Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 43)

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

1.3.3. Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới

Từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc, trung Quốc và Đài Loan cho thấy: Dù đây là các quốc gia đi trƣớc trong vấn đề hiện đại hóa trong tiến trình hiện đại hóa, họ đều tƣơng đối chú trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn, đồng thời tích lũy đƣợc nhiều king nghiệm phong phú. Các cách làm này chủ yếu bao gồm: Kịp thời điều chỉnh mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn, quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp; Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hiện đại; Cố gắng nâng cao thu nhập cho nông dân; Nâng cao trình độ tổ chức cho ngƣời nông dân; Thúc đẩy đổi mới kỹ thuật, bồi dƣỡng nông dân theo mô hình mới.

Bất luận tiến trình độ thi hóa và công nghiệp hóa đƣợc thúc đẩy thế nào, các nƣớc có đa phần dân số làm nghề nông cũng buộc phải chấp nhận một thực tế: Vài chục năm, thậm chí hàng trăm năm nữa, số dân tiếp tục dựa vào nông nghiệp để mƣu sinh vẫn là số lớn. Bởi vậy, xây dựng nông thôn mới không phải là một quy hoạch kinh tế ngắn hạn, mà là một quốc sách lâu dài…

Đối với nƣớc ta, Đảng và Nhà nƣớc đã chủ trƣơng đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn nhằm mục tiêu phát triển nông thôn theo hƣớng hiện đại, đảm bảo phát triển cả về kinh tế và đời sống xã hội. Đi theo đƣờng lối của Đảng, từng địa phƣơng trong cả nƣớc tiến hành phát triển kinh tế mà trƣớc hết la phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, trong đó có chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn. Nhằm thực hiện mục tiêu đó, Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã đề ra nhiệm vụ thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng các làng, khu, xã có cuộc sông no đủ, văn minh, môi trƣờng lành mạnh.

Để xây dựng thành công mô hình nông thôn mới phải là một phong trào quần chúng rộng lớn, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, có sự tham gia chủ động, tích cực, tự giác của mỗi ngƣời dân, mỗi cộng đồng dân cƣ, của cả hệ thống chính trị ở cơ sở, phát huy cao nhất nội lực, có sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nƣớc và chính quyền các cấp. Vì vậy, để xây dựng mô hình thành công cần có sự cộng đồng trách nhiệm của chính quyền các cấp với đoàn thể địa phƣơng và sự hợp tác, ý thức, nỗ lực của chính những ngƣời dân vốn quen với cách sống sau lũy tre làng.

Chƣơng 2

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên - điều kiện kinh tế xã hội của huyện

- Tìm hiểu thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Hạ Hòa, Phú Thọ

+ Thành lập bộ máy chỉ đạo xây dựng nông thôn mới từ huyện đến cơ sở

+ Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020

+ Kết quả bƣớc đầu tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020

- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới ở

huyện Hạ Hòa

+ Thuận lợi

+ Những khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới ở địa phƣơng

- Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hạ Hòa 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

- Điều tra toàn bộ 33 xã của huyện Hạ Hòa về tình hình xây dựng nông thôn mới (33 mẫu)

- Chọn 3 xã, đại diện cho 3 vùng đặc trƣng của huyện Hạ Hòa (mỗi xã chọn 30 hộ) để điều tra thu thập thông tin.(90 mẫu)

2.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu

- Thu thập tài liệu thứ cấp: Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội huyện Hạ Hòa. Từ tài liệu công bố của UBND tỉnh Phú Thọ và UBND huyện Hạ Hòa. Đề án thí điểm xây dựng nông thôn mới tạ các xã trong huyện. Báo cáo các giai đoạn thực hiện và báo cáo tổng kết hằng năm của UBND các xã trong huyện. Số liệu thống kê của UBND huyện về số lƣợng các lớp tập huấn, số lƣợng cán bộ tham gia đi tham quan học hỏi tại các địa phƣơng khác,…, các tài liệu đã công bố về nông thôn mới.

- Thu thập số liệu sơ cấp: Đánh giá hiệu quả của ngƣời dân về chƣơng trình thí điểm nông thôn mới tại xã.

- Điều tra, khảo sát thực địa để nắm đƣợc địa hình, địa thế, hiện trạng cơ sở hạ tầng, dân cƣ nông thôn…

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Phƣơng pháp xử lý số liệu chủ yếu là các phƣơng pháp của thống kê.

- Công cụ xử lý và tính toán chủ yếu sử dụng phần mềm Exel để xử lý các số liệu đã thu thập đƣợc.

2.2.4. Phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả: Thu thập, xử lý số liệu và thông qua các số bình quân, số tuyệt đối, số tƣơng đối để đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu.

- Phƣơng pháp so sánh: Để đánh giá các động thái phát triển của hiện tƣợng, bản chất kinh tế, xã hội theo thời gian, không gian.

- Phƣơng pháp nghiên cứu nông thôn có sự tham gia (PRA): Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để gặp mặt và thảo luận tại xã với nhóm cán bộ xã, thảo luận nhóm tại các thôn với ngƣời dân.

- Phƣơng pháp chuyên gia: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để tham khảo ý kiến các chuyên gia về các đề xuất nhằm hoàn thiện mô hình nông thôn mới ở địa phƣơng trong thời gian tới.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HỆ THỐNG BẢNG BIỂU

3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hạ Hòa nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ, gồm 32 xã, 1 thị trấn nằm ở hai bên sông Thao, phía Đông Bắc giáp huyện Đoan Hùng trên một đoạn dài 32,15 km; phía Nam giáp huyện Cẩm Khê (19,369km), phía Đông Nam giáp huyện Thanh Ba (19,618 km); phía Tây Nam giáp huyện Yên Lập (16,475km); phía Tây Bắc giáp hai huyện Trấn Yên, Yên Bình(Yên Bái- 37,511 km). Huyện có diện tích 339,34 km2 ; thị trấn huyện lỵ Hạ Hòa cách thành phố Việt Trì 70km.

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình Hạ Hòa thuộc dạng lòng chảo, thoải dần theo hƣớng Đông Nam, đƣợc tạo nên bởi các triền núi cao nhƣ các núi Ông (218m), núi Văn (387m), núi Tiên Phong (125,5m), núi Kìm (513m), núi Trƣa (221,9m), nằm ở địa phận 10 xã, có sƣờn thoải dần về phía sông Thao và các núi Gò Ngang (272m - Yên Kỳ), núi Buộm (Hƣơng Xạ), núi Sơn Nhiễu (152m - Đại Phạm), núi Thanh Hƣơng(Phụ Khánh) sƣờn thoải dần về tả ngạn sông Thao. Chính dạng địa hình trên đã tạo ra các vùng sinh tháI khác nhau(vùng đất bãi trong đê sông Thao, vùng đồi đất thấp, vùng đồi cao và đất núi) có nhiều hứa hẹn và điều kiện để địa phƣơng phát triển toàn diện lâm, nông, ngƣ nghiệp.

3.1.1.3. Thổ nhưỡng

Tài nguyên đất: Theo số liệu năm 1997 trong tổng số 33.934,41 ha đất tự nhiên, Hạ Hòa có 9.756,98 ha đất nông nghiệp(29%), 3.072 ha đất chuyên dùng (xây dựng cơ bản, giao thông, thủy lợi, di tích, an ninh quốc phòng, nghĩa địa, sản xuất vật liệu xây dựng - 9%), 611 ha đất thổ cƣ (2%) và 6.680,76 ha đất chƣa sử dụng (đất hoang hóa, đất đồi - 19,68%). Mạng sông suối, ao hồ chiếm 2.973 ha, còn lại là đất lâm nghiệp (13.821 ha - 41%).

Về nông hóa thổ nhƣỡng, đất Hạ Hòa có các loại nhƣ sau:

1. Đất phù sa đƣợc bồi tụ hàng năm 900 ha (2,65%), phân bố ở ngoại đê sông Thao, dƣ lƣợng phù sa lớn, ít chua, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, độ phì cao (mùn, đạm,lân tỷ lệ khá) thích hợp cho việc trồng rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày).

2. Đất phù sa không bồi tụ hàng năm 3.000 ha (8,84%), trải dọc theo sông Thao, tạo thành những vùng lúa chủ yếu của huyện, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét, độ phì khá (hàm lƣợng mùn, đạm, lân, kali tƣơng đối).

3. Đất phù xa có sản phẩm feralit 300 ha (0,88%) thuộc vàn cao chua, nghèo dinh dƣỡng, thƣờng trồng màu, lúa có nhiều ở Phụ Khánh,Vĩnh Chân, Quân Khê, Bằng Giã.

4. Đất chiêm trũng úng nƣớc trong mùa mƣa 1.200 ha (3,53%) phân bổ ở các xã vùng đất giữa nhƣ Chiến Công, Y Sơn, Bằng Giã. Thành phần cơ giới thịt nặng, yếm khí, khó tiêu nƣớc, dễ gây úng, hầu nhƣ ngập nƣớc thƣờng xuyên, giàu mùn đạm, lân, và kali, trồng lúa năng suất thấp và bấp bênh.

5. Đất bạc màu 2000 ha (5,9%) tập trung ở các xã Vĩnh Chân, Phụ Khánh, Yên Luật và có mặt ở hầu hết các xã trong huyện. Đất chua, nghèo dinh dƣỡng, thƣờng trồng màu (đỗ, lạc…).

6. Đất dốc tụ 1.000ha (3%) phân bố khắp nơi, lớp mặt thƣờng là cát thô, sỏi cặn, chua, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, thƣờng trồng hoa màu (sắn, khoai, đậu, đỗ…).

7. Đất lầy thụt 400 ha (1,2%) tập trung ở thị trấn Hạ Hòa, Chính Công, Bằng Giã. 8. Đất feralit đỏ vàng trên nền phiến thạch sét 25.450 ha, bằng 2/3 diện tích đồi núi của huyện, phân bổ ở 22 xã giáp Yên Bái, Đoan Hùng và các xã giáp Yên Lập, thƣờng ở độ cao 70m, độ dốc lớn, tầng đất dầy, thành phần cơ giới thịt nặng, dinh dƣỡng khá, dùng trồng rừng và cây công nghiệp.

9. Đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá macma 8.483 ha, phân bố chủ yếu ở các xã giáp Yên lập, dùng trồng rừng và cây lâu năm.

10. Đất phù xa xen lẫn đồi núi 200 ha (0,59%) ít chua, hơi dốc tụ, thích hợp trồng hai vụ lúa.

Ngoài ra, ở Hạ Hòa còn có các loại đất phát triển trên nền đá vôi (Quân Khê), cao lanh (Phƣơng Viên, Yên Luật).

Thiên nhiên quả đã phần nào ƣu đãi cho Hạ Hòa những tài nguyên về đất đai, rừng núi, khí hậu, khoáng sản và nƣớc phong phú, đa dạng. Mỗi ngƣời chúng ta cần bảo vệ, giữ gìn vốn quý ấy cho muôn đời con cháu mai sau.

3.1.1.4. Khí hậu

Khí hậu của Hạ Hòa nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mang nhiều nét đặc trƣng của khí hậu miền núi phía Tây Bắc. Nhiệt độ trong năm trung bình từ 220 - 240C; cao nhất vào tháng 5 - 6 là 33,60C, có lúc lên tới 410C, thấp nhất vào tháng 1 là 13,40C, có lúc xuống tới 40 C. Lƣợng mƣa trung bình trong toàn huyện đo đƣợc là 2.000mm. Mùa mƣa từ tháng 5 - 10, chiếm 80 - 85% lƣợng mƣa cả năm(cao điểm vào các tháng 6, 7, 8). Mùa khô từ tháng 11 - 12 chiếm 15 - 20% lƣợng mƣa cả năm. Ta có thể theo dõi tại ấm Thƣợng, lƣợng mƣa hàng tháng đƣợc ghi chép từ 1965 - 1997(tính theo mm):

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

35,5 37,6 57,6 122 226 303 296 391 273 184 66,6 5,6

Gió mùa đông bắc ở Hạ Hòa kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3. ở một số vùng thuộc hữu ngạn sông Thao thời kỳ này xuất hiện sƣơng muối. Gió đông nam bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 trong năm, tạo nên sự mát mẻ và mƣa nhiều ở địa phƣơng. Gió tây nam xen kẽ gió đông nam, mỗi đợt kéo dài vài ba ngày, khiến cho khí hậu khô nóng, độ ẩm thấp. Những năm gần đây thƣờng xuất hiện bão lốc cục bộ, kèm theo mua đá vào các tháng 4, 5, 6 hàng năm, có lẽ do Hạ Hòa nằm giữa lòng chảo khu vực hai hồ lớn thủy điện Hòa Bình và thủy điện Thác Bà.

Hạ Hòa có độ ẩm trung bình 80 - 85% năm, trong đó độ ẩm cao nhất đo đƣợc là 96%, thấp nhất là 60%.

3.1.1.5. Tài nguyên rừng

Toàn huyện có 13.822 ha rừng trong tổng số 16.000 ha đất có khả năng lâm nghiệp (chiếm 40,73% đất tự nhiên), chia ra 2.367 ha rừng tự nhiên (1.664,3 ha rừng sản xuất, 702,7 ha rừng phòng hộ) và 11.455 ha rừng trồng (11.326 ha rừng sản xuất, 129 ha rừng phòng hộ.

Hạ Hòa xƣa kia là vùng còn giàu rừng, nhƣng đến nay còn lại rất ít, những giải rừng gỗ lim xanh, trám trắng, chò nâu, dẻ đá, dẻ gai hoặc kém hơn là mỡ, hu,

ba soi, chẹo…ở những nơi xa đƣờng giao thông, đi lại khó khăn hoặc rừng tre nứa xen cây hoặc rừng tre nứa thuần nhất. Các cây gỗ quý còn lại cũng chỉ là sồi, dẻ, re, vàng tâm, trai, nghiến. Một diện tích rừng khá lớn trong huyện đã bị khai thác đến tàng kiệt, chỉ còn chè vè, cỏ tranh, nứa tép và giang.

Trong điều kiện lớp phủ rừng nguyên sinh bị phá hủy và lớp phủ rừng thứ sinh không có tán lá đủ rộng để ngăn những trận mƣa xối xả vào đá phiến, sƣờn dốc làm cho lớp đất vụn bề mặt bị hòa nƣớc rồi nhanh chóng cuốn xuống sông suối gần đó, đôi khi tạo ra những cơn lũ đột ngột khó lƣờng đƣợc hậu quả. Vì vậy, cần có biện pháp để bảo vệ lớp phủ bảo vệ thực vật rừng để điều tiết chế độ nƣớc sông, nhằm ngăn chặn xói mòn và các thiên tai bất ngờ khác.

3.1.1.6. Tài nguyên khoáng sản

Hạ Hòa có các loại đất đá đƣợc hình thành qua các thời kỳ:

- Đất đá tiền Cambri: Chủ yếu là đá biến chất phức hệ sông Hồng và các đá biến chất tuổi Thái cổ và Nguyên sinh đại, tồn tại cách ngày nay trên 1.200 triệu năm, trong đó có giải nằm kẹp giữa hai sông Thao, Lô kéo dài từ Lào Cai, Yên Bái về Hạ Hòa và chạy tới Bạch Hạc - Việt Trì.

- Đất đá Cổ sinh đại: Thành tạo trên dƣới 300 triệu năm chở lại đây, có rải rác trong huyện.

- Đất đá Trung sinh đại: Thành tạo cách đây 200 triệu năm, có nhiều ở Hạ Hòa. - Đất đá Tân sinh đại: Bao gồm đất đá của hai kỷ đệ tam và đệ tứ, có từ khoảng 50 triệu năm chở lại đây, bắt gặp ở các vùng đồi thấp và đồng bằng, dọc đôi bờ lƣu vực sông Thao và sông Lô.

Cấu tạo địa chất này đã tạo ra cho Hạ Hòa những núi Phƣợng Dục”hình thế vòng quanh nhƣ chim phƣợng tung cánh, trên núi có hàng mấy trăm cây thông, trông thấy xanh um, chân núi có am Từ Quang” (Đại Nam nhất thống chí), “ruộng đất rộng rãi, nhân dân giàu có đông đúc; những huyện xã ở gần núi và ven sông đều có thứ tre nứa củi gỗ và bồ quỳ (tục gọi là lá cọ)” (Lê Quý Đôn - Kiến Văn tiểu lục). Tài nguyên khoáng sản của Hạ Hòa nghèo chủ yếu đƣợc khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng. Vùng ven sông Thao có trữ lƣợng dồi dào về đất sét dùng làm gạch ngói. Cao lanh có trữ lƣợng hàng triệu mét khối phân bổ ở Yên Luật ,

Phƣơng Viên, Vô Tranh. Đá xây dựng cũng có vài ba triệu m3 ,tập trung ở Quân Khê, Yên Luật. Ngoài ra còn có cát đen ở sông Thao và cát sỏi ở Ngòi Lao.

3.1.1.7. Thủy văn

Chế độ thủy văn của Hạ Hòa khá phong phú. Lƣu vực sông Thao bao trùm toàn bộ địa phƣơng gồm dòng chính sông Thao và các phụ lƣu, kéo dài từ tây bắc xuống đông nam với chiều dài 33,5km (trong tổng số 902 km có 332 km thuộc nƣớc ta tính đến Việt Trì và 250 km theo hƣớng này), tỏa rộng sang 9 xã hữu ngạn và 12 xã tả ngạn có chiều rộng hàng chục cây số. Đây cũng là khu vực chuyển tiếp từ đông bắc sang tây bắc Bắc Bộ. Địa hình lƣu vực sông Thao cao về phía tây bắc thấp dần về phía đông nam, tạo điều kiện cho mƣa địa hình hình thành. Mƣa tăng theo độ cao thể hiện khá rõ rệt. Vùng có địa hình cao thì mƣa nhiều. Ngƣợc lại các thung lãng thấp kín gió thì lƣợng mƣa giảm. Trên một bình diện khác ta thấy, vùng mƣa lớn Hoàng Liên Sơn sông suối phát triển có mật độ từ 1 - 1,75 km/km2

, nhƣng do Hạ Hòa nằm ở vùng thung lũng nên lƣợng mƣa chỉ đạt 2.000mm/năm, lƣợng bốc hơi nhiều, độ dốc nhỏ, mạng lƣới sông ngòi kém phát triển hơn, nên mật độ phổ biến chỉ đạt 0,6 - 1 km/km2 .Sông Thao là tên giành riêng gọi cho sông Hồng đoạn từ biên giới đến Việt Trì, phát nguyên từ dãy Ngụy Sơn tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) cao trên 2.000m. Từ phía dƣới Yên Bái, lòng sông mở rộng đến 300 -

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)