Thuận lợi

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 86)

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.3.1. Thuận lợi

3.3.1.1. Được Đảng và Nhà nước cấp trên quan tâm chỉ đạo và có nhiều cơ chế chính sách

Đảng, Nhà nƣớc ta thể hiện rõ quyết tâm xây dựng nông thôn mới thành công trên phạm vi cả nƣớc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ƣơng khóa X về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã nêu rõ: “Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải đƣợc giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc…. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”.

Cụ thể hóa đƣờng lối của Đảng, Chính phủ đã triển khai thực hiện nhiều chƣơng trình mục tiêu Quốc gia để hỗ trợ nông dân và làm thay đổi bộ mặt của nông thôn nhƣ Chƣơng trình đầu tƣ cho các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a, Chƣơng trình kiên cố hóa trƣờng học, Chƣơng trình giao thông nông thôn, Chƣơng trình nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn… Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ cũng đã phân khai rõ vốn do ngân sách Trung ƣơng hỗ trợ cho các địa phƣơng xây dựng nông thôn mới chiếm tới 40%.

3.3.1.2. Nhờ có thành tựu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời gian vừa qua

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp do Đảng ta khởi xƣớng và lãnh đạo đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn và những thành tựu này tác động mạnh mẽ đến nông thôn và nông dân.

Trƣớc tiên là những đầu tƣ của Nhà nƣớc đã làm thay đổi bộ mặt của nông thôn. Sau 3 năm thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM, với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và nhân dân, huyện Hạ Hòa đã huy động gần 1.000 tỷ đồng, trong đó vốn của chƣơng trình xây dựng NTM trên 120 tỷ đồng để đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân.

Đến nay diện mạo nông thôn trên địa bàn huyện có nhiều khởi sắc, đời sống của nhân dân không ngừng đƣợc nâng lên. Chƣơng trình xây dựng NTM những năm qua đã góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị trên địa bàn đƣợc giữ vững. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực; việc áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất đƣợc đẩy mạnh đã góp phần nâng cao năng suất, sản lƣợng và giá trị thu nhập của ngƣời dân, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm từ 21,4% xuống còn 13,3%; 100% số xã đạt phổ cập giáo dục theo các tiêu chí; tỷ lệ hộ dùng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 88%, 100% khu dân cƣ có nhà văn hóa; 100% số xã có trạm y tế đạt chuẩn…

Cũng nhờ có thành tựu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc mà thu nhập của ngƣời dân tăng lên nhanh chóng. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 19,6 triệu đồng/ngƣời/năm.Cơ sở hạ tầng đƣợc quan tâm đầu tƣ, phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế của địa phƣơng.

3.3.1.3. Là địa phương có truyền thống cách mạng

Anh dũng đấu tranh chống giặc ngoại xâm cũng là một truyền thống quý báu của nhân dân Hạ Hòa trong suốt tiến trình lịch sử của mình. Do vị trí địa lý, huyện thƣờng ít nằm trong hƣớng xâm lƣợc chính của kẻ thù nhƣng mỗi khi có điều kiện, mọi ngƣời đã không ngần ngại vùng lên cầm gƣơng, ôm súng chiến đấu với bè lũ cƣớp nƣớc.

Đúng vào thời điểm mùa Xuân năm 40 sau Công nguyên, nữ tƣớng Trƣng Trắc, con gái lạc tƣớng Mê Linh, mang mối thù do chồng là Thi Sách - con trai lạc tƣớng Chu Diên bị Tô Định giết hại, đã cùng em gái là Trƣng Nhị phất cờ khởi nghĩa, lập tức nhận đƣợc sự hƣởng ứng nhiệt liệt của các lạc tƣớng và lạc dân. Trong đội ngũ đông đảo tƣớng lĩnh ấy, Hạ Hòa vô cùng tự hào vì đã đóng góp vào sự nghiệp chung những gƣơng mặt ngời sáng: Lê Ả Lan, Lê Anh Tuấn (Văn Lang), Hải Long (Mai Tùng ).

Trong cuộc xâm lƣợc Bắc kỳ lần thứ hai, thực dân Pháp tìm cách đánh chiếm bằng đƣợc vùng Sơn - Hƣng - Tuyên rộng lớn. Ngày 16 - 12 1983, chúng tấn công vào tỉnh thành Sơn Tây, quân đội do Nguyễn Văn Giáp chỉ huy cầm cự suốt ba ngày đêm rồi rút về lập căn cứ ở Lâm Thao. Ngày 12 - 4 - 1984, quân Pháp lại đánh chiếm tỉnh thành Hƣng Hóa. Sau khi lui quân, Nguyễn Quang Bích rút lên Tiên Động. Khu vực núi rừng hiểm chở giáp với 3 huyện Cẩm Khê, Hạ Hòa, Yên Lập -

lại có đồng ruộng và ao đầm lớn rộng rồi theo Ngòi Rành ra sông Hồng sang Thanh Ba, xuôi về Cẩm Khê, ngƣợc lên Hạ Hòa để có thể dễ dàng rút vào Yên Lập hoặc đi Nghĩa Lộ. Dần dần khu vực này trở thành trung tâm kháng chiến của vùng thƣợng du Bắc Kỳ.

Trong tiến trình xây dựng lực lƣợng cách mạng, Hạ Hòa nổi tiếng với căn cứ Vần - Hiền Lƣơng. Cuộc kháng chiến thần thánh 9 năm chống Pháp xâm lƣợc của dân tộc đã tạo nên những âm hƣởng không bao giờ mờ phai trong tâm khảm những ngƣời con rời xa thành phố về đây tiến hành một cuộc kháng chiến trƣờng kỳ.

Đất nƣớc và con ngƣời Hạ Hòa vì thế mà đã hòa quyện với núi sông và dân tộc Việt Nam.

3.3.1.4. Học tập được kinh nghiệm của nhiều nơi, cả trong nước và của nước ngoài

Xây dựng nông thôn mới là công việc bao gồm nhiều nội dung, nhiều lĩnh vực, đòi hỏi phải huy động sức mạnh tổng hợp và căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phƣơng để có bƣớc đi, kế hoạch phù hợp. Mỗi nơi có một cách làm hay, việc học tập kinh nghiệm của các nơi, kể cả của nƣớc ngoài sẽ giúp cho địa phƣơng tránh đƣợc những thất bại, từ đó đẩy nhanh tiến độ công việc xây dựng nông thôn mới của mình.

3.3.2. Khó khăn

3.3.2.1. Địa bàn rộng, địa hình miền núi phức tạp

Xây dựng nông thôn mới đòi hỏi phải có sự chỉ đạo từ trên xuống. Mặt khác, nhiều nội dung phải do các phòng, ban cấp huyện phê duyệt nhƣ Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế xã hội môi trƣờng theo chuẩn mới; Quy hoạch phát triển các khu dân cƣ mới và chính trang các khu dân cƣ hiện có… Hạ Hòa là một huyện tƣơng đối lớn, toàn huyện có 32 xã, 1 thị trấn vì vậy, công tác chỉ đạo cũng sẽ gặp khó khăn nhất định.

Huyện Hạ Hòa có địa bàn rộng. Diện tích của toàn huyện hơn 34.026 ha. Từ trung tâm huyện tới những xã xa nhất bằng đƣờng bộ cũng gần 30 km. Lại là một huyện miền núi nên địa hình phức tạp, nhiều sông suối chia cắt. Đặc điểm này không những gây ra khó khăn trong việc xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi mà còn hạn chế đến việc quy hoạch sản xuất, bố trí các khu dân cƣ….

3.3.2.2. Nguồn lực của địa phương có hạn

Xây dựng nông thôn mới cần nhiều kinh phí trong khi nguồn lực của địa phƣơng có hạn.

Là huyện thuần nông nên thu ngân sách chƣa đáng kể. Tình hình thu chi ngân sách năm 2013 nhƣ sau:

Về xây dựng cơ sở hạ tầng, huyện đã huy động các nguồn lực, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp, các ngành, các tổ chức để triển khai xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng nông thôn, các công trình đƣờng giao thông nông thôn, thủy lợi, điện, trạm y tế, trƣờng học với tổng số hơn 100 công trình với tổng mức dự toán duyệt gần 600.000 triệu đồng. Để triển khai thực hiện mục tiêu đạt chuẩn các tiêu chí xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội, huyện Hạ Hòa đã tích cực tranh thủ, lồng ghép các chƣơng trình, nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh, ngân sách Trung ƣơng, tăng cƣờng khai thác các nguồn thu trên địa bàn, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, tích cực huy động nguồn đóng góp của nhân dân và doanh nghiệp. Thời gian qua huyện đã huy động đƣợc 203.464 triệu đồng, trong đó Ngân sách Trung ƣơng, tỉnh, huyện 187.726 triệu đồng; nhân dân đóng góp 15.738 triệu đồng.

Từ những kết quả đạt đƣợc sau 2 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, đồng thời cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Hạ Hòa cũng nhận định rõ những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới từ nay đến năm 2015.

3.3.2.3. Năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế

Bảng 3.17. Phân loại đội ngũ cán bộ cấp huyện và xã năm 2013

Diễn giải Cán bộ cấp xã Cán bộ cấp huyện Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) 1. Tổng số 773 100 183 100 2.Trình độ chuyên môn 2.1 Trên đại học 0 0 23 12,57 2.2 Đại học 153 19,79 103 56,28 2.3 Cao đẳng 65 8,4 35 19,12 2.4 Trung cấp 269 34,79 14 7,65 2.5 Sơ cấp 286 37,02 8 4,38

Diễn giải Cán bộ cấp xã Cán bộ cấp huyện Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) 3. Trình độ chính trị 3.1 Cao cấp 4 0,52 46 25,14 3.2 Trung cấp 439 56,79 33 18,03 3.3 Sơ cấp 158 20,57 74 42,62 4. Trình độ quản lý NN 4.1 Trung cấp 35 4,53 6 3,27 4.2 Bồi dưỡng 1 tháng 125 16,17 11 6,01 4.3 Bồi dưỡng 3 tháng 36 4,66 18 9,84

5. Phân loại chuyên viên

Chuyên viên cao cấp 5 2,73

Chuyên viên chính 18 9,84

Chuyên viên 136 74,32

Cán sự, nhân viên 24 13,11

(Nguồn: Phòng Nội vụ cung cấp năm 2013)

Đội ngũ cán bộ của huyện Hạ Hòa đang còn nhiều bất cập, nhất là cấp xã. Hiện nay, đội ngũ cán bộ xã phổ biến là trung cấp (chiếm 34,79%) và sơ cấp chuyên môn (37, 02%). Đến năm 2013, cấp xã chƣa có cán bộ có trình độ chuyên môn trên đại học, trình độ đại học chỉ mới đạt 19,79%. Về trình độ chính trị, mới chỉ có khoảng 77,36% có trình độ trung và sơ cấp và còn 22,64% chƣa qua một chƣơng trình học chính trị nào. Về quản lý nhà nƣớc, đội ngũ cán bộ xã cũng chỉ có mới 20,83% đã qua các lớp 1 hoặc 3 tháng.

Đội ngũ cán bộ cấp huyện cũng đang còn nhiều bất cập. Đến nay số cán bộ có chuyên môn trên đại học mới chiếm 12,57%, về trình độ chính trị, cao cấp chiếm 25,14%; trung cấp chiếm 18,03% và trình độ sơ cấp đang chiếm 42,62%. Kiến thức quản lý nhà nƣớc của đội ngũ cán bộ cấp huyện cũng đang là vấn đề, chỉ mới 6,01% học qua chƣơng trình 01 tháng và 9,84% qua chƣơng trình 3 tháng. Số cán bộ là chuyên viên cao cấp và chuyên viên chính chƣa đáng kể.

Điều đặc biệt quan tâm là hiện nay ở huyện Hạ Hòa, có nhiều cán bộ trƣởng phó phòng cấp huyện chƣa có bằng cao cấp lý luận trở lên, chƣa có bằng chuyên

môn đại học. Cấp xã còn nhiều cán bộ chủ chốt chƣa có bằng trung cấp chuyên môn, chƣa có bằng trung cấp lý luận chính trị trở lên.

Xây dựng nông thôn mới là một công trình đồ sộ, đòi hỏi cán bộ phải biết đoàn kết, tập hợp nhân dân, phát huy sức mạnh của dân và nắm vững nhiều chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là lĩnh vực quản lý nhà nƣớc và vận hành các dự án… Thực trạng đội ngũ còn nhiều bất cập thực sự là khó khăn lớn cho công cuộc xây dựng nông thôn mới.

3.3.2.4. Ruộng đất manh mún, khó khăn cho việc phát triển nông nghiệp hàng hóa

Sau nhiều năm giao đất theo Nghị định 64/CP của Chính phủ, Huyện Hạ Hòa đã tiến hành chuyển đổi ruộng đất. Đợt chuyển đổi này, ruộng đất đã giảm bớt đƣợc sự manh mún, phân tán, nhƣng hiện nay, toàn huyện vẫn còn nhiều ruộng thửa. Kiểu chia đất có xấu có tốt, có gần có xa khiến cho các cánh đồng bằng phẳng, rộng rãi lại bị đắp thành nhiều ô nhỏ, có thửa chỉ vài chục mét vuông.

Do ruộng đất manh mún nên sản xuất nông nghiệp của Hạ Hòa còn mang tính nhỏ lẻ, việc đƣa cơ giới hóa vào còn khó khăn, giá thành nông sản cao. Đây là một khó khăn rất lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho họ gia đình nông dân và giảm lao động trong ngành nông nghiệp.

3.3.2.5. Các doanh nghiệp ở địa phương nhỏ và ít

Bảng 3.18. Tổng hợp tình hình hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hạ Hòa (Đến tháng 12 - 2013)

Diễn giải Sốlƣợng doanh nghiệp Số lao động doanh nghiệp sử dụng (lao động) Vốn của doanh nghiệp (tr. đồng) Doanh thu (tr. đồng)

Loại hình doanh nghiệp là

công ty 95 1.977 1.279.365 700.625

* Bình quân 01 công ty 20 13.476 7.375

Loại hình hợp tác xã 49 676 42.012,6 23.789,5

* Bình quân 01 hợp tác xã 13.79 854,4 485,5

Tổng số 144 2.653 1.321.377,6 724.414,5

Đến hết năm 2013, toàn huyện Hạ Hòa có 144 doanh nghiệp, trong đó loại hình là công ty là 95, loại hình HTX là 49. Về vốn, bình quân mỗi công ty ở huyện Hạ Hòa 13,476 tỷ đồng, bình quân mỗi hợp tác xã mới có 854,4 triệu đồng. Do vốn kinh doanh còn ít, cho nên doanh thu bình quân mỗi doanh nghiệp trong năm 2013 chỉ mới đạt 7,375 tỷ đồng, còn hợp tác xã còn khó khăn hơn, bình quân, mỗi hợp tác xã chỉ đạt 485,5 triệu đồng.

Doanh nghiệp trên địa bàn ít và nhỏ sẽ hạn chế đến đầu tƣ, hỗ trợ cho nông dân phát triển sản xuất, đồng thời, tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất hàng hóa không nhiều.

3.4. Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hạ Hòa

Xây dựng nông thôn mới là việc đổi mới tƣ duy, nâng cao năng lực của ngƣời dân, tạo động lực giúp họ chủ động phát triển kinh tế, xã hội, góp phần thực hiện chính sách vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thay đổi cơ sở vật chất và diện mạo đời sống, văn hóa, qua đó thu hẹp khoảng cách sống giữa nông thôn và thành thị. Đây là quá trình lâu dài và kiên tục, là một trong những nội dung trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong đƣờng lối, chủ trƣơng phát triển đất nƣớc và của địa phƣơng trong giai đoạn trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài.

Để xây dựng nông thôn mới mang lại hiệu quả cao, cần tạo ra một phong trào với sự vào cuộc của ngƣời dân địa phƣơng và các cấp chính quyền liên quan. Muốn vậy, mô hình phát triển nông thôn mới phải sát với điều kiện thực tế. Bên cạnh đó, cần tăng đầu tƣ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, bồi dƣỡng kiến thức quản lý cho cán bộ HTX, tổ hợp tác, chủ trang trại, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân.

Xây dựng mô hình nông thôn mới cần phải căn cứ vào từng điều kiện cụ thể của vùng về tiềm năng, lợi thế, năng lực cán bộ và khả năng đóng góp của ngƣời dân. Từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm xây dựng mô hình nông thôn mới phù hợp sau:

* Về môi trường nông thôn: Xây dựng nông thôn gắn với quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường

Tại huyện Hạ Hòa, một trong những địa phƣơng tiêu biểu trong xây dựng NTM của tỉnh đến nay mới xây dựng thêm 9 điểm thu gom và xử lý rác thải, 5 công trình cấp nƣớc sạch. Số xã có đội vệ sinh, duy trì thƣờng xuyên hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải đã từng bƣớc tăng lên nhƣng tại nhiều xã, thị trấn rác thải mới chỉ đƣợc tập kết tại bãi rác của địa phƣơng mà chƣa đƣợc xử lý đảm bảo vệ sinh môi trƣờng. Hệ thống thoát nƣớc thải tại khu vực nông thôn chƣa đƣợc chú trọng đầu tƣ. Hầu hết nƣớc thải sinh hoạt, chăn nuôi, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)