị trường hoạt động lành mạch và hiệu quả, cũng là bộ phận đề ra những biện pháp cho thị trường phát triển. Một trong những đóng góp đáng kể của bộ phận này là việc hoạch định chính sách, hoàn thiện những quy phạm về pháp luật đáp ứng thực tiễn đa dạng linh hoạt của thị trường. Ngoài ra, những chế tài xử phạt, sao cho đúng người, đúng tội, đủ mạnh và đảm bảo phân minh công bằng cũng là một trong những “vũ khí” giúp cơ quan quản lý hỗ trợ thị trường cũng như hỗ trợ truyền thông đúng với chức trách và nhiệm vụ của mình.
Đối với doanh nghiệp, là đối tượng tham gia thị trường, cũng là đối tượng phản ánh của các bản tin thì doanh nghiệp là nguồn tin, cung cấp thông tin, tạo chất liệu cho chương trình và cũng là “thực thể” tạo những đột phá cho thị trường. Thông tin về doanh nghiệp ra sao hay doanh nghiệp cung cấp thông tin thế nào để vừa có thể đạt được sự minh bạch thông tin vừa không làm lộ bí mật kinh doanh doanh nghiệp là yêu cầu đối với những người làm truyền thông cũng như chính
phát ngôn từ doanh nghiệp. Trong mối quan hệ tương hỗ như vậy thì rõ ràng để chương trình đạt hiệu quả thì vai trò của doanh nghiệp, đại diện cho đối tượng phản ánh của việc tuyên truyền là không thể thiếu.
Như vậy, rõ ràng, để nâng cao hiệu quả tuyên truyền về TTCK trên phương tiện truyền hình thì không thể chỉ nâng cao ở một mặt hay một khâu, không thể chỉ chú ý tới đối tượng này mà bỏ qua đối tượng khác. Sự kết hợp tổng lực của nhiều yếu tố, nhiều mặt, nhiều bộ phận tạo ra các biện pháp đồng bộ mới góp phần nâng cao hiệu quả của việc tuyên truyền này.
3.2.3 Vận dụng sáng tạo kinh nghiệm truyền hình tài chính thế giới
Theo “The options course: High Profit & Low Stress Trading Methods” Nhà xuất bản Wigley, tái bản lần 2 năm 2005 của Tác giả George A.Fontanills thì truyền hình là một trong những kho tốt nhất mang đến nguồn ý tưởng đầu tư có ích.
Truyền hình không chỉ là kênh thông tin giải trí hàng ngày mà còn là kênh truyền thông đặc biệt phân phối thông tin đến công chúng, mang đến nhiều ích lợi đối cho những cơ hội đầu tư nhanh chóng.
Tuy nhiên, công chúng cũng có thể sử dụng sức mạnh truyền thông theo những cách khác. CNBC và CNN Business được xem trong nhiều lĩnh vực trên cáp. Đây là những kênh truyền hình hàng đầu được giới đầu tư và giới giao dịch theo dõi trong suốt ngày giao dịch. Đặc biệt, kênh CNBC được cộng đồng đầu tư theo dõi rất đông. Trước khi, trong khi và sau giờ giao dịch, CNBC phát thông tin rải trên nhiều vấn đề bao gồm cả chứng khoán và thị trường tương lai.
Bình luận của các chuyên gia và khách mợi mang đến những tóm tắn trên thị trường cùng với quan điểm riêng được phát suốt ngày.
Với một nhà giao dịch chuyên nghiệp, thường chỉ để CNBC với âm lượng vừa phải, đủ để nghe bất kỳ thông tin nào có thế có liên quan tới quyết định đầu tư. Anh ta cũng không thường xem bất kỳ một chương trình đặc thù riêng biệt
nào đó trừ khi có một điều gì đó thực sự gây sự tò mò. Nhưng một nhà giao dịch cũng thường xuyên nghe bình luận trong suốt cả ngày.
Bất kỳ một hãng tin nào cũng đưa những tin mà họ tin rằng sẽ thú vị với khản giả đích - chính là cộng đồng đầu tư. Họ nói những gì đang “nóng”, được quan tâm và những gì không. Họ tập trung vào những thông tin gây chuyển động thị trường nhất mà họ có thể tìm kiếm do đó là việc việc họ phải làm.
Loại tin mà một nhà giao dịch thường nghe? Đó là những tin thực sự rất tốt và những tin thực sự rất xấu. Ví dụ, một ngày CNBC thông báo về một loại thuốc được thử nghiệm trên tóc. Người môi giới đã xác nhận thông tin này với nhà giao dịch cổ phiếu đang được giao dịch ở mức 6 USD mỗi cổ phiếu. Nhà giao dịch đã mua cổ phiếu khi biết thông tin sẽ lan rộng trong đêm và và tạo cơ hội mua vào cổ phiếu đó.
Đúng như nhà giao dịch dự đoán, cổ phiếu đó khi mở cửa trong ngày sau đó ở mức 9,50 USD. Khi đó, anh ta bán cổ phiếu nhanh chóng do những cổ phiếu tăng nhanh cũng thường giảm nhanh. Cổ phiếu đó đóng giao dịch cùng với mức giá mà nhà giao dịch đã mua, giúp kiếm được khoản lợi nhuận 50% nhờ vụ đầu tư qua đêm.
Một nhà giao dịch thường bị người thân phàn nàn vì xem truyền hình quá nhiều. Tuy nhiên, với một số nhà giao dịch, xem truyền hình đã trở thành một kinh nghiệm có lợi. Nhìn vào CNBC hay Bloomberg, mỗi kênh thường một phần màn hình cho tin chạy. Nhưng tin chạy nói lên điều gì? Đó là hãy quên những người dẫn chương trình và tập trung vào phía cuối màn hình.
Trước khi thị thị trường mở cửa, người xem sẽ nhìn lại được mức giá đóng cửa của các cổ phiếu trong phiên giao dịch trước. Bên cạnh đó, giá cổ phiếu tương lai cũng được hiện lên từng phút. 8h30 sáng, sau những thông tin của chính phủ thông tin kinh tế, giá trái phiếu xuất hiện ở góc dưới phía bên tay phải trong vòng 10 phút. Bắt đầu từ 9h30 đến 9h45, các chỉ số trên thị trường được chạy khắp phía cuối màn hình.
Dòng phía trên thường là những cổ phiếu được giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán New York. Dòng phía dưới là giá cổ phiếu AMEX và cổ phiếu OTC cũng như mức điểm trung bình của các chỉ số trên thị trường xuất hiện từng phút. Trong suốt ngày, từ 9h45 sáng đến 4h15 chiều, giá cổ phiếu luôn xuất hiện trên màn hình. Đầu tiên là tên mã cổ phiếu, sau đó là khối lượng cổ phiếu cùng với giá giao dịch trong lần khớp lệnh cuối và mức thay đổi so với lúc đóng cửa ngày hôm qua.
Ví dụ như: IBM 10000.00 88 +.50. Mã cổ phiếu là IBM, khối lượng giao