Ruộng đất manh mún, khó khăn cho việc phát triển nông nghiệp hàng hóa

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 91)

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.3.2.4. Ruộng đất manh mún, khó khăn cho việc phát triển nông nghiệp hàng hóa

Sau nhiều năm giao đất theo Nghị định 64/CP của Chính phủ, Huyện Hạ Hòa đã tiến hành chuyển đổi ruộng đất. Đợt chuyển đổi này, ruộng đất đã giảm bớt đƣợc sự manh mún, phân tán, nhƣng hiện nay, toàn huyện vẫn còn nhiều ruộng thửa. Kiểu chia đất có xấu có tốt, có gần có xa khiến cho các cánh đồng bằng phẳng, rộng rãi lại bị đắp thành nhiều ô nhỏ, có thửa chỉ vài chục mét vuông.

Do ruộng đất manh mún nên sản xuất nông nghiệp của Hạ Hòa còn mang tính nhỏ lẻ, việc đƣa cơ giới hóa vào còn khó khăn, giá thành nông sản cao. Đây là một khó khăn rất lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho họ gia đình nông dân và giảm lao động trong ngành nông nghiệp.

3.3.2.5. Các doanh nghiệp ở địa phương nhỏ và ít

Bảng 3.18. Tổng hợp tình hình hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hạ Hòa (Đến tháng 12 - 2013)

Diễn giải Sốlƣợng doanh nghiệp Số lao động doanh nghiệp sử dụng (lao động) Vốn của doanh nghiệp (tr. đồng) Doanh thu (tr. đồng)

Loại hình doanh nghiệp là

công ty 95 1.977 1.279.365 700.625

* Bình quân 01 công ty 20 13.476 7.375

Loại hình hợp tác xã 49 676 42.012,6 23.789,5

* Bình quân 01 hợp tác xã 13.79 854,4 485,5

Tổng số 144 2.653 1.321.377,6 724.414,5

Đến hết năm 2013, toàn huyện Hạ Hòa có 144 doanh nghiệp, trong đó loại hình là công ty là 95, loại hình HTX là 49. Về vốn, bình quân mỗi công ty ở huyện Hạ Hòa 13,476 tỷ đồng, bình quân mỗi hợp tác xã mới có 854,4 triệu đồng. Do vốn kinh doanh còn ít, cho nên doanh thu bình quân mỗi doanh nghiệp trong năm 2013 chỉ mới đạt 7,375 tỷ đồng, còn hợp tác xã còn khó khăn hơn, bình quân, mỗi hợp tác xã chỉ đạt 485,5 triệu đồng.

Doanh nghiệp trên địa bàn ít và nhỏ sẽ hạn chế đến đầu tƣ, hỗ trợ cho nông dân phát triển sản xuất, đồng thời, tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất hàng hóa không nhiều.

3.4. Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hạ Hòa

Xây dựng nông thôn mới là việc đổi mới tƣ duy, nâng cao năng lực của ngƣời dân, tạo động lực giúp họ chủ động phát triển kinh tế, xã hội, góp phần thực hiện chính sách vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thay đổi cơ sở vật chất và diện mạo đời sống, văn hóa, qua đó thu hẹp khoảng cách sống giữa nông thôn và thành thị. Đây là quá trình lâu dài và kiên tục, là một trong những nội dung trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong đƣờng lối, chủ trƣơng phát triển đất nƣớc và của địa phƣơng trong giai đoạn trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài.

Để xây dựng nông thôn mới mang lại hiệu quả cao, cần tạo ra một phong trào với sự vào cuộc của ngƣời dân địa phƣơng và các cấp chính quyền liên quan. Muốn vậy, mô hình phát triển nông thôn mới phải sát với điều kiện thực tế. Bên cạnh đó, cần tăng đầu tƣ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, bồi dƣỡng kiến thức quản lý cho cán bộ HTX, tổ hợp tác, chủ trang trại, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân.

Xây dựng mô hình nông thôn mới cần phải căn cứ vào từng điều kiện cụ thể của vùng về tiềm năng, lợi thế, năng lực cán bộ và khả năng đóng góp của ngƣời dân. Từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm xây dựng mô hình nông thôn mới phù hợp sau:

* Về môi trường nông thôn: Xây dựng nông thôn gắn với quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường

Tại huyện Hạ Hòa, một trong những địa phƣơng tiêu biểu trong xây dựng NTM của tỉnh đến nay mới xây dựng thêm 9 điểm thu gom và xử lý rác thải, 5 công trình cấp nƣớc sạch. Số xã có đội vệ sinh, duy trì thƣờng xuyên hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải đã từng bƣớc tăng lên nhƣng tại nhiều xã, thị trấn rác thải mới chỉ đƣợc tập kết tại bãi rác của địa phƣơng mà chƣa đƣợc xử lý đảm bảo vệ sinh môi trƣờng. Hệ thống thoát nƣớc thải tại khu vực nông thôn chƣa đƣợc chú trọng đầu tƣ. Hầu hết nƣớc thải sinh hoạt, chăn nuôi, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề đều đổ trực tiếp ra môi trƣờng, ngấm vào đất hoặc chảy vào ao, hồ; chƣa có xã nào đạt chỉ tiêu các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trƣờng. Hầu hết các nghĩa trang chƣa đƣợc đầu tƣ xây dựng và cải tạo theo yêu cầu, chƣa có khu xử lý chất thải; chƣa có hệ thống đƣờng phân khu, hệ thống cây xanh... Nguyên nhân các địa phƣơng khó đạt đƣợc tiêu chí môi trƣờng trong xây dựng NTM là do khó khăn về vốn. Nguồn ngân sách hỗ trợ để thực hiện tiêu chí môi trƣờng rất thấp, còn lại phụ thuộc vào sự huy động vốn của địa phƣơng và sự đóng góp của ngƣời dân. Tại nhiều địa phƣơng cả chính quyền và ngƣời dân còn có thái độ trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách nên khi chƣa có hỗ trợ thì chƣa thể triển khai, đầu tƣ các công trình bảo vệ môi trƣờng. Tại nhiều xã, tình trạng ứ đọng rác trong khu dân cƣ đã xảy ra từ nhiều năm nay nhƣng do chƣa có kinh phí đầu tƣ xây dựng bãi rác nên dù có muốn thành lập tổ thu gom thì cũng không có nơi tập kết, xử lý rác.

Để giải quyết những khó khăn khi thực hiện tiêu chí về môi trƣờng trong xây dựng NTM, cần phát huy hơn nữa tinh thần chung sức của các cấp, các ngành và của mọi ngƣời dân. Chúng ta nên xây dựng một lộ trình cụ thể để có thể huy động hợp lý nguồn kinh phí đầu tƣ cho công tác thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong xây dựng NTM. Tập trung xây dựng nếp sống hợp vệ sinh gắn với việc khôi phục phong trào xây dựng “ba công trình vệ sinh” của từng hộ gia đình theo tình hình thực tế. Tăng cƣờng kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản nông sản, thức ăn và thuốc phòng trừ dịch bệnh trong nuôi trồng

thủy sản, thu gom và xử lý hợp vệ sinh đối với các loại bao bì đựng hóa chất sau khi sử dụng; xử lý triệt để các điểm ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tồn lƣu. Vận động các hộ chăn nuôi trang trại lắp đặt hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi. Tập trung quy hoạch và xây dựng các khu xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn, trƣớc mắt đầu tƣ xây dựng khu xử lý chôn lấp rác thải sinh hoạt quy mô thôn, xã, tiến tới xây dựng khu xử lý chất thải sinh hoạt quy mô cấp vùng theo quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh.

* Về văn hóa và thiết chế văn hóa

Trong Bộ tiêu chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới, nội dụng về xây dựng đời sống văn hóa đƣợc cụ thể trong 2 tiêu chí số 6 và số 16 về “văn hóa và thiết chế văn hóa”. Ngoài ra các nội dung khác đều nằm trong các hoạt động của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nhƣ: Đoàn kết xây dựng đời sống kinh tế và từng bƣớc phát triển; xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; chăm lo sự nghiệp giáo dục; chăm sóc sức khỏe, thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình; xây dựng môi trƣờng cảnh quan sạch đẹp; phát huy dân chủ, chấp hành tốt đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh; đoàn kết, tƣơng trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng; phát huy đạo lý truyền thống “uống nƣớc nhớ nguồn”, “đền ơn, đáp nghĩa”, “tƣơng thân, tƣơng ái”,…huyện Hạ Hòa giai đoạn 2010- 2015 các cấp, các ngành trong huyện có sự tập trung cao để thực hiện tốt các nội dụng của phong trào và đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng, đƣợc đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ và hƣởng ứng, phong trào ngày càng đƣợc phát triển. Tuy nhiên, để đạt chuẩn tiêu chí văn hóa và cơ sở vật chất văn hóa của chƣơng trình NTM đề ra thì nhiều xã trong huyện vẫn chƣa đạt chuẩn. Nguyên nhân chính dẫn đến việc nhiều xã không đạt tiêu chí 6,16 là vì vi phạm chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình nên nhiều thôn không đủ tiêu chuẩn để công nhận danh hiệu “Thôn văn hóa”...

Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao đƣợc phát triển rộng trong quần chúng. Các hoạt động trên đã góp phần tạo không khí sôi động phục vụ các ngày lễ lớn và phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng. Nét đẹp phong tục tập quán,

các di sản văn hóa dân tộc tiếp tục đƣợc khôi phục, phát huy; tinh thần đại đoàn kết toàn dân đƣợc giữ vững. Nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực, hiệu quả đã đƣợc đặt ra nhƣ: tăng cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã, phƣờng về công tác xây dựng đời sống văn hóa; chú trọng nâng cao chất lƣợng phong trào xây dựng LVH; tập trung phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, xây dựng môi trƣờng nông thôn sạch, đẹp; xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở...; tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc hƣớng dẫn cơ sở thực hiện cuộc vận động có hiệu quả, thực hiện công tác thi đua khen thƣởng. Đi đôi với đó, tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chỉ đạo các cấp từ tỉnh đến cơ sở; tăng cƣờng sự phối hợp thống nhất giữa các cơ quan, ban ngành, đoàn thể triển khai thực hiện phong trào đồng bộ. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội...

* Về tiêu chí thu nhập và hộ nghèo

Bên cạnh sự nỗ lực của một số địa phƣơng nhằm mục đích thoát nghèo và đạt các tiêu chí, vẫn còn có những địa phƣơng chỉ “muốn nghèo” để đƣợc hƣởng thụ quyền lợi. Chính tƣ tƣởng này đã cản trở việc hoàn thành tiêu chí, tác động tiêu cực đến cục diện của việc xây dựng NTM. Ở Hạ Hòa hiện nay vẫn còn nhiều xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%. Thế nhƣng trong quá trình rà soát hộ nghèo ở các địa phƣơng này đã có những sai số khá lớn. Để lý giải điều này hoàn toàn không khó khi các xã nghèo, hộ nghèo hiện đang đƣợc hƣởng nhiều sự ƣu đãi. Tƣ tƣởng sợ thoát nghèo, đạt tiêu chí thu nhập rồi sẽ không đƣợc tiếp tục đầu tƣ ở một số địa phƣơng đã dẫn đến tốc độ giảm nghèo rất chậm. Ngƣợc lại, cũng có xã chạy theo thành tích để từ đó có những con số thống kê thiếu chính xác về cả hai tiêu chí này... Đấy là hai thái cực đang diễn ra không chỉ riêng ở huyện Hạ Hòa mà còn ở nhiều địa phƣơng khác trong toàn tỉnh hiện nay.

Riêng về tiêu chí thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo với những tác động từ nguồn thu xuất khẩu lao động ở một số địa phƣơng, để tăng tính bền vững và phát huy hiệu quả từ nguồn vốn này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phƣơng, ban ngành để hạn chế nạn xuất khẩu lao động “chui”. Bên cạnh đó cần tạo điều kiện và động

viên nhân dân tham gia xuất khẩu lao động theo con đƣờng hợp pháp, vừa bảo đảm tính bền vững về kinh tế, vừa ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa bàn....

Các địa phƣơng đã đạt nhiều tiêu chí, đặc biệt các nhóm tiêu chí “động”, trong đó có tiêu chí thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và an ninh trật tự vẫn phải xây dựng kế hoạch để đầu tƣ phát triển tiêu chí phù hợp với từng giai đoạn. Việc tiếp tục triển khai hiệu quả các kế hoạch này sẽ góp phần tạo sự bền vững cho tiêu chí trong quá trình phát triển, đồng thời xóa bỏ đƣợc tƣ tƣởng không muốn thoát nghèo vì sợ không đƣợc tiếp tục đầu tƣ đang hình thành ở một số địa phƣơng...

* Về vấn đề giao thông, thủy lợi và chợ nông thôn:

Theo kết quả điều tra cho thấy trong công tác xây dựng nông thôn mới của huyện hiện nay có nhiều vấn đề đặt ra là: "Có số lƣợng lớn ngƣời dân chƣa hiểu rõ về nội dung, ý nghĩa của việc xây dựng nông thôn mới", "Nhiều ngƣời dân còn có tƣ tƣởng trông chờ vào nguồn ngân sách nhà nƣớc’’,"Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn còn nhiều lạc hậu”. “Nhiều công trình xuống cấp trầm trọng nhƣng chƣa đƣợc tu sửa”. "Ngƣời dân không nhiệt tình tham gia Chƣơng trình Xây dựng nông thôn mới". "Một số cán bộ phụ trách cấp xã, thôn chƣa nhiệt tình với công tác xây dựng nông thôn mới".

Để tháo gỡ những khó khăn vƣớng mắc trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới ở các địa phƣơng trong huyện cần có những giải pháp sau: Cần tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân.Cán bộ phụ trách xây dựng nông thôn mới phải có đủ năng lực, phẩm chất, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao. Trong quản lý điều hành cần nghiêm túc, khách quan và huy động tối đa mọi nguồn vốn. Giao cho những đơn vị có đủ khả năng và năng lực thực hiện các dự án xây dựng. Cần đào tạo cán bộ chuyên trách. Ở từng địa bàn có khác nhau về điều kiện cơ sở vật chất, nên sự lựa chọn những tiêu chí cần làm trƣớc cũng có khác nhau, nhƣng xét về tổng thể chung là các tiêu chí: giao thông nông thôn, quy hoạch và thực hiện quy hoạch, xây dựng chợ nông thôn, điện sinh hoạt, đảm bảo về an ninh trật tự… là những tiêu chí đƣợc nhiều ngƣời dân lựa chọn cần ƣu tiên làm trƣớc để làm tiền đề thực hiện các tiêu chí khác.

Ở mỗi địa phƣơng; Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, vận độ

; Cần xây dựng kế hoạch, lộ trình, bƣớc đi cụ thể, đồng thời phải gắn trách nhiệm của tổ chức đảng, đoàn thể chính trị và các ngành liên quan trong việc xây dựng và thực hiện các tiêu chí để hoàn thành mục tiêu đề ra; Củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo các cấp, xây dựng nội quy, quy chế hoạt động, phân công rõ trách nhiệm cho từng bộ phận, từng thành viên, tập trung lãnh đạo với phƣơng châm “dễ làm trƣớc, khó làm sau” không nóng vội, không để mất cơ hội.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Xây dựng nông thôn mới không chỉ là xây dựng cơ sở hạ tầng mà còn phải tạo sự chuyển biến trong tƣ duy, nhận thức, tập quán sản xuất, nếp sống sinh hoạt của mỗi hộ gia đình theo hƣớng văn minh, giữ gìn đƣợc bản sắc làng xã. Hiện nay, mức thu nhập của ngƣời nông dân còn thấp, không thể tự mình hoàn thành công tác xây dựng mà cần phải có sự trợ giúp về tài chính của chính phủ, thậm chí ở những vùng có kinh tế kém phát triển phải hoàn toàn dựa vào chính phủ đầu tƣ.

Sau một thời gian nghiên cứu những lý luận cơ bản và thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hạ Hòa, tôi rút ra một số kết luận sau:

Về kinh tế: Tổng giá trị sản xuất của các ngành có chiều hƣớng tăng lên. Cơ cấu kinh tế đã từng bƣớc chuyển dịch theo hƣớng sản xuất hàng hóa, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm thay vào đó là tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp.

Về cơ sở hạ tầng: Đã đƣợc nâng cấp rõ rệt, tạo điều kiện cho sản xuất và sinh hoạt đƣợc bảo đảm hơn.

Về văn hóa - xã hội: Các phong tục truyền thống của địa phƣơng đƣợc tiếp tục phát triển. Đời sống tinh thần của ngƣời dân từng bƣớc đƣợc nâng cao.

Về tổ chức chính trị xã hội: Ngày càng phát huy vai trò lãnh đạo quần chúng. Mặc dù, quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Hạ Hòa đã thu đƣợc

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)