Xây dựng đời sống văn hóa, thôn tin và truyền thông

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 33)

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

1.2.3.8. Xây dựng đời sống văn hóa, thôn tin và truyền thông

Nội dung:

- Tiếp tục thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa. Phấn đấu xã có trên 70% số thôn, bản đạt tiêu chuẩn “Làng văn hóa” theo Quyết định 62/2006/QĐ-BVHTT ngày 23/6/2006 (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch).

- Thực hiện thông tin và truyền thông nông thôn. Xã có Đài truyền thanh xã hoạt động có hiệu quả.

Yêu cầu: đạt tiêu chí 6 và 16 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.

1.2.3.9. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Nội dung:

- Thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn:

+ Đảm bảo cung cấp đủ nƣớc sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân cƣ, trƣờng học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng;

+ Chỉ đạo nhân dân xây dựng hố xí đảm bảo vệ sinh.

- Thực hiện các yêu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trƣờng trên địa bàn xã:

+ Xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nƣớc trong thôn xóm. Các thôn đều có tổ vệ sinh, phát quang, khơi thông cống rãnh.

+ Xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải đạt yêu cầu chung theo TCVN 6696-2000. Bãi chôn lấp chất thải rắn xây dựng mới theo tiêu chuẩn thiết kế TCXDXN 261-2001.

+ Chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang. Nghĩa trang có khu hung táng, cát táng, nơi trồng cây xanh, lối đi thuận lợi, có quy chế quản lý nghĩa trang, mộ đặt theo hàng và xây đúng diện tích, chiều cao theo quy định... đảm bảo theo tiêu chuẩn TCVN 7956:2008.

+ Cải tạo, xây dựng các hồ sinh thái trong khu dân cƣ. + Trồng cây xanh ở các công trình công cộng.

Mục tiêu: đạt tiêu chí 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.

1.2.3.10. Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn

Nội dung:

- Thành lập, duy trì đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị; đảm bảo không có trình trạng “trắng” các tổ chức này ở các thôn bản.

- Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ. - Thu hút cán bộ trẻ về công tác tại xã.

- Xây dựng ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

- Nâng cao chất lƣợng của các tổ chức trong hệ thống chính trị, phấn đấu hàng năm, tổ chức Đảng, Chính quyền đạt “trong sạch vững mạnh”, các tổ chức khác đạt danh hiệu tiên tiến trở lên theo quy định của từng tổ chức.

Yêu cầu: đạt tiêu chí 18 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.

1.2.3.11. Giữ vững an ninh, trật tự xã hội ở nông thôn

Nội dung:

- Ban hành, thực hiện nội quy, quy ƣớc làng xóm về trật tự, an ninh; phòng chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu.

- Hàng năm Đảng ủy có nghị quyết, UBND có kế hoạch về công tác an ninh, xã đạt đơn vị khá trở lên trong “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, Công an xã đạt danh hiện “Đơn vị tiên tiến” trở lên.

- Đảm bảo cho lực lƣợng an ninh xã, thôn, xóm hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

- Không để xẩy ra các hoạt động chống đối; không để xẩy ra mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân, các loại tội phạm, tai nạn giao thông giảm.

Yêu cầu: đạt tiêu chí số 19 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.

1.2.4. Các bước xây dựng nông thôn mới

Điều 3 Thông tƣ liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp PTNT, Bộ Kế hoạch đầu tƣ, Bộ Tài chính quy định các bƣớc xây dựng nông thôn mới nhƣ sau:

Bƣớc 1: Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện.

Bƣớc 2: Tổ chức thông tin tuyên truyền về thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới.

Bƣớc 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.

Bƣớc 4: Xây dựng quy hoạch nông thôn mới của xã . Bƣớc 5: Lập, phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới của xã. Bƣớc 6: Tổ chức thực hiện đề án.

Bƣớc 7: Giám sát đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện Chƣơng trình.

1.3. Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới

1.3.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn ở một số nước trên thế giới

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Hàn Quốc nằm trên bán đảo Triều Tiên, một nƣớc từng bị đô hộ từ cuối thế kỷ 19, xuất phát điểm là một trong những quốc gia nghèo đói. Cuối thập kỷ 60 GDP bình quân đầu ngƣời chỉ có 85USD, phần lớn ngƣời dân không đủ ăn, 80% ngƣời dân nông thôn vẫn không có điện thắp sáng và phải dùng đèn dầu, ở trong những căn nhà lợp bằng lá. Lúc ấy, nền kinh tế của Hàn Quốc phải dựa vào nông nghiệp trong khi khắp đất nƣớc, lũ lụt và hạn hạn lại xảy ra thƣờng xuyên. Xã hội Hàn Quốc thời đó là một xã hội thờ ơ, hỗn độn và vô vọng. Mối lo lớn nhất của Chính phủ là làm sao thoát khỏi đói nghèo.

Vào những năm đầu 60 Hàn Quốc vẫn là nƣớc chậm phát triển, nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính với khoảng 2/3 dân số sống ở khu vực nông thôn, nông dân quen sống trong cảnh nghèo nàn, an phận, thiếu tinh thần trách nhiệm. Do vậy nhiều chính sách mới về phát triển nông thôn ra đời nhằm khắc phục tình trạng trên.

Bài học cua Hàn Quốc về phát triển nông thôn đáng để nhiều nƣớc quan tâm và suy ngẫm. Cùng với nhiều biện pháp quan trọng khác, Hàn Quốc đã đặt mục tiêu là làm thay đổi suy nghĩ thụ động và tƣ tƣởng ỷ lại của phần lớn ngƣời dân nông thôn. Từ đó sẽ làm cho nông dân có niềm tin và tích cực với sự nghiệp phát triển nông thôn. Làm việc chăm chỉ, độc lập và có tính cộng đồng cao. Trọng tâm của cuộc vận động phát triển nông thôn này là phong trào xây dựng “làng mới”(Saemoul Undong).

Tổ chức phát triển nông thôn đƣợc thành lập chặt chẽ từ trung ƣơng đến cơ sở. Mỗi làng bầu ra “Ủy ban Phát triển Làng mới” gồm từ 5 đến 10 ngƣời để vạch kế hoạch và tiến hành dự án phát triển nông thôn.

Nguyên tắc cơ bản của phong trào làng mới: Nhà nƣớc hỗ trợ vật tƣ, nhân dân đóng góp công của. Nhân dân quyết định loại công trình nào ƣu tiên xây dựng và chịu trách nhiệm quyết định toàn bộ thiết kế, chỉ đạo thi công, nghiệm thu công trình. Sự giúp đỡ của nhà nƣớc trong những năm đầu chiếm tỉ lệ cao, dần dần các năm sau, tỷ lệ hỗ trợ của Nhà nƣớc giảm trong quy mô địa phƣơng và nhân dân tham gia tăng dần. Nội dung thực hiện của chƣơng trình:

Thứ nhất là, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông

thôn, Bao gồm: Cải thiện cơ sở hạ tầng cho từng hộ dân nhƣ ngói hóa nhà ở, lắp điện thoại, nâng cấp hàng rào quanh nhà… và kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân.

Thứ hai là, thực hiện các dự án nhằm tăng thu nhập cho nông dân nhƣ tăng

năng suất cây trồng, xây dựng vùng chuyên canh, thúc đẩy hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển chăn nuôi, trồng rừng, đa canh.

Kết quả đạt đƣợc, 12 loại dự án mở rộng đƣờng nông thôn, thay mái lá cho nhà ở, lắp đặt cống và máy bơm, xây dựng các trạm giặt công cộng cho làng và sân chơi cho trẻ em đã bắt đầu đƣợc tiến hành. Sau 8 năm, đến năm 1978, toàn bộ nhà

nông thôn đã đƣợc ngói hóa (năm 1970 có gần 80% nhà ở nông thôn lợp lá), hệ thống giao thông nông thôn đã đƣợc xây dựng hoàn chỉnh. Sau 20 năm, đã có đến 84% rừng đƣợc trồng rong thời gian phát động phong trào làng mới. Sau 6 năm thực hiện, thu nhập trung bình của nông hộ tăng lên 3 lần từ 1025 USD năm 1972 lên 2061 USD năm 1977 và thu nhập bình quân của các hộ nông thôn trở lên cao tƣơng đƣơng thu nhập bình quân của các hộ thành phố. Đây là một điều khó có hể thực hiện đƣợc ở bất cứ một nƣớc nào trên thế giới.

Thông qua phong trào nông thôn mới, Hàn Quốc đã phổ cập đƣợc hạ tầng cơ sở ở nông thôn, thu nhỏ khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, nâng cao trình độ tổ chức của nông dân, chấn hƣng tinh thần quốc dân, cuộc sống của ngƣời nông dân cũng đạt mức khá giả, nông thôn đã bắt kịp quá trình hiện đại hóa của cả Hàn Quốc, đồng thời đƣa thu nhập quốc dân Hàn Quốc đạt đến tiêu chí của một quốc gia phát triển.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, có dân số trên 1,3 tỷ ngƣời, trong đó nông dân sống ở nông thôn gần 900 triệu ngƣời. Dân số của Trung Quốc chiếm 21% dân số thế giới, trong khi đó, diện tích đất canh tác chỉ chiếm có 9% của thế giới. Lại xuất phát điểm là một nƣớc nghèo nhƣng nhờ có công cuộc cải cách mở cửa, Trung Quốc đã trỗi dậy nhƣ một hiện tƣợng thần kỳ của khu vực Châu Á và trên thế giới.

Với một diện tích đất canh tác ít ỏi nhƣ vậy, để nuôi sống 21% dân số của thế giới là một bài toán hóc búa. Lời giải cho bài toán đó chính là chính sách Tam nông của Trung Quốc mà nhiều ngƣời gọi là “Quốc sách”.

Nguyên tắc của Trung Quốc là quy hoạch đi trƣớc, định ra các biện pháp thích hợp cho từng nơi, đột phá trọng điểm, làm mẫu đƣờng. Chính phủ hỗ trợ, nông dân xây dựng. Với mục tiêu “ly nông bất ly hƣơng”, Trung Quốc đã thực hiện đồng thời 3 chƣơng trình phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn:

- Chƣơng trình đốm lửa: Điểm khác biệt của chƣơng trình này là trang bị cho hàng triệu nông dân các tƣ tƣởng tiến bộ khoa học, bồi dƣỡng nhân tài đốm lửa, nâng cao tố chất nông dân. Sau 15 năm thực hiện, chƣơng trình đã bồi dƣỡng đƣợc 60 triệu thanh niên nông thôn thành một đội ngũ cán bộ khoa học cốt cán, tao ra một động lực tiềm năng thúc đẩy nông thôn phát triển, theo kịp với thành thị.

- Chƣơng trình đƣợc mùa: Chƣơng trình này giúp đại bộ phận nông dân áp dụng khoa học tiên tiến, phƣơng thức quản lý hiện đại để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong 15 năm sản lƣợng lƣơng thực của Trung Quốc đã tăng lên 3 lần so với những năm đầu 70. Mục tiêu phát triển nông nghiệp là sản xuất các nông sản chuyên dụng, phát triển chất lƣợng và tăng cƣờng ché biến nông sản phẩm.

- Chƣơng trình giúp đỡ vùng nghèo: Mục tiêu là nâng cao mức sống của vung nghèo, vùng miền núi, dân tộc ít ngƣời, mở rộng ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến, phổ cập tri thức khoa học công nghệ và bồi dƣỡng cán bộ khoa học cốt cán cho nông thôn xa xôi, tăng sản lƣợng lƣơng thực và thu nhập của nông dân. Sau khi thực hiện chƣơng trình, ở những vùng này, số dân nghèo đã giảm từ 1,6 triệu ngƣời xuống còn 5 vạn ngƣời, diện nghèo khó giảm từ 47% xuống còn 1,5%.

Tại hội nghị toàn thể Trung Ƣơng lần thứ 5 khóa XVI của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, năm 2005, lần đầu tiên Trung Quốc đƣa ra quy hoạch “Xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa”. Đây là kế hoạch xây dựng mới đƣợc Trung Quốc đƣa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hôi năm năm lần thứ XI (2006-2010). Mục tiêu của quy hoạch là: “Sản xuất phát triển, cuộc sống dƣ dật, làng quê văn minh, thôn xã sạch sẽ, quản lý dân chủ”. Xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc tạo nên một hình ảnh mới đầy ấn tƣợng về một “nông thôn Trung Quốc” đầy vẻ đẹp tráng lệ.

1.3.1.3. Phát triển nông thôn ở Đài Loan

Đài Loan là một nƣớc thuần nông nghiệp. Từ năm 1949 - 1953 Đài Loan bắt đầu thực hiện sách lƣợc “lấy nông nghiệp nuôi công nghiệp, lấy công nghiệp phát triển nông nghiệp”.

Một vấn đề cải thiện kinh tế nông nghiệp đã đƣợc Chính phủ thực hiện là “Chƣơng trình phát triển nông thôn tăng tốc”, “Tăng thu nhập của nông trại và tăng cƣờng chƣơng trình tái cấu trúc nông thôn”, “Chƣơng trình cải cách ruộng đất giai đoạn 2”. Từ các chƣơng trình này nhiều đầu tƣ đã đƣợc đƣa vào cơ sở hạ tầng nông thôn và đƣợc cụ thể hóa bằng 10 nội dung cụ thể:

- Cải cách ruộng đất.

- Quy hoạch và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Tăng cƣờng nghiên cứu nông nghiệp và đổi mới kĩ thuật.

- Chuyển giao công nghệ mới. - Tập huấn các nông dân hạt nhân. - Cung cấp các đầu vào hiện đại. - Tín dụng nông nghiệp.

- Mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp tƣơng ứng với sự thay đổi lao động và đầu tƣ.

- Dịch chuyển cơ cấu thị trƣờng.

- Cải thiện phúc lợi xã hội cho nông dân.

1.3.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Thực hiện Nghị quyết trung ƣơng 7 (khóa X), Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới tại Quyết định 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 và Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 tại Quyết định 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2020.

Ngày 02 tháng 02 năm 2010, Thủ tƣớng Chính phủ ra Quyết định 193/QĐ- TTg Phê duyệt Chƣơng trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

Kết quả thực hiện đến nay trên các lĩnh vực nhƣ sau:

1.3.2.1. Thành lập bộ máy chỉ đạo từ Trung ương đến cơ sở

Ngày 01 tháng 7 năm 2010, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định 1013/QĐ-TTg Thành lập Ban chỉ đạo Trung ƣơng Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 - 2020. Ban Chỉ đạo Trung ƣơng có 24 thành viên, do đồng chí Nguyễn Sinh Hùng - Phó Thủ tƣớng Thƣờng trực Chính Phủ làm Trƣởng ban, Bộ trƣởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát làm Phó trƣởng ban thƣờng trực.

Ban chỉ đạo Trung ƣơng đã ban hành Quy chế hoạt động (tại quyết định 437/QĐ-BCĐXDNTM, ngày 20/9/2010) và Kế hoạch triển khai Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 (tại quyết định 435/QĐ-BCĐXDNTM, ngày 20/9/2010).

Để giúp việc cho Ban chỉ đạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập Văn phòng điều phối Chƣơng trình với 24 cán bộ chuyên trách (4 chuyên trách, 9 kiêm nhiệm từ các Bộ, ngành, 11 kiêm nhiệm từ các đơn vị trong Bộ).

Theo Kế hoạch của Ban chỉ đạo Trung ƣơng, trong năm 2010, các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện đều đã thành lập ban chỉ đạo Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Ở cấp xã, thành lập Ban quản lý Chƣơng trình nông thôn mới (do Chủ tịch UBND xã làm Trƣởng ban, các ủy viên Ủy ban phụ trách các lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế, giao thông công chính, đại diện Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể quần chúng làm thành viên) và Ban giám sát công đồng (gồm đại diện của Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và đại diện của cộng đồng dân cƣ).

Cấp thôn bản: Mỗi thôn, bản thành lập một Ban phát triển thôn làm nòng cốt trong quá trình thực hiện nội dung xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Nhiệm vụ của Ban phát triển thôn là động viên, khuyến khích nhân dân tham gia xây dựng, thực hiện, giám sát các quá trình xây dựng các nội dung về nông thôn mới ở xóm, bản.

1.3.2.2 .Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, chọn điểm chỉ đạo

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)