Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 35)

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Hàn Quốc nằm trên bán đảo Triều Tiên, một nƣớc từng bị đô hộ từ cuối thế kỷ 19, xuất phát điểm là một trong những quốc gia nghèo đói. Cuối thập kỷ 60 GDP bình quân đầu ngƣời chỉ có 85USD, phần lớn ngƣời dân không đủ ăn, 80% ngƣời dân nông thôn vẫn không có điện thắp sáng và phải dùng đèn dầu, ở trong những căn nhà lợp bằng lá. Lúc ấy, nền kinh tế của Hàn Quốc phải dựa vào nông nghiệp trong khi khắp đất nƣớc, lũ lụt và hạn hạn lại xảy ra thƣờng xuyên. Xã hội Hàn Quốc thời đó là một xã hội thờ ơ, hỗn độn và vô vọng. Mối lo lớn nhất của Chính phủ là làm sao thoát khỏi đói nghèo.

Vào những năm đầu 60 Hàn Quốc vẫn là nƣớc chậm phát triển, nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính với khoảng 2/3 dân số sống ở khu vực nông thôn, nông dân quen sống trong cảnh nghèo nàn, an phận, thiếu tinh thần trách nhiệm. Do vậy nhiều chính sách mới về phát triển nông thôn ra đời nhằm khắc phục tình trạng trên.

Bài học cua Hàn Quốc về phát triển nông thôn đáng để nhiều nƣớc quan tâm và suy ngẫm. Cùng với nhiều biện pháp quan trọng khác, Hàn Quốc đã đặt mục tiêu là làm thay đổi suy nghĩ thụ động và tƣ tƣởng ỷ lại của phần lớn ngƣời dân nông thôn. Từ đó sẽ làm cho nông dân có niềm tin và tích cực với sự nghiệp phát triển nông thôn. Làm việc chăm chỉ, độc lập và có tính cộng đồng cao. Trọng tâm của cuộc vận động phát triển nông thôn này là phong trào xây dựng “làng mới”(Saemoul Undong).

Tổ chức phát triển nông thôn đƣợc thành lập chặt chẽ từ trung ƣơng đến cơ sở. Mỗi làng bầu ra “Ủy ban Phát triển Làng mới” gồm từ 5 đến 10 ngƣời để vạch kế hoạch và tiến hành dự án phát triển nông thôn.

Nguyên tắc cơ bản của phong trào làng mới: Nhà nƣớc hỗ trợ vật tƣ, nhân dân đóng góp công của. Nhân dân quyết định loại công trình nào ƣu tiên xây dựng và chịu trách nhiệm quyết định toàn bộ thiết kế, chỉ đạo thi công, nghiệm thu công trình. Sự giúp đỡ của nhà nƣớc trong những năm đầu chiếm tỉ lệ cao, dần dần các năm sau, tỷ lệ hỗ trợ của Nhà nƣớc giảm trong quy mô địa phƣơng và nhân dân tham gia tăng dần. Nội dung thực hiện của chƣơng trình:

Thứ nhất là, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông

thôn, Bao gồm: Cải thiện cơ sở hạ tầng cho từng hộ dân nhƣ ngói hóa nhà ở, lắp điện thoại, nâng cấp hàng rào quanh nhà… và kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân.

Thứ hai là, thực hiện các dự án nhằm tăng thu nhập cho nông dân nhƣ tăng

năng suất cây trồng, xây dựng vùng chuyên canh, thúc đẩy hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển chăn nuôi, trồng rừng, đa canh.

Kết quả đạt đƣợc, 12 loại dự án mở rộng đƣờng nông thôn, thay mái lá cho nhà ở, lắp đặt cống và máy bơm, xây dựng các trạm giặt công cộng cho làng và sân chơi cho trẻ em đã bắt đầu đƣợc tiến hành. Sau 8 năm, đến năm 1978, toàn bộ nhà

nông thôn đã đƣợc ngói hóa (năm 1970 có gần 80% nhà ở nông thôn lợp lá), hệ thống giao thông nông thôn đã đƣợc xây dựng hoàn chỉnh. Sau 20 năm, đã có đến 84% rừng đƣợc trồng rong thời gian phát động phong trào làng mới. Sau 6 năm thực hiện, thu nhập trung bình của nông hộ tăng lên 3 lần từ 1025 USD năm 1972 lên 2061 USD năm 1977 và thu nhập bình quân của các hộ nông thôn trở lên cao tƣơng đƣơng thu nhập bình quân của các hộ thành phố. Đây là một điều khó có hể thực hiện đƣợc ở bất cứ một nƣớc nào trên thế giới.

Thông qua phong trào nông thôn mới, Hàn Quốc đã phổ cập đƣợc hạ tầng cơ sở ở nông thôn, thu nhỏ khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, nâng cao trình độ tổ chức của nông dân, chấn hƣng tinh thần quốc dân, cuộc sống của ngƣời nông dân cũng đạt mức khá giả, nông thôn đã bắt kịp quá trình hiện đại hóa của cả Hàn Quốc, đồng thời đƣa thu nhập quốc dân Hàn Quốc đạt đến tiêu chí của một quốc gia phát triển.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)