Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 37)

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1.2.Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, có dân số trên 1,3 tỷ ngƣời, trong đó nông dân sống ở nông thôn gần 900 triệu ngƣời. Dân số của Trung Quốc chiếm 21% dân số thế giới, trong khi đó, diện tích đất canh tác chỉ chiếm có 9% của thế giới. Lại xuất phát điểm là một nƣớc nghèo nhƣng nhờ có công cuộc cải cách mở cửa, Trung Quốc đã trỗi dậy nhƣ một hiện tƣợng thần kỳ của khu vực Châu Á và trên thế giới.

Với một diện tích đất canh tác ít ỏi nhƣ vậy, để nuôi sống 21% dân số của thế giới là một bài toán hóc búa. Lời giải cho bài toán đó chính là chính sách Tam nông của Trung Quốc mà nhiều ngƣời gọi là “Quốc sách”.

Nguyên tắc của Trung Quốc là quy hoạch đi trƣớc, định ra các biện pháp thích hợp cho từng nơi, đột phá trọng điểm, làm mẫu đƣờng. Chính phủ hỗ trợ, nông dân xây dựng. Với mục tiêu “ly nông bất ly hƣơng”, Trung Quốc đã thực hiện đồng thời 3 chƣơng trình phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn:

- Chƣơng trình đốm lửa: Điểm khác biệt của chƣơng trình này là trang bị cho hàng triệu nông dân các tƣ tƣởng tiến bộ khoa học, bồi dƣỡng nhân tài đốm lửa, nâng cao tố chất nông dân. Sau 15 năm thực hiện, chƣơng trình đã bồi dƣỡng đƣợc 60 triệu thanh niên nông thôn thành một đội ngũ cán bộ khoa học cốt cán, tao ra một động lực tiềm năng thúc đẩy nông thôn phát triển, theo kịp với thành thị.

- Chƣơng trình đƣợc mùa: Chƣơng trình này giúp đại bộ phận nông dân áp dụng khoa học tiên tiến, phƣơng thức quản lý hiện đại để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong 15 năm sản lƣợng lƣơng thực của Trung Quốc đã tăng lên 3 lần so với những năm đầu 70. Mục tiêu phát triển nông nghiệp là sản xuất các nông sản chuyên dụng, phát triển chất lƣợng và tăng cƣờng ché biến nông sản phẩm.

- Chƣơng trình giúp đỡ vùng nghèo: Mục tiêu là nâng cao mức sống của vung nghèo, vùng miền núi, dân tộc ít ngƣời, mở rộng ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến, phổ cập tri thức khoa học công nghệ và bồi dƣỡng cán bộ khoa học cốt cán cho nông thôn xa xôi, tăng sản lƣợng lƣơng thực và thu nhập của nông dân. Sau khi thực hiện chƣơng trình, ở những vùng này, số dân nghèo đã giảm từ 1,6 triệu ngƣời xuống còn 5 vạn ngƣời, diện nghèo khó giảm từ 47% xuống còn 1,5%.

Tại hội nghị toàn thể Trung Ƣơng lần thứ 5 khóa XVI của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, năm 2005, lần đầu tiên Trung Quốc đƣa ra quy hoạch “Xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa”. Đây là kế hoạch xây dựng mới đƣợc Trung Quốc đƣa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hôi năm năm lần thứ XI (2006-2010). Mục tiêu của quy hoạch là: “Sản xuất phát triển, cuộc sống dƣ dật, làng quê văn minh, thôn xã sạch sẽ, quản lý dân chủ”. Xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc tạo nên một hình ảnh mới đầy ấn tƣợng về một “nông thôn Trung Quốc” đầy vẻ đẹp tráng lệ.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 37)